Hôm nay,  

Chảy Máu Bao Tử

16/04/201100:00:00(Xem: 10752)

Chảy Máu Bao Tử

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô

Bệnh nhân là một đàn ông 75 tuổi, có tiểu sử phong thấp thoái hoá khớp xương đã từng uống Ecotrin và Naprosyn. Bệnh nhân nói bị đi cầu phân đen hơn 10 lần hôm qua, trước khi nhập viện. Bệnh nhân được đưa tơí phòng cấp cứu và nơi đây cho biết bệnh nhân có vẻ xanh xao như mất máu.

Trước đây, bệnh nhân chưa bao giờ có tiểu sử chảy máu đường tiêu hoá. Bệnh nhân chưa bao giớ bị ói ra máu hay bị đau bụng. Chưa bao giờ có tiểu sử bị công phạt vì bất cứ thuốc gì đã từng uống trước đây. Bệnh nhân có tiểu sử cao huyết áp, cao mỡ, loãng xương, và sưng nhiếp hộ tuyến. Chưa bao giờ giải phẫu trước đây. Ngoài thuốc Naprosyn và Ecotrin, bệnh nhân còn uống những thuốc trị cao huyết áp, trị sưng nhiếp hộ tuyến, và loãng xương. Không hút thuốc lá, không uống rượu. Không có tiểu sử gia đình đáng lưu ý. Tiểu sử bệnh lý không có triệu chứng nhức đầu hay mắt nhìn một thành hai. Không có tiểu sử bệnh tim phổi như khó thở hay đau ngực. Không có tiểu sử tai biến mạch máu não.

Khám bệnh thấy bệnh nhân không ở trong tình trạng cấp cứu. Nhịp tim: 102/phút. Nhiệt độ 97F. Huyết áp 127/89. Nhịp hô hấp 20/phút. Không thấy đau đớn chỗ nào. Khám mắt thấy vàng tròng mắt. Mồm và cổ họng không thấy gì. Phổi nghe và khám không thấy gì. Tim đập đều và đúng nhịp. Khám bụng mềm, không thấy đau, không báng nước, cơ quan trong bụng như gan hay lá lách không lớn. Khám hậu môn thấy có máu đen. Khám chân tay không bị chứng hình thùy, không bị chứng xanh tím, không phù thũng. Không bị thần kinh tê liệt. Kết quả thử nghiệm thấy BUN 62, creatinine 0.9, glucose 120, bạch huyết cầu (white count) 13,000, hemoglobin 9, hematocrit 27.6, AST 15, ALT 14, alkaline phosphatase 49, PT 13.4, và PTT 27.6.

Assessment: Chảy máu phần trên của bộ phận tiêu hoá (Upper gastrointestinal bleed), có lẽ do lở loét bao tử sau khi uống thuốc loại Nonsteroid. Bệnh nhân được chuyền Protonix qua gân máu. Bác sĩ chuyên khoa nội soi bao tử, nội soi tá tràng thấy bệnh nhân bị viêm tá tràng và chảy máu nhiều từ đường dẫn trong tá tràng. Bác sĩ chuyên khoa chích 4cc epinephrine vào đáy vết lở, rồi đốt bằng BICAP probe. Máu ngưng chảy sau khi điều trị. Bệnh nhân được chuyền 2 đơn vị máu (2 units of pack cell transfusion).

Ba (3) ngày sau, bác sĩ chuyên khoa nội soi bao tử lại và thấy không còn chảy máu từ tá tràng. Chỗ duonenal bulb có vết lở nhỏ, đáy mầu trắng, không chảy máu. Soi khám phần thứ 2 của tá tràng thấy bình thường. Bệnh nhân đươc xuất viện. Khuyên bệnh nhân nên tránh không tiếp tục dùng những thuốc như Ecotrin, hay thuốc Nonsteroid nào khác. Bệnh nhân uống Omeprazole 40mg ngày một viên, Carafate 1 gam, ngày 2 lần. Tạm ngưng thuốc trị cao huyết áp nhưng nếu khi về nhà đo áp xuất máu thấy cao thì uống thuốc hạ huyết áp trở lại.

Mỗi năm ở Hoa Kỳ có khoảng 250 ngàn người bị chảy máu phần trên bộ phận tiêu hoá (upper gastrointestinal bleeding). Khoảng 4-10% bị tử vong. Khoảng phân nửa bệnh nhân là những người già trên 60 tuổi. Tuổi càng cao thì tỉ số tử vong càng cao. Phần lớn tử vong là do chảy mất máu chứ không phải do biến chứng. Phần lớn do ói ra máu hay chảy máu phân đen. Chảy máu ruột bao tử là một loại bệnh cần điều trị khẩn cấp và bắt buộc phải nội soi.

Những nguyên nhân gây chảy máu bao tử:. Lở loét bao tử. Tổng số gây tử vong 4%. Ở Hoa Kỳ, tỉ số tử vong thấp hơn vì một phần ngày nay có thể nạn nhiễm H. Pylori giảm thấp, bệnh nhân được dùng thuốc ANSAIDs an toàn hơn, và bác sĩ cho bệnh nhân dùng thuốc PPIs thường xuyên hơn để phòng ngừa nguy cơ chảy máu bao tử cao. Tăng cao huyết áp cửa (portal hypertension) gây chảy máy phần trên ruột bao tử, 10-20%. Tĩnh mạch ống thực quản giãn gây chảy máu nhiều hơn. Chảy máu do tĩnh mạch giãn ở bao tử hay tá tràng, hay do tăng huyết áp cửa ở bệnh bao tử. Khoảng 25% bệnh nhân bị xơ gan gây giãn tĩnh mạch ống thực quản. Tử vong do điều trị y tế khá hơn ở Mỹ, giảm tử vong từ 40% xuống 15% trong vòng 20 năm qua. Tuy nhiên, chảy máu phần trên ống thực quản tái phát hay do những biến chứng bệnh gan gây tử vong từ 60-80% trong vòng 1 tới 4 năm sau. Bệnh rách vùng giữa bao tử và ống thực quản (Mallory-Weiss tears) gây chảy máu phần trên bộ phận tiêu hoá (5-10%). Những bệnh do dị tật mạch máu bộ phận tiêu hoá cũng có thể gây chảy máy ruột và bao tử kinh niên hay cấp tính. Bệnh bướu bao tử gây chảy máu phần trên ống thực quản (1%). Viêm bao tử ăn mòn (erosive gastritis) đôi cũng khi gây chảy máu trầm trọng (chiếm gần 5%) do thuốc ANSAIDs, rượu, hay những bệnh nội thương hoặc giải phẫu (liên hệ màng nhày). Chảy máu phần trên ống thực quản có thể do lở loét viêm ống thực quản do đồ ăn dội ngược bao tử thực quản kinh niên (chronic gastroesophageal reflux). (Current Medical Diagnosis & Treatment, 2010). Bệnh nhân cần được các bác sĩ chuyên khoa bao tử và đường ruột chữa trị.

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.