Hôm nay,  

Y Học: Nguồn Gốc Đời Sống, Trẻ Em Và Toán Học

07/07/200700:00:00(Xem: 5217)
Phản Ứng Tương Tác Hóa Học Cấu Tạo Căn Bản Đời Sống Trong Vũ Trụ
Hai khoa học gia tại Đại Học Y Khoa San Francisco, California, Ts Ken Dill và Justin Bradford vừa xuất bản kết quả nghiên cứu trong On Line (http://www.pnas.org/cgi/content/abstract/0703522104v1) và vấn đề này cũng được đề cập trong UCSF News June 8, 2007. Ý kiến căn bản của 2 tác giả kể trên dựa theo những nguyên tắc phản ứng tương tác trong vũ trụ, như một hiện tượng của diễn biến hóa học, bao gồm 3 nguyên tắc căn bản "tìm kiếm, chọn lựa và trí nhớ" (search, selection, memory). Chính những phản ứng tương tác hóa học này đã dẫn tới việc thành lập những phân thể cực nhỏ, giống như phân hóa tố (men, enzymes). Những chất này có thể hợp tác hay đối nghịch vơí nhau, dẫn tới tình trạng thể chất ổn định.

Các tác giả đề cập diễn biến kể trên trong định luật tiến hóa Darwin, như chọn lựa những biểu hiện vi sinh vật, chọn lựa những biểu hiện cộng hưởng và di truyền trong môi trường sống. Những biểu hiện nào hoà hợp được sẽ tồn tại, nhưng những biểu hiện nào không thể hòa hợp được sẽ tự tiêu hủy.

Mô hình đặt tiêu chuẩn những phân hóa tố tác dụng như những chất xúc tác. Xúc tác là những hóa chất căn bản và phức tạp cấu tạo bởi hỗn hợp nhiều kim loại khác nhau. Theo các tác giả thì xúc tác cũng là những chất được thành lập đầu tiên trong đời sống. Thí dụ 2 chất a và b có thể phản ứng tương tác, hỗn hợp thành tổng hợp phức tạp ab.

Vậy theo các khoa học gia thì nguồn gốc đời sống bắt đầu thành lập từ hóa chất, diễn biến trở thành sinh học.

References: 1) http://www.pnas.org/cgi/content/abstract/0703522104v1, 2) UCSF News, June 8, 2007

Trẻ và Toán Học

Trẻ có khả năng ước lượng đươc căn bản toán học như biết cộng trừ, dù chưa đến tuổi đi học, chưa biết con số là gì. Chuyên gia Camilla Gilmore cùng các cộng sự viên thuộc Khu Tâm Lý Học, Đại Học Nottingham và Harvard, nghiên cứu liên hệ hình ảnh và những bài toán cộng trừ cho các trẻ em 5 tuổi. Đó là những trẻ em chưa đến trường học cách làm toán. Trẻ em được hỏi hình ảnh đại diện biểu tượng những con số từ 5 tới 98. Thí dụ khi hỏi trẻ em câu hỏi như sau: A có 64 chiếc kẹo. A cho đi 13 chiếc kẹo. B có 34 chiếc kẹo. Vậy A hay B, ai nhiều kẹo hơn ai" Kết quả cho thấy: mặc dù trẻ em chưa biết con số là gì, đã hiểu biết khái niệm cộng trừ và hầu hết trả lời đúng câu hỏi. Theo các nhà nghiên cứu thì trẻ em linh cảm những con số liên hệ những dấu chấm hay hàng loạt những âm thanh. Trẻ em có thể so sánh những dấu chấm liên hệ những con số cộng, trừ. Như vậy tức là trẻ có năng khiếu tự nhiên hiểu biết những dấu hiệu toán học. Nghiên cứu vừa được đăng trong báo Nature on line, May 30, 2007.

Trong một nghiên cứu đã từng xuất bản trong LivesSciences.com, năm 2005, cho biết khi trẻ em 5 tuổi nhìn những điểm xanh, đỏ trên màn ảnh vi tính (computer). Trẻ có thể đoán và so sánh những dấu chấm xanh, đỏ, biết mầu nào nhiều hơn mầu nào.

Trong một thử nghiệm khác cho trẻ khi so sánh những dấu chấm mầu xanh trên màn ảnh máy vi tính với những tiếng bíp đại diện mầu đỏ. Kết quả cho thấy trẻ cũng có thể đoán và cho biết con số nào lớn hơn con số nào.

Trong một quyển sách tên là How Every Brain is Hardrived for Math, do Brian Butterworth xuất bản năm 1999, cho biết não con người chứa một mô hình con số, giống như một chuỗi những dòng điện có thể sắp xếp được mọi vật, thành một hệ thống những con số (numerosities).

Tóm lại, mặc dầu trẻ chưa bao giờ được biết con số là gì, nhưng đã có bản năng giải đáp được những bài tính cộng, trừ. Năng khiếu tự nhiên cảm nhận con số đã giúp trẻ lĩnh hội toán học (arithmetic), khi tới trường học sau này. References: 1) Nature on Line, May 30, 2007. 2) LifeSciences.com, 2005. 3) Brian Butterworth: How Every Brain is Hardrived for Math, 1999.

Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D.; E-mail: [email protected]; Xin mời quý bạn viếng thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nước Mỹ có vấn đề về uống rượu. Theo nghiên cứu mới của Trung tâm Kiểm soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC), việc tiêu thụ rượu quá mức đã góp phần gây ra ước tính một phần tám số ca tử vong, hay12.9 phần trăm trên tổng số người Mỹ từ 20 đến 64 tuổi. Uống quá nhiều rượu cũng là nguyên nhân gây ra 1/5 số ca tử vong - 20,3% - ở người Mỹ từ 20 đến 49 tuổi, theo nghiên cứu được công bố vào tuần trước trên tạp chí JAMA Network Open.
Vắn tắt, người càng lớn tuổi, số lượng tế bào thần kinh giảm và khả năng về tâm trí sẽ giảm đi. Một số triệu chứng nhẹ như hay quên, hay lẫn lộn có thể chấp nhận như là sự lão hoá bình thường. Khi các triệu chứng này gia tăng, tiến triển đến mức ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật, lúc đó người ta dùng từ "dementia" hay "mất trí" theo nghĩa đen, hay bịnh lẫn. Có nhiều nguyên nhân cho dementia. Bịnh Alzheimer là nguyên nhân của phần lớn người mắc dementia. Một số nguyên nhân dementia chữa được, chưa có thuốc thay đổi được bịnh Alzheimer (disease-modifying drugs), chỉ có những thuốc giúp giảm triệu chứng thôi (symptomatic treatment).
Các Telomere* đóng một vai trò thiết yếu trong việc xác định số lần một tế bào có thể phân chia. Telomere là 1 đoạn DNA có trình tự (TTAGGG) lặp lại nhiều lần ở đầu mỗi nhiễm sắc thể, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ phân tử DNA khỏi các tác động gây hại và sự mất ổn định của hệ genome. Trong chu trình của một tế bào bình thường, quá trình phân bào sẽ khiến cho một phần của telomere bị mất đi. Khi độ dài của telomere đạt tới mức giới hạn thì tế bào sẽ tự chết theo chương trình (apotosis**). Do vậy, độ dài của telomere có thể coi như chiếc đồng hồ sinh học để xác định “tuổi thọ” của tế bào và các cơ quan.
Mùa đông đang đến rất nhanh và thời tiết lạnh hơn, điều quan trọng hơn bao giờ hết là quý vị phải tiêm vắc-xin và liều tăng cường chống lại COVID-19 cho bản thân và gia đình. Đối với những người từ 65 tuổi trở lên, việc tiêm liều tăng cường COVID-19 loại cập nhật là cực kỳ quan trọng vì nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19 tăng lên theo tuổi tác.
Việc các bác sĩ có thể nhìn xuyên thấu bên trong cơ thể bệnh nhân mà không cần phải rạch một đường nào từng là một khái niệm thần kỳ. Cho đến nay, hình ảnh y tế (medical imaging) trong khoa quang tuyến đã trải qua một chặng đường dài, và các kỹ thuật mới nhất dựa vào trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ còn tiến xa hơn nữa: chúng khai thác khả năng tính toán khổng lồ của AI và khả năng học hỏi vô giới hạn để tận dụng triệt để các phương pháp dò chụp trên cơ thể, tìm ra những điều khác thường mà mắt người có thể bỏ sót.
Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ngày 3/10/22 đã quyết định trao Giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học năm 2022 cho Svante Pääbo vì những khám phá của ông liên quan đến bộ gen của những hominin (cũng thuộc giống người, tương tự như “người khôn” [homo sapiens] chúng ta hiện nay) đã tuyệt chủng và sự tiến hóa của loài người. Svante Pääbo sinh ngày 20 tháng 4 năm 1955 tại Stockholm, Thụy Điển. Mẹ của ông là nhà hóa học người Estonia Karin Pääbo (1925–2013), từng trốn thoát khỏi Estonia bị Liên Xô xâm lược vào năm 1944 và đến Thụy Điển tị nạn trong Thế chiến thứ hai. Ông là con ngoại hôn của nhà hóa sinh người Thụy Điển Sune Bergström (1916-2004), và cha ông cũng từng được giải Nobel về Sinh lý học hoặc Y học (năm 1982).
Tại văn phòng VM Clinic tọa lạc số 8251 Westminster Blvd, Westminster CA 92683 (phòng mạch BS. Chính mai và BS. Thảo Võ.), vào lúc 8 giờ sáng Chủ Nhật ngày 30 tháng 10 năm 2022, VM CLINIC COMMUNITY WALK 2022 đã tổ chức chương trình đi bộ “Sức Khỏe Cho Cả Nhà.” Chương trình đi bộ còn có sự hợp tác của một số các đơn vị y tế như Hội Ung Thư Việt Mỹ, OC Autism Foundation, Lavina Pharmacy, Excel Rehab and Wellness, SJVRC (San Jose Vietnamese Running Club), Regal Medical Group, ADOC, Lakeside, Physical Therapy, Hội Bảo Vệ Sức Khỏe Tâm Thần, v.v…
Phát hiện ung thư từ sớm, trước khi nó di căn, có thể là vấn đề sống còn. Đây là lý do tại sao các bác sĩ khuyên chúng ta nên thường xuyên truy tầm một số loại ung thư phổ biến bằng nhiều phương pháp khác nhau. Ví dụ: nội soi đại tràng để tầm soát ung thư ruột kết, hay chụp nhũ ảnh để truy tầm ung thư vú. Dù quan trọng, nhưng cũng khó để có thể làm tất cả các xét nghiệm, bởi vì chúng tốn kém và đôi khi còn khiến bệnh nhân khó chịu. Nhưng mọi chuyện sẽ khác nếu có một xét nghiệm máu duy nhất có thể truy tầm được hầu hết các loại ung thư phổ biến cùng lúc. Đây là tương lai đầy hứa hẹn của các xét nghiệm phát hiện sớm đa ung thư (multicancer early detection tests – MCED). Năm nay, Tổng thống Joe Biden đã xác định việc phát triển các xét nghiệm MCED là một ưu tiên của Cancer Moonshot, nỗ lực liên bang trị giá 1.8 tỷ đô la nhằm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau ung thư cũng như đang sống chung với b
Ngày 14 tháng 9, 2022, Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố thế giới chưa bao giờ ở trong tình trạng tốt hơn để chấm dứt đại dịch COVID-19 và kêu gọi các quốc gia tiếp tục nỗ lực chống lại loại virus đã giết chết hơn sáu triệu người. Tuy nhiên, ông nói: “Chúng ta vẫn chưa đến đó”. Đây được xem là nhận xét lạc quan nhất từ cơ quan Liên Hiệp Quốc kể từ khi WHO tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp quốc tế và gọi virus này là đại dịch vào tháng 3 năm 2020 (VOA).
Virus bệnh đậu khỉ là một poxvirus hình giống như viên gạch. Poxvirus là loại virus hình viên gạch hoặc hình bầu dục với bộ gen DNA sợi đôi lớn (large double stranded DNA genome)...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.