Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Trứng Gà, Trứng Vịt: Lợi - Hại

24/02/200600:00:00(Xem: 6357)
- Ngày xưa còn bé, đi học mà được thầy cô phết cho hai quả trứng vì không thuộc bài thì về nhà chắc chắn lại được thưởng thức thêm vài con lươn đỏ mông đít.

Nhưng được ăn hai quả trứng gà la coóc hoặc hai cái hột vịt lộn với rau răm muối tiêu thì ta đã có một số chất dinh dưỡng cho ngày hôm đó. Vì trứng là món ăn khá ngon và bổ.

Trứng mà mọi gia đình thường ăn là trứng gà, trứng vịt. Đôi khi cũng dùng trứng ngỗng, trứng ngan hoặc trứng chim cút, chim bồ câu.

Trứng là một thực phẩm có nhiều công dụng khác nhau.

Riêng rẽ, trứng có thể được chế biến nhiều cách để cho những món ăn rất hấp dẫn.

Khi nấu chung với một số thực phẩm khác thì trứng làm tăng phẩm chất cũng như hình dáng của món ăn này. Trứng cũng có thể kết hợp các gia vị với nhau, làm món ăn mềm xốp hoặc nở to hơn.

Cấu tạo Trứng

Trứng có một lớp vỏ bằng chất vôi với nhiều lỗ nhỏ li ti. Vỏ được bao phủ bởi một lớp chất nhầy để che chở và giữ trứng tươi. Khi rửa lớp chờn này đi, các lỗ nhỏ sẽ mở đường cho vi khuẩn xâm nhập, trứng mau khô và mau hư.

Mặt trong vỏ trứng còn hai lớp màng mỏng nữa để bảo vệ phẩm chất của trứng.

Lòng trắng trứng có ba lớp: hai lớp mỏng phủ lên một lớp dầy.

Lòng đỏ nẳm ở trong cùng và được hai sợi dây chằng ở hai đầu cột vào lòng trắng.

Lòng đỏ và lòng trắng khác nhau ở số lượng nước và chất béo. Lòng trắng có nhiều nước hơn lòng đỏ ( 87% so với 50%), và không có chất béo.

Trứng như thực phẩm

Về phương diện dinh dưỡng, trứng là một tuyệt phẩm của thiên nhiên. Chứa đựng trong cái vỏ mỏng manh, lòng đỏ và lòng trắng của trứng là:

-Cả một nguồn chất dinh dưỡng phong phú cần thiết cho mọi người;

-Thực phẩm rất phổ thông, giá phải chăng mà nhiều người cho là còn bổ hơn cả sữa bò, sữa dê;

-Món điểm tâm hoặc trong các bữa ăn chính với cả trăm cách nấu nướng khác nhau;

- Dễ dàng hòa lẫn với nhiều thực phẩm khác để tạo ra các món ăn đa dạng, hấp dẫn, nhiều dinh dưỡng.

Chất đạm của trứng có đủ các loại amino acid cần thiết cho cơ thể mà theo một số nghiên cứu, còn tốt hơn đạm của thịt, rau hoặc sữa. Chất đạm này hoàn hảo đến mức mà nhiều khoa học gia dùng làm tiêu chuẩn để đo lường giá trị dinh dưỡng chất đạm trong các thực phẩm khác.

Trứng không có carbohydrates.

-Lòng đỏ có một lượng chất béo đáng kể mà cholesterol là thành phần chính. Mục đích của trứng là tạo ra một sinh vật mới, đó là con gà con. Cholesterol rất cần thiết cho sự tạo sinh này.

Cholesterol giữ một vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Nó cần thiết cho sự dẫn truyền các tín hiệu thần kinh, chế tạo các loại kích thích tố.

Thường thường thực phẩm chỉ cung cấp khoảng 30% cholesterol, phần còn lại là do cơ thể sản xuất. Ngoài nguồn cung cấp từ chất béo, mức độ cholesterol trong máu còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố khác như sự vận động cơ thể, căng thẳng, gene di truyền, thực phẩm ít chất xơ, thiếu các loại sinh tố.

Nhưng khi cholesterol trong máu lên quá cao thì lại có hại vì khoa học hiện đại đã xác nhận đó là một trong nhiều nguy cơ đưa tới các bệnh về tim.

Lòng đỏ có nhiều chất sắt và sinh tố A. Lượng sinh tố A này nhiều ít tùy theo thực phẩm nuôi gà mái.

Trứng là nguồn cung cấp sinh tố D nhiều thứ nhì sau dầu gan cá. Số lượng sinh tố D thay đổi tùy theo mùa. Khi gà mái tiếp cận với nhiều ánh nắng mặt trời thì đẻ ra trứng có nhiều sinh tố D hơn là khi chúng ở trong nhà.

Lòng trắng trứng không có chất béo và cholesterol nhưng có nhiều loại chất đạm như ovalbumin, ovomucin, livetin. Trên thị trường có bán Egg Beaters chỉ có lòng trắng.

Khi ăn sống, lòng trắng sẽ dẫn vào cơ thể một chất đạm độc gọi là Avidin. Chất này gây ra bệnh khiếm khuyết sinh tố gọi là bệnh “lòng trắng trứng”. Avidin thường bám vào sinh tố B Biotin, tạo thành một hợp chất không hòa tan khiến cho cơ thể không hấp thụ được sinh tố này.

Trung bình mỗi quả trứng có 6 gr đạm; 5gr chất béo; 600 units sinh tố A; 250 mg cholesterol; 3 mg sắt; các loại sinh tố B (nhất là B 12), sinh tố E và một ít đồng, kẽm; 80 kilocalories mà hầu hết từ chất béo của lòng đỏ. Trứng không có sinh tố C.

Trứng cũng có nhiều chất choline, cần thiết cho tế bào thần kinh và cấu trúc của các loại tế bào.

Trứng trong y học

Ngoài công dụng dinh dưỡng, trứng còn được nghiên cứu về ích lợi, rủi ro y học:

a-Bác sĩ Robert Yolken, Giám Đốc khoa Nhi Đồng của Trung tâm Y Khoa John Hopkins, nhận thấy trứng gà thường hay nhiễm siêu trùng rotavirus, một trong nhiều nguyên nhân gây bệnh tiêu chẩy trẻ em. Do đó lòng đỏ trứng có nhiều kháng thể với siêu trùng này. Bác sĩ Yolken và cộng tác viên đã chế biến globulin miễn dịch để trị tiêu chẩy trẻ em bằng cách cấy rotavirus vào gà. Khi gà đẻ ra trứng thì lấy lòng đỏ mà chế chất miễn dịch này.

b-Lòng trắng trứng đánh nhuyễn, thoa trên mặt làm da mềm, nhẵn vì khi khô, chất đạm lấy hết các tế bào chết trên da. Khi pha với thuốc gội đầu, chất đạm trong trứng làm tóc óng mượt.

c- Tuy nhiên, đã có một thời kỳ trứng được coi là không tốt vì có nhiều cholesterol, một nguy cơ gây bệnh cho động mạch vành.

Một nghiên cứu lâu đời (năm 1913) do khoa học gia người Nga Nicolai Anichkov thực hiện vào những con thỏ, được nuôi với 60 quả trứng một ngày. Kết quả là trong động mạch của thỏ có nhiều cholesterol bám vào.

Rồi tới năm 1984, tuần báo TIME công bố kết quả một nghiên cứu cho thấy cholesterol cao đưa tới bệnh tim. Khi uống thuốc hạ cholesterol thì bệnh tim giảm đi. Bài báo khuyên dân chúng không nên ăn bơ và trứng vì hai thứ này gây ra bệnh tim mạch. Thực ra nghiên cứu này không đả động gì tới ảnh hưởng của thực phẩm với cholesterol nên lời khuyên không ăn trứng là thiếu căn bản khoa học. Ấy vậy mà bài báo đã có tác dụng vào tâm lý quần chúng khiến nhiều người đã giới hạn việc ăn trứng, nhất là lòng đỏ.

Kết quả nghiên cứu công bố năm 1999 của khoa học gia Frank.B. Hu, cho là không có bằng chứng nào về sự liên hệ giữa việc ăn một quả trứng mỗi ngày với nguy cơ gây bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim. Tác giả kết luận việc loại bỏ trứng trong khẩu phần dinh dưỡng là điều không cần thiết.

Theo American Heart Association, ta có thể ăn bốn lòng đỏ trong một tuần.

d-Nhưng trứng là một trong 12 loại thực phẩm dễ gây ra dị ứng cho cơ thể: làm sưng môi và mắt, làm nổi ngứa mề đay, làm bao tử khó chịu. Do đó, những ai bị dị ứng với trứng đều không được dùng thuốc chủng ngừa siêu trùng sống bệnh sởi, bệnh quai bị, hoặc thuốc ngừa bệnh cúm vì các thuốc này được nuôi dưỡng bằng dung dịch trứng.

e-Trứng dễ bị nhiễm trùng Salmonella Enteritis, gây ra bệnh tiêu chẩy trầm trọng có thể chết người, nhất là quý vị cao tuổi và trẻ em, đàn bà có thai, người suy yếu hệ thống miễn dịch như ung thư hoặc đang đau yếu.

Năm 1994, tại 48 tiểu bang Hoa Kỳ, hơn 200.000 người trúng độc khi ăn kem được chuyên trở trong một xe vận tải trước đó mới chở trứng. Điều đó chứng tỏ rằng chỉ cần một chút trứng nhiễm trùng cũng đủ gây bệnh.

Theo Bộ Canh Nông Hoa Kỳ, hàng năm có trên 600 người chết và gần 700.000 người bị bệnh vì ăn trứng nhiễm Salmonella. Dó đó, nên tránh ăn trứng sống hay trứng gà la coóc.

Vài điều về trứng

1-Phân loại

Trứng được phân chia theo cỡ lớn nhỏ và loại hạng (size và grade).

a- Cỡ lớn nhỏ khác nhau tùy theo sức nặng của một tá trứng.

Một tá Jumbo nặng 30 ounces, trong khi đó một tá Pee-Wee nhỏ nhất nặng có 15 ounces. Giữa hai cỡ này là trứng thật bự, bự, trung bình và nhỏ.

Trứng càng to thì càng đắt nhưng lại nhiều chất liệu hơn, tuy nhiên phẩm chất đều giống nhau. Trứng lớn (large) là loại thường dùng trong gia chánh. 12 trứng nặng khoảng 24 ounces.

b-Hạng.

Bên Mỹ, trứng được Bộ Canh Nông Hoa Kỳ chia ra hạng AA, A và B vì mục đích khác nhau khi nấu nướng chứ không như một số ý kiến cho là loại AA tốt hơn loại B.

Đập vỏ, thả vào chảo hay trên mặt bằng, trứng AA nằm thu gọn trong phạm vi nhỏ của chảo, lòng trắng dầy; lòng đỏ săn chắc, không xẹp, nằm ngay giữa và giữ nguyên hình dạng này sau khi rán hoặc chần. Khi cắt đôi quả trứng luộc chín, lòng đỏ nằm gọn ở giữa lòng trắng.

Trứng loại A thì lòng trắng trải mỏng hơn, lòng đỏ dắn chắc.

Trứng loại B khi đập trong chảo thì trải rộng ra, lòng trắng lỏng, lòng đỏ xẹp mỏng. Cắt đôi quả trứng chín, lòng đỏ nằm lệch sang một bên.

Thành ra khi muốn trứng có hình thù đẹp sau khi tráng thì dùng trứng loại AA, còn khi làm món ăn với trứng đánh tan thì trứng nào cũng được.

Trứng cũ, lòng trắng cũng loãng hơn, nên khi đập ra chảo, trứng lan rộng ra và nom như lớn hơn.

2-Mầu sắc

Nhiều người còn thích trứng có vỏ mầu nâu hoặc mầu trắng nhưng theo các nhà chuyên môn thì giá trị dinh dưỡng của hai loại trứng đều như nhau.

Một số thương nhân quảng cáo trứng mầu nâu là trứng địa phương nên còn tươi. Điểm này cũng không đúng. Mầu của vỏ trứng không liên quan gì tới phẩm chất cũng như sự mới hay cũ của trứng mà tùy thuộc loại gà: gà mái lông và tai trắng đẻ trứng mầu trắng, gà lông và tai màu đỏ đẻ trứng mầu nâu.

Trứng mầu trắng vẫn thông dụng hơn và lại rẻ hơn. Còn trứng do gà nuôi bằng thực phẩm không pha hóa chất ( organic eggs) lại đắt hơn trứng thường nhưng giá trị dinh dưỡng cũng như nhau.

Đôi khi ta thấy một vết máu nhỏ trên lòng đỏ mà nhiều người cho là trứng đã ấp hoặc hư. Thực ra đó chỉ là một mạch máu nhỏ bị vỡ trong khi trứng thành hình, nên trứng đó không hư và ăn vẫn được. Lòng đỏ trứng có thể đậm hay nhạt tùy theo chất mầu thiên nhiên trong thực phẩm nuôi gà vịt.

Sau khi luộc, chung quanh lòng đỏ có một vòng mầu đen do luộc quá lâu hoặc do chất sắt trong lòng đỏ tác dụng với hơi hydrogen sulfite trong lòng trắng trứng gây ra, chứ trứng vẫn tốt chỉ nom mất đẹp một chút. Muốn tránh, có thể luộc trứng đúng thời hạn rồi ngâm ngay vào nước lạnh.

Mua và cất giữ trứng

Từ nông trại sản xuất tới siêu thị, trứng trải qua nhiều cuộc thanh tra của cơ quan canh nông, để bảo đảm sự an toàn cho người tiêu thụ. Từ cách thu lượm trứng, lau rửa, giữ ở nhiệt độ thích hợp, phân loại tới đóng hộp, đóng dấu nhãn hiệu đều được quan sát kỹ lưỡng.

Trứng được đặt vào những dụng cụ điện tử đặc biệt để soi nhìn xem lòng đỏ và lòng trắng có toàn vẹn không. Đôi khi nhân viên kiểm tra còn đập bất cứ một quả trứng nào đó để kiểm soát.

Nhiều người sành ăn thấy trứng có mùi khác nhau, đó là tùy theo thực phẩm nuôi gà và môi trường.

Chỉ mua trứng còn nguyên vẹn, vỏ không nứt và sạch.

Nên để ý tới ngày trứng hết hạn được bán, và chỉ mua trứng được bầy trong ngăn tủ lạnh vì trứng để ngoài không khí, nhiệt độ trong phòng rất mau hư, dễ nhiễm độc.

Mang trứng về nhà, nên cất vào tủ lạnh ngay: đầu nhọn xuống dưới, đít to quay lên trên.

Đầu to vỏ cứng hơn, khó vỡ, đồng thời cũng để cho lòng đỏ nằm gọn trong sự che chở của chất kháng sinh ở lòng trắng. Tốt hơn hết là giữ trứng trong hộp nguyên thủy từ tiệm hoặc trong hộp có nắp đậy. Giữ như vậy, trứng vẫn còn tốt, an toàn tới ba tuần lễ.

Nếu cất giữ ỏ nghiệt độ 29 -31 độ F, nơi khô ráo, trứng có thể còn tốt tới sáu tháng. Tránh để trứng gần thực phẩm có mùi như hành, tỏi vì trứng dễ hút mùi của thực phẩm khác.

Không cần rửa trứng trước khi sếp vào tủ lạnh. Trên vỏ trứng, có một lớp màng mỏng tự nhiên hay do nông trại nhúng trứng vào một loại dầu không mùi, vô hại. Lớp này có mục đích che chở cho trứng khỏi bị vi khuẩn xâm nhập cũng như tránh thất thoát độ ẩm và khí carbon dioxide trong trứng.

Vỏ trứng rất xốp để trứng có thể thở. Nhưng đây cũng là nhược điểm vì trứng cũ sẽ mất bớt carbon dioxide khiến hương vị trứng giảm, khoảng không khí ở đầu quả trứng tăng, lòng trắng đổi sang vị kiềm.

Trứng còn tươi khi đập khỏi vỏ thì lòng đỏ tròn đầy với lòng trắng đặc quánh bao chung quanh. Trứng hư, lòng đỏ xẹp, lòng trắng vữa loãng. Trứng mới thì lòng trắng đục mờ như sữa, đôi khi còn dính vào vỏ khi ta đập trứng ra; trứng cũ thì lòng trắng nom trong hơn.

Trứng đã nứt vỏ rất mau hư nên cần nấu ngay. Ra khỏi vỏ, trứng có thể giữ trong hộp đậy kín, cất trong tủ lạnh vài ngày. Lòng trắng trứng có thể giữ được một tuần trong tủ lạnh hoặc dăm tháng trong tủ đông lạnh, nhưng lòng đỏ thì chỉ giữ trong tủ lạnh độ vài ngày là hư. Muốn giữ lòng đỏ lâu, ta nên thả lòng đỏ trong một bình nước lạnh đậy kín.

Nhiều người tò mò thấy hai đầu lòng đỏ có hai sợi lòng trắng đặc hơn, đó là để giữ cho lòng đỏ nằm ở trung tâm trứng.

Ngoài trứng nguyên trái, còn trứng bột, trứng nước, trứng sấy khô hoặc trứng đông lạnh mà giá trị dinh dưỡng cũng giống như trứng tươi. Trứng chế biến thường phải mua trực tiếp từ nhà sản xuất và hiện nay được dùng rất nhiều trong kỹ nghệ làm bánh ngọt, mì, kem...

Thử trứng

Có cách để thử trứng cũ mới: trứng mới khi thả vào nước lã hoặc nước pha muối thì chìm xuống đáy. Để lâu, không khí vào nhiều, túi hơi trong trứng lớn, trứng sẽ nổi trên mặt nước.

Khi mới đẻ ra, trứng còn ấm, lòng trắng lòng đỏ tràn ngập trứng. Khi nguội lạnh, ruột trứng teo, tạo ra túi không khí. Trứng mới túi nhỏ, trứng càng cũ túi càng lớn.

Luộc trứng

Vì vỏ xốp, vi khuẩn Salmonella dễ xâm nhập trứng nên cần luộc lâu khoảng mươi phút ở nhiệt độ 145 độ F để tiêu diệt vi khuẩn này. Không nên đun lâu quá vì trứng sẽ cứng, mất ngon.

Sau khi luộc, ngâm trứng trong nước lạnh chứ đừng để trứng nằm trong nồi chờ nguội . Lý do là vì trong khi luộc, vỏ trứng thay đổi cấu tạo, vi khuẩn dễ đi qua. Ngâm trong nước lạnh cũng làm bóc vỏ dễ dàng hơn. Dễ hơn nữa là sau khi ngâm nước đá lạnh, bỏ trứng vào nước nóng mươi giây đồng hồ rồi bóc.

Đôi khi ta thấy một vệt mầu xám nằm giữa lòng trắng và lòng đỏ quả trứng luộc. Đó chỉ là chất sắt do tác dụng của sắt trong lòng đỏ và sulfur trong lòng trắng, ăn không nguy hại gì.

Trứng tráng

Trứng rán. Trứng rán để ăn sáng có thể làm theo hai cách.

Cách thứ nhất là trứng được rán chậm rãi với lượng mỡ phủ kín mặt trứng.

Cách thứ hai là chỉ dùng một lớp mỏng chất béo để trứng không dính vào chảo, còn mặt trên của trứng thì phủ với một chút nước để bao che trứng.

Trứng ngon khi lòng trắng trở nên hơi dầy, có mầu trắng còn lòng đỏ thì không vỡ bao phủ với một lớp lòng trắng. Khi rán, nên giữ nhiệt độ thấp.

Làm trứng ốp la hay tráng trứng khuấy đều, nấu lâu chừng 3 phút, cho trứng săn chắc, không còn chẩy nước.

Thay đổi khi nấu nướng.

Nấu nướng đưa tới một số thay đổi như:

Thường thường sau khi nấu, chất dinh dưỡng của trứng giảm chút ít.

Khi nấu, trứng cho mầu sắc, hương vị đặc biệt.

Trứng cũng có công dụng tập hợp các gia vị khác với nhau.

Chất đạm ở lòng đỏ và lòng trắng đông lại khi đun nóng; lòng đỏ lại giữ không khí nên khi làm bánh ngọt thì bánh nở to.

Cấu trúc của trứng thay đổi sau khi nấu. Nhỏ lửa, lòng trắng săn lại và mềm, lòng đỏ mịn; nấu quá lâu ở nhiệt độ cao thì lòng trắng săn, cứng còn lòng đỏ lại khô như bột.

Kết luận

Trứng là món ăn rất ngon và bổ. Trứng có thể ăn riêng hay kèm với các thực phẩm khác.

Bún thang mà thiếu những sợi trứng tráng vàng vàng thì không còn là bún thang. Thịt mỡ kho tầu mà kèm thêm mấy quả trứng thì hũ dưa cải ngồng mới muối hết rất mau. Tuần hai lần trứng jambon điểm tâm với bánh mì Thăng Long thì có vô số calories mà làm việc tới trưa.

Nhưng vài lần mỗi tuần thôi nhé. Kẻo cholesterol lên cao thì lại rầu rầu bệnh tim.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Texas-Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
Ngày nay, có nhiều người lớn hơn bao giờ hết đang phải đối mặt với chứng rối loạn khả năng tập trung- thiếu khả năng chú ý, hay ADHD. Người ta nghi ngờ nguyên nhân chính của vấn đề này là do công nghệ hiện đại đang gây áp lực lên não bộ của họ. Trong khi có gần 10% trẻ em được chẩn đoán mắc chứng ADHD, một phân tích tổng hợp gần đây từ nhiều nghiên cứu cho thấy gần 6.8% người lớn mắc chứng ADHD – tăng từ 4.4% vào năm 2003.
Bộ não của chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm và phản ứng với những điều mang lại sự hài lòng, gọi là phần thưởng. Khi chúng ta đói, bộ não hiểu rằng thức ăn là một phần thưởng, còn khi ta khát, nước sẽ là phần thưởng. Nhưng lạm dụng các chất gây nghiện như rượu và các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến các con đường tìm kiếm phần thưởng tự nhiên trong bộ não, tạo ra những ham muốn khó kiểm soát và làm giảm khả năng kiểm soát hành vi của chúng ta.
Aissam Dam, cậu bé 11 tuổi, lớn lên trong một thế giới im lặng tuyệt đối. Em sinh ra đời đã bị điếc và chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ tiếng động nào. Khi sống trong một cộng đồng nghèo ở Maroc, em đã học cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu do chính mình phát minh ra và không được đi học. Năm ngoái, sau khi chuyển đến Tây Ban Nha, gia đình đưa em đến gặp một chuyên gia về thính giác, người đã đưa ra một gợi ý đáng ngạc nhiên: Aissam có thể đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng sử dụng liệu pháp gen. Vào ngày 4 tháng 10, Aissam được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, trở thành người đầu tiên được điều trị bằng liệu pháp gen ở Hoa Kỳ cho bệnh điếc bẩm sinh. Mục đích là cung cấp cho em thính giác, nhưng các nhà nghiên cứu không biết liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không, và nếu có thì em sẽ nghe được bao nhiêu.
Sau mùa lễ cuối năm là lúc các bậc phụ huynh lo lắng về con đường đại học của con cháu mình. Những con số điểm, những chữ viết tắt như GPA, SAT và ACT sẽ làm phụ huynh nhức đầu và chúng ta sẽ bàn lại về vai trò các điểm này và nhất là tương quan giữa SAT và IQ trong khung cảnh của các thay đổi gần đây ở Mỹ. Năm ngoái, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ quyết định cấm dùng màu da, nguồn gốc sắc tộc để quyết định tuyển chọn một ứng viên, từ chối không cho Đại học Harvard thực hành “tác dụng khẳng định” (affirmative action) để tăng sỉ số da màu không được đại diện đúng mức so với tỷ lệ trong dân số nói chung. Một trong những biện pháp được dùng để giảm bớt sỉ số dân Á Châu là gạt bỏ kết quả kỳ thi SAT hoặc giảm bớt tầm quan trọng của SAT, vì người gốc Á Châu có điểm SAT cao hơn nhiều so với các sắc dân khác.
Hội chứng người cứng đơ (Stiff Person Syndrome – SPS) là một căn bịnh có thể gây co thắt dữ dội và làm suy nhược các cơ, nhưng hầu hết mọi người đều không biết gì về nó mãi cho đến cuối năm ngoái, khi nữ danh ca Celine Dion công bố tình trạng bịnh của mình. Chứng rối loạn thần kinh và tự miễn dịch hiếm gặp này được cho là chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 2 người trong một triệu người – và hai phần ba trong số những người bị là phụ nữ.
Tạp chí Consumer Reports vừa công bố phát hiện rằng nhựa vẫn hiện diện “rộng rãi” trong thực phẩm bất chấp các nguy hại về sức khỏe, và kêu gọi các cơ quan chức trách đánh giá lại mức độ an toàn của nhựa khi tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình sản xuất. Tổ chức vô vụ lợi này cho biết rằng 84 trong số 85 mẫu thực phẩm ở siêu thị và thức ăn nhanh mà họ vừa kiểm tra gần đây có chứa “chất hóa dẻo” (plasticizers) được gọi là phthalates, một loại hóa chất được sử dụng để làm cho nhựa bền hơn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.