Hôm nay,  

Câu Chuyện Y Học: Một Trường Hợp Dị Ứng Thuốc

14/07/200700:00:00(Xem: 5546)
Giải Đáp Y Học: Dị Ứng Thuốc Acetaminophen

Hỏi: Trường hợp một bệnh nhân bị dị ứng tất cả mọi thứ thuốc. Trường hợp bệnh nhân bị ngứa khi uống nhiều thứ thuốc kể cả Acetaminophen (Paracetamol).
Đáp: Bs Nguyễn Tài Mai viết: Tôi xin thử trả lời (trying to answer) như sau. Nói "thử", bởi vì trong medicine, rất "nguy hiểm" (risky) khi "dám" trả lời một câu hỏi mà không có bệnh sử (tức là thiếu hẳn phần history - history chiếm đến 70-80 % suy nghĩ đưa đến một định bệnh đúng (History of an illness: Chief complaint, History of present illness, Past medical and surgical history, social and family history, history of previous medications taken, history of allergies). Lại thiếu luôn cả phần chính mình khám bệnh nhân (physical examination)... thì cố trả lời một câu hỏi rất là "nguy hiểm" (risky) (reaching a wrong conclusion, a wrong diagnosis). Nhưng "nghe" câu chuyện, tôi rất nghi ngờ là bnhân này dị ứng với TẤT CẢ các thứ thuốc ... Các y sĩ trong trường hợp này đã có xác quyết được là bnhân dị ứng thật hay không... Chính mắt mình có xác nhận được là có các signs cuả dị ứng không (objectively)" hay chỉ vì bnhân khai như thế (subjectively)" Nói trắng ra: Bnhân có nói thật không" Có cái gì bnhân không muốn khai ra không " hay "dị ứng" chỉ là một cớ cho một vấn đề gì tiềm ẩn """

Muốn xác nhận là bnhân có dị ứng thật hay không (objectively), thì không có gì khó: gửi sang Immunology/Allergy (ở HKỳ ngành này là một fellowship (subspecialty) cuả Internal Medicine, kéo dài 2-3 năm fellowship sau 3 năm residency về Internal medicine). Họ sẽ làm skin (patch) test, và sẽ gửi cho mình một kết quả là bnhân dị ứng với chất gì.

Patch test khá chi tiết: họ sẽ đi từ rất tổng quát (general) (cây cỏ , bông phấn etc) cho đến rất đặc thù (thuốc). Về phiá làm blood tests thì bắt buộc phải đếm eosinophils vì allergic reaction thì phải có eosinophilia . Và đòi phòng thí nghiệm làm Serum protein electrophoresis, và immunofixation. Trong immunofixation đó: đi tìm xem IgE có tăng không. Vì igE phải tăng trong các allergic reaction. (Tại HKỳ, vì ít khi đo IgE, cho nên hematologists phải ghi rõ: IgE quantitation" thì họ mới làm (vì bình thường lab chỉ đo có các Immunoglobulins thường làm: IgG, IgA, IgM mà thôi).
Chính hematologist cũng phải xuống lab nhìn phết máu, coi eosinophils có tăng hay không. Hình thái (morphology) cuả lymphocytes và neutrophils như thế nào...Có gì nghi ngờ là một lympho-myeloproliferative disorder không" (nếu ngờ thì phải lấy tủy và làm flow cytometry) (flow cytometry - ở Hkỳ giá khoảng $500- hơn $1000 một test).

Lắm khi các y sĩ khác cũng gửi bnhân sang hematology-oncology (sau khi họ đi tìm mãi không ra bệnh gì) và câu hỏi chính :"Xin vui lòng cho biết bnhân này có ung thư tiềm ẩn không"" Đây là một câu hỏi và trả lời rất dài dòng, không có cách gì viết hết trong một bài). Vì ta cũng biết rất rõ: có ung thư tiềm ẩn lúc đầu chỉ xuất hiện là một bệnh ngoài da. Tóm lại câu hỏi rất khó trả lời vì qúa thiếu dữ kiện (cung cấp cho nguời trả lời), vì thế không có cách gì đóan mò được... Vậy xin đề nghị:

1. y sĩ điều trị nên hỏi một bệnh sử rất cẩn thận rất chi tiết (kể cả interview gia đình, sau khi được phép của bnhân) và differential diagnoses phải gồm tất cả các bệnh nội thương cũng như các khiá cạnh tâm lý (psycho-social background). Bệnh sử này dĩ nhiên phải nếu rõ (document and specify) dị ứng với thuốc gì, sau khi dùng bao lâu, lọai dị ứng xảy ra như thế nào ..etc..


2. Chụp ảnh (với thước để cạnh) (photograph with a ruler) cho thấy dị ứng như thế nào để sau này theo dõi cũng như để các y sĩ khác thấy .

3. Thử máu như nói trên.

4. Sau đó gửi sang Allergy/Immunologist hỏi ý; kiến cuả họ.

5. Sau cùng nếu không tìm ra bệnh gì: đề nghị với bệnh nhân: gửi sang oncology (xem có ung thư tiềm ẩn) và psychiatrỵ.

6. Theo dõi dài hạn (time will tell). Bs Nguyễn Tài Mai.

Bs Nguyễn Tài Mai viết tiếp: Xin cũng tiếp theo để tránh hiểu lầm: có khi bệnh nhân bị "rash" (mẩn ngứa) mới nhìn qua tưởng là allergic reaction, nhưng nhìn kỹ và biopsy thì có khi đó là skin lymphoma (T hay B-cell). Vì vậy ý kiến cuả một dermatologist giỏi cũng rất cần thiết, và có lúc đòi phải có biopsy (note 1)
Việc gửi sang psychiatry là một việc vạn bất đắc dĩ (cùng đuờng, bí lối), vì trong medicine, rất ngại bảo ("label") người ta bị bệnh psychiatric, trong khi đó chính mình đã không tìm ra (missed) một chứng bệnh thật sự (Sau này tìm ra bệnh thì "ăn làm sao, nói làm sao bây giờ"...

Tuy nhiên trong clinical practice, ta đã gặp những bệnh nhân khi họ lo lắng là nổi mẩn ngứa...Vì thế diagnosis này không thể bỏ qua được ...Bs Nguyễn Tài Mai
Đáp: Bs Trần Mạnh Ngô viết: Tôi đã đọc về một trường hợp bệnh nhân bị dị ứng cho tất cả mọi thứ thuốc. Đây là một trường hợp hiếm thấy. Vì trong đời tôi, tôi chưa bao giờ gặp một trường hợp nào bệnh nhân bị dị ứng cho tất cả mọi thứ thuốc. I) Theo tôi, trước hết bệnh nhân nên ghi lại tất cả những thuốc trước đây đã từng bị dị ứng kể cả Paracetamol (Acetaminophen). II) Bệnh nhân nên ghi tất cả mọi triệu chứng dị ứng của mỗi trường hợp đã uống mỗi thứ thuốc, từ những triệu chứng nhẹ tới triệu chứng nặng. Thí dụ: 1) những triệu chứng dị ứng nhẹ như: da nổi ngứa, chảy nước mắt và ngứa mắt, da bị sưng, đọng máu (congestion). Triệu chứng nhẹ chỉ thấy ở từng vùng. 2) đến những triệu chứng dị ứng trung bình như: nổi ngứa khắp nơi trong cơ thể hay khó thở. Nếu đường hô hấp bị sưng thì cũng có thể bị nghẹt thở mà chết. 3) Triệu chứng dị ứng nặng như phản vệ (anaphylaxis). Triệu chứng phản vệ thì hiếm, nhưng có thể tử vong. Khi bị dị ứng kiểu này thì trong khoảng khắc toàn thân người bị dị ứng. Lúc đầu thấy ngứa mắt ngứa mặt và chỉ một vài phút sau thấy sưng toàn cơ thể, thở không được, nuốt không được. Bệnh nhân có thể quặn đau bụng, ói mửa, tiêu chảy, chóng mặt hay tâm thần thờ thẫn. Bệnh nhân phải chữa cấp cứu ngay, vì như đã nói ở trên, có thể tử vong. III) Bệnh nhân cần phải cầm theo danh sách tất cả mọi thứ thuốc đã bị từng bị dị ứng và phác họa lại tất cả mọi triệu chứng của mỗi thứ thuốc cho bác sĩ chuyên môn về dị ứng (Allergy) coi. IV) Tưởng cũng cần lưu ý là khi bị dị ứng do nhiều thứ thuốc gây ra như thế thì cũng nên coi chừng vì có thể bị dị ứng nhiều đồ ăn khác nhau, hay những vật liệu khác nhau, phấn hoa, hoặc dị ứng khi đụng phải những súc vật khác nhau như lông mèo hay chó, v…v…

Sau hết, xin lưu ý: dị ứng nhẹ thì dễ chữa, nhưng dị ứng nặng có thể tử vong. Vậy thì, trong hiện trạng, nên nghe lời bác sĩ không uống bất cứ thuốc nào. Nhưng cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa về dị ứng càng sớm càng tốt để bác sĩ chẩn bệnh, chỉ dẫn cách phòng ngừa, và điều trị. Nổi mề đay do nhiều nguyên nhân, xin đọc thêm bài dưới đây. Bs Trần Mạnh Ngô, E-mail: nmtran@hotmail.com; Xin mời quý vị viếng thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, một trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.