Hôm nay,  

Phỏng Đoán Nguy Cơ Gẫy Xương Qua Internet

14/02/200900:00:00(Xem: 5834)
Phỏng Đoán Nguy Cơ Gẫy Xương Qua Internet
Bs Trần Mạnh Ngô
Gẫy xương là hậu quả nghiêm trọng nhất của hội chứng loãng xương hay xốp xương. Trong vài năm gần đây, giới chuyên môn đã nhận thức rằng đơn thuần dựa vào đo lường mật độ xương (bone mineral density - BMD) để chẩn đoán loãng xương có nhiều thiếu sót, vì hơn 50% phụ nữ gẫy xương không có BMD thấp. Nguy cơ gẫy xương chịu sự tác động của nhiều yếu tố nguy cơ như cao tuổi, giảm trọng lượng cơ thể, tiền sử gẫy xương, tiền sử té ngã và một số yếu tố nguy cơ khác như xử dụng thuốc có tác hại đến chu trình chuyển hóa của xương. 
Do đó, một định hướng mới trong ngành loãng xương là phát triển các mô hình tiên lượng (prognostic model) nhằm giúp cho việc nhận dạng cá nhân có nguy cơ gẫy xương cao, và giúp cho việc theo dõi bệnh trạng tốt hơn.  Một trong những nhóm nghiên cứu đi tiên phong trong lĩnh vực này là nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Y khoa Garvan (Úc châu) dưới sự lãnh đạo của Gs Nguyễn Văn Tuấn.  Năm 2007 và 2008, Tiến sĩ Nguyễn Đình Nguyên và Gs Tuấn công bố hai mô hình tiên lượng gẫy xương trên tập san Osteoporosis International.  Mô hình tiên lượng của Gs Tuấn đã được thử nghiệm ở các quần thể Úc, Canada, New Zealand, v.v…và kết quả rất tốt. 
Mô hình này đã được phát triển thành một website để giúp cho đồng nghiệp toàn cầu truy cập và xử dụng.  Website ở đại chỉ: www.FractureRiskCalculator.com.  Mô hình tiên lượng xử dụng 4 yếu tố: độ tuổi, chỉ số T (BMD), tiền sử gẫy xương, và tiền sử té ngã.  Nếu không có BMD thì có thể thay BMD bằng trọng lượng cơ thể. 
Bạn có thể tự mình thử bằng cách: Ghi tên, cho biết là phái nam hay nữ, độ tuổi, cho biết từ 50 tuổi tới bây giờ có bị gẫy xương, có bao giờ bị té ngã trong vòng 12 tháng vừa qua,  có từng đo BMD và cung cấp chỉ số T (T-score; dùng phương pháp đo bằng máy GE Lunar hay Hologic). 
Thử ước lượng độ gẫy xương cho 2 trường hợp điển hình: 

1) Người thứ nhất tự ước lượng độ gẫy xương của mình là một ông già 73 tuổi, chưa bao giờ bị gẫy xương từ 50 tuổi tới bây giờ, chưa bao giờ bị té ngã trong vòng 12 tháng qua, đã đo mật độ xương háng bằng phương pháp DXA GE Lunar, T-score là -2.6, mật độ xương (BMD) hiện giờ là 0.809 g/cm².
Kết quả ước lượng nguy cơ gẫy xương từ 5 tới 10 năm của ông già 73 tuổi cho thấy: Nguy cơ gẫy xương háng (hip fracture) trong vòng 5 năm là 1.9%, trong vòng 10 năm là 3.7%.  Nguy cơ gẫy xương là: 8.5% trong vòng 5 năm và 15.6% trong vòng 10 năm.
2) Người thứ hai tự ước lượng độ gẫy xương của mình là một phụ nữ 65 tuổi, chưa bao giờ bị gẫy xương từ 50 tuổi tới bây giờ, chưa bao giờ bị té ngã từ 12 tháng qua, đã đo mật độ xương háng bằng phương pháp DXA GE Lunar, T-score là -1.4, mật độ xương (MBD) hiện giờ là 0.834 g/cm².
Kết quả ước lượng độ gẫy xương từ 5 tới 10 năm của phụ nữ 65 tuổi cho thấy: Nguy cơ gẫy xương háng (hip fracture) trong vòng 5 năm là 0.9%, trong vòng 10 năm là 3.9%. Nguy cơ gẫy xương là: 8-13% trong vòng 5 năm và 14-26% trong vòng 10 năm. 
Trong website có nhiều tài liệu tham khảo, phần lớn là những nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học của nhóm nghiên cứu.  Ngoài ra, cũng như nhiều website về tiên lượng khác, website còn có Disclaimer như sau: Kết quả ước lượng gãy xương chỉ là một hướng dẫn, quý vị cần tham khảo vơí bác sĩ gia đình hay chuyên gia bệnh xương về vấn đề gãy xương - Your results produced by our calculator should serve as a guide only. If concerned about your fracture risk, it is also important to consult your doctor or a bone specialist.
Gs Tuấn cho biết website hiện được đồng nghiệp toàn cầu xử dụng rất rộng rãi.  Hàng ngày có khoảng 1500 lượt truy cập.  Hầu hết các báo cáo DXA ở Úc đều xử dụng mô hình này để thông báo cho bệnh nhân và bác sĩ. Xin mời vào trang website để tự mình ước lượng độ gẫy xương. Xin cảm ơn Gs Nguyễn Văn Tuấn đã góp nhiều ý kiến cho bài này.
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, E-mail: nmtran@hotmail.com; Xin mời quý vị ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com; một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
Ngày nay, có nhiều người lớn hơn bao giờ hết đang phải đối mặt với chứng rối loạn khả năng tập trung- thiếu khả năng chú ý, hay ADHD. Người ta nghi ngờ nguyên nhân chính của vấn đề này là do công nghệ hiện đại đang gây áp lực lên não bộ của họ. Trong khi có gần 10% trẻ em được chẩn đoán mắc chứng ADHD, một phân tích tổng hợp gần đây từ nhiều nghiên cứu cho thấy gần 6.8% người lớn mắc chứng ADHD – tăng từ 4.4% vào năm 2003.
Bộ não của chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm và phản ứng với những điều mang lại sự hài lòng, gọi là phần thưởng. Khi chúng ta đói, bộ não hiểu rằng thức ăn là một phần thưởng, còn khi ta khát, nước sẽ là phần thưởng. Nhưng lạm dụng các chất gây nghiện như rượu và các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến các con đường tìm kiếm phần thưởng tự nhiên trong bộ não, tạo ra những ham muốn khó kiểm soát và làm giảm khả năng kiểm soát hành vi của chúng ta.
Aissam Dam, cậu bé 11 tuổi, lớn lên trong một thế giới im lặng tuyệt đối. Em sinh ra đời đã bị điếc và chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ tiếng động nào. Khi sống trong một cộng đồng nghèo ở Maroc, em đã học cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu do chính mình phát minh ra và không được đi học. Năm ngoái, sau khi chuyển đến Tây Ban Nha, gia đình đưa em đến gặp một chuyên gia về thính giác, người đã đưa ra một gợi ý đáng ngạc nhiên: Aissam có thể đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng sử dụng liệu pháp gen. Vào ngày 4 tháng 10, Aissam được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, trở thành người đầu tiên được điều trị bằng liệu pháp gen ở Hoa Kỳ cho bệnh điếc bẩm sinh. Mục đích là cung cấp cho em thính giác, nhưng các nhà nghiên cứu không biết liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không, và nếu có thì em sẽ nghe được bao nhiêu.
Sau mùa lễ cuối năm là lúc các bậc phụ huynh lo lắng về con đường đại học của con cháu mình. Những con số điểm, những chữ viết tắt như GPA, SAT và ACT sẽ làm phụ huynh nhức đầu và chúng ta sẽ bàn lại về vai trò các điểm này và nhất là tương quan giữa SAT và IQ trong khung cảnh của các thay đổi gần đây ở Mỹ. Năm ngoái, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ quyết định cấm dùng màu da, nguồn gốc sắc tộc để quyết định tuyển chọn một ứng viên, từ chối không cho Đại học Harvard thực hành “tác dụng khẳng định” (affirmative action) để tăng sỉ số da màu không được đại diện đúng mức so với tỷ lệ trong dân số nói chung. Một trong những biện pháp được dùng để giảm bớt sỉ số dân Á Châu là gạt bỏ kết quả kỳ thi SAT hoặc giảm bớt tầm quan trọng của SAT, vì người gốc Á Châu có điểm SAT cao hơn nhiều so với các sắc dân khác.
Hội chứng người cứng đơ (Stiff Person Syndrome – SPS) là một căn bịnh có thể gây co thắt dữ dội và làm suy nhược các cơ, nhưng hầu hết mọi người đều không biết gì về nó mãi cho đến cuối năm ngoái, khi nữ danh ca Celine Dion công bố tình trạng bịnh của mình. Chứng rối loạn thần kinh và tự miễn dịch hiếm gặp này được cho là chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 2 người trong một triệu người – và hai phần ba trong số những người bị là phụ nữ.
Tạp chí Consumer Reports vừa công bố phát hiện rằng nhựa vẫn hiện diện “rộng rãi” trong thực phẩm bất chấp các nguy hại về sức khỏe, và kêu gọi các cơ quan chức trách đánh giá lại mức độ an toàn của nhựa khi tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình sản xuất. Tổ chức vô vụ lợi này cho biết rằng 84 trong số 85 mẫu thực phẩm ở siêu thị và thức ăn nhanh mà họ vừa kiểm tra gần đây có chứa “chất hóa dẻo” (plasticizers) được gọi là phthalates, một loại hóa chất được sử dụng để làm cho nhựa bền hơn.
Cách đâu 30-40 năm, lúc người tỵ nạn Việt mới định cư ở Mỹ và bắt đầu làm quen với các tập tục kể những tập quán về y tế ở Mỹ, trong y giới Mỹ cũng như các nước tây phương khác đang tranh cãi rất nhiều về chỉ định có nên cắt bao quy đầu theo thông lệ (routine circumcision) cho trẻ em sơ sinh hay không. Thuật ngữ “circumcision”, gốc latinh “circumcisio”. Từ "cắt bao quy đầu" xuất phát từ các từ Latin circum và caedo (circum: “xung quanh”; caedo: “tôi cắt”), có nghĩa đen là "cắt xung quanh". Từ epitome trong tiếng Hy Lạp cũng có nguồn gốc từ gốc có nghĩa là "cắt" hoặc "vết mổ". Trong tiếng Hebrew (Do Thái), phép cắt bao quy đầu được gọi là “peritomy”, xuất phát từ tiếng Hy Lạp peritomy.
Người ta vẫn thường nói “You are what you eat” (Những gì bạn ăn thể hiện bạn là ai). Nhưng có lẽ sẽ đúng hơn khi nói rằng những gì chúng ta ăn sẽ khiến chúng ta có những cảm xúc gì, bởi vì những tiến bộ trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học cho thấy chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tâm thần của chúng ta.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.