Hôm nay,  

Y Dược Ngày Nay Tháng Bảy: Bệnh Ung Thư Cổ Tử Cung

19/07/200800:00:00(Xem: 6122)
Một loạt nghiên cứu trong vòng bốn năm gần đây báo động: phụ nữ Việt Nam ở hải ngoại đã lơ là trong việc truy tầm ung thư cổ tử cung. Những nghiên cứu đặc sắc nhất của nhóm nghiên cứu tại Đại Học California, San Francisco khởi xướng vấn đề này từ năm 2003. Phụ nữ người Việt hải ngoại, đặc biệt sống ở Hoa kỳ, đã có tỉ lệ bị ung thư cổ tử cung nhiều gấp 5 lần người da trắng. Đây là một vấn đề y tế quan trọng hàng đầu trong những vùng đông dân cư người Việt như ở Texas, Los Angeles hay ở Orange County.

Những nguyên nhân chính là do: 1) Nhân viên y tế địa phương đã không quảng bá rầm rộ khuyến cáo phụ nữ Việt làm papsmear định kỳ, 2) 4 năm trước đây, việc phổ biến truy tầm ung thư cổ tử cung đã không được giới truyền thông giúp đỡ triệt để, và 3) Bác sĩ khám bệnh đã không khuyến khích phụ nữ Mỹ gốc Việt truy tầm ung thư cổ tử cung hàng năm, đặc biệt phụ nữ còn trẻ chưa lập gia đình. Phải mất 4 năm, nghĩa là cho tới năm 2007, thì mọi phụ nữ gốc Việt tại Mỹ mới hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc truy tầm ung thư cổ tử cung.

Xin nhắc lại là mỗi năm có 11,000 phụ nữ sống ở Mỹ bị ung thư cổ tử cung và 4,000 phụ nữ bị tử vong vì ung thư cổ tử cung. Theo tường trình của Cơ Quan Y Tế trong năm 2005 thì mỗi năm có nửa triệu phụ nữ trên thế giới bị ung thư cổ tử cung. Phần lớn là do một loại siêu vi trùng tên là HPV (Human papillomavirus) truyền nhiễm qua ngả tình dục.

Tiếp theo, Y Dược Ngày Nay xin trình bày 2 tiết mục quan trọng trong tháng này: 1) Hình Ảnh Y Học tháng Bảy: Ung thư hắc tố da (melanoma) của Bác sĩ Nguyễn Nguyên, và 2) Phát Thanh Y Học Viêm Mũi Dị Ứng của Bs Nguyễn Văn Đích. 

Sau đây là những bài y dược đã phổ biến trong tháng qua: Trong Mục Tin Mới Y Học, Bs Nguyễn văn Thịnh cho biết một số tin y dược như sau: Những chất béo có thể tăng cao nguy cơ ung thư vú phụ nữ; tính chất chống siêu vi trùng (virus) của trái bưởi; cà phê không tăng cao huyết áp; nước Bỉ sản xuất thuốc chủng ngừa bệnh cúm gia cầm; thuốc chủng ngừa bệnh con giời; giới tính bào thai có thể biết từ tháng thứ nhì; tử vong bệnh tim mạch đứng đầu trên thế giới; chứng mập phì tăng nguy cơ bệnh lãng quên; thể dục và ăn uống lành mạnh suy giảm phát triển bệnh tiểu đường; người già thiếu sinh tố D tăng nguy cơ bệnh trầm cảm; sữa mẹ giảm nguy cơ bệnh hen suyễn trẻ em; sữa mẹ cũng giảm nguy cơ phong thấp rheumatoid; nghiên cứu di truyền sớm suy đoán ung thư phổi; ô nhiễm không khí tăng nguy cơ bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu; nghiên cứu tế bào gốc sửa chữa mô tim hư hại sau khi bị nhồi máu cơ tim; cà phê và ung thư vú; những loại ung thư da; bệnh nhân đau tim bị trầm cảm tăng cao nguy cơ tai biến mạch máu não; nên ăn điểm tâm buổi sáng nhiều hơn; và sau hết, những lợi ích của Viagra chữa một số bệnh khác, ngoài chứng liệt dương.

Trong mục Y Học Thường Thức, bác sĩ Nguyễn Ý Đức cho chúng ta biết thêm tầm quan trọng của ý kiến thứ 2 trong khi điều trị bệnh. Bs Đức bàn luận vấn đề hút mỡ bụng; những cách phòng tránh thiên tai như bão lụt hay động đất; báo động ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, Ts Võ Nguyễn Tinh Vân trình bày hội chứng di thể bất thường Williams.

Trong mục Y khoa Thực Hành, Bs Nguyễn văn Thịnh trình bày vấn đề cấp cứu nội khoa đau ngực. Đây là một trong những bệnh nội thương phức tạp nguy hiểm nhất mà người Việt hải ngoại càng ngày càng hiểu rõ. Bs Thịnh cho chúng ta biết một cấp cứu quan trọng của trẻ em là chấn thương.

Bs Thái Minh Trung bàn luận những khủng hoảng tinh thần sau môt biến cố.

Trong mục Y dược khoa Lâm Sàng, có 2 bài nói về ung thư thanh quản và hội chứng biến dưỡng của bác sĩ Trần Mạnh Ngô, cộng thêm dấu sinh học trong suy tim và thuốc Aliskiren kết hợp với thuốc Losartan trong việc điều trị tiểu đường loại 2 của Bs Nguyễn văn Đích. Bs Nguyễn Tài Mai bàn luận về ung thư da - melanoma và cho giới hành nghề y khoa được rõ một số thuốc có thể gây nghiện cho bệnh nhân. Tiếp theo, Ds Lê văn Nhân thông báo thuốc Perindopril hạ huyết áp cho người cao tuổi.

Trong phần Dược phẩm, chúng ta thấy những bài viết sau đây: thuốc lợi tiểu điều trị hữu hiệu suy tim tâm trương, Rifampin điều trị lao tiềm ẩn, và chuyện dài về nghiên cứu trái bưởi của Ds Lê văn Nhân. Ds Nhân thông tin thuốc mới Saxagliptin trị bệnh tiểu đường, thuốc mới chống rung và máy cơ ở người bệnh Parkinson. Ngoài ra, còn thêm thông tin của FDA về thuốc mới Entereg giúp bệnh nhân đi cầu dễ dàng sau khi mổ ruột và thuốc Vyvanse điều trị bệnh không lưu ý và tăng hoạt động của bệnh nhân người lớn.

Trong mục Khảo Cứu y khoa có 2 bài: bài thứ nhất của Bs Trần Mạnh Ngô trình bày nghiên cứu liên hệ giữa oxýt-hoá những đồng vị phóng xạ đường glucose và chất mitogens. Kết quả đưa ra một nghiên cứu dùng phương pháp đồng vị phóng xạ trong ống nghiệm in vitro tìm hiểu phản ứng miễn dịch tế bào lymphocytes. Bài thứ 2 của Bs Nguyễn Bá tường trình 2 trường hợp di căn ung thư tế bào có vẩy ở đầu và cổ.

Bs Nguyễn Tài Mai đọc nhiều đề tài báo y khoa như quan niệm ngày nay về hệ thống gan phổi, những thuốc hoá học trị liệu ung thư gây ói mửa. Bs Mai so sánh kết quả lợi hại khi trị bệnh rung tâm nhĩ bằng cách kiểm soát loạn nhịp với tốc độ nhịp tim. Bs Mai thông tin một phương pháp miễn dịch điều trị bệnh ung thư da melanoma.

Ds Lê văn Nhân tường thuật một kết quả nghiên cứu cho rằng dùng thuốc beta blockers trong khi mổ có thể bớt nhồi máu cơ tim, nhưng tăng cao nguy cơ tử vong. Một bài khác nói về thuốc trị cao mỡ cholesterol statins có thể gây rắc rối cho gân và cây bạch quả có thể chữa bệnh ngoài da lang trắng. Và một bài khác nữa của Ds Nhân so sánh 2 thuốc Enalapril và Captopril liên quan đến tử xuất cao trong việc điều trị bệnh suy tim kinh niên.

Trong phần Y Sinh Học, Ds Lê văn Nhân tường trình liên hệ tế bào T và bệnh hen suyễn.

Ts Vũ Mạnh Huỳnh thông tin DNA/RNA và Peptide trong một hội nghị sinh học tại Nevada. Trong phần Hỏi Đáp y học, Bs Thái Minh Trung trả lời cho một độc giả về chứng bệnh lo âu. Trong phần Tham Khảo, Bs Nguyễn thượng Chánh, DVM và Ds Nguyễn Ngọc Lan nói về đề tài Càng Đa Dạng, Càng Ngon Miệng và Ngộ Độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella. Tiến sĩ Dược Khoa Trần Việt Hưng nói về Cá Sọc Rằn. Ts Mai Thanh Truyết bàn luận về ô nhiễm thực phẩm và thông tin ô nhiễm môi trường từ Nghị Định thư Kyoto tới Thoả Hiệp Bali.

Cũng như thường lệ, Y Dược Ngày Nay không quên giới thiệu cùng quý vị những đề mục quan trọng như Đố vui để học, từ điển Anh Việt Pháp, Dịch thuật từ y khoa Anh Việt Pháp, Bảng xếp loại quốc tế bệnh tật, của Bs Nguyễn Nguyên.

Thân chào tạm biệt quý vị và xin hẹn gặp lại quý vị tháng sau.

Xin mời ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Một người đàn ông 29 tuổi mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối, đã qua đời 18 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đậu khỉ. Trường hợp này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống miễn dịch bị suy giảm trước mối đe dọa mới nổi này, nhắc nhở về nguy cơ gia tăng đậu khỉ đối với một số nhóm dân cư. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, 20 ca mắc bệnh đậu khỉ được ghi nhận, trong đó có 18 bệnh nhân dương tính với HIV.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
Vào mùa cảm cúm, nhiều người sẽ ‘khư khư’ một vũ khí phòng thủ quen thuộc: Vitamin C – dạng viên, dạng bột và tất cả các dạng phổ biến khác. Chất dinh dưỡng này là một trong nhiều loại supplements, từ vitamin A đến kẽm, thường được sử dụng bởi những người muốn tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nhưng vitamin C cũng có thể là một trong những chất dinh dưỡng bị lạm dụng nhiều nhất.
Cách đây không lâu, ngôi sao nhạc pop 29 tuổi Justin Bieber đã phải hủy chuyến lưu diễn quốc tế sau khi một phần khuôn mặt của anh bị liệt do biến chứng của bệnh giời leo (shingles), bệnh lo một loại siêu vi gây ra và được cho là chỉ ảnh hưởng đến người cao niên. Tuy nhiên, thực tế là bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh giời leo và có một số bằng chứng cho thấy số trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng ở người dưới 50 tuổi.
Tập đoàn Nhân sâm Hàn Quốc tại Hoa Kì (KGCUS), nơi sản xuất thương hiệu nhân sâm số một thế giới CheongKwanJang, tự hào giới thiệu thức uống thảo dược có ga HSW kết hợp hồng sâm 6 năm tuổi, tới các khách hàng quan tâm đến sức khỏe tại WaBa Grill, một trong những chuỗi nhà hàng hàng đầu chuyên phục vụ món cơm lành mạnh
Thỉnh thoảng chúng ta mới thấy một thứ thuốc mới làm chấn động không những giới y tế mà còn làm chấn động thị trường kinh tế thế giới. Thí dụ trước đây là thuốc phục vụ trong những nhu cầu căn bản và mạnh mẻ nhất của con người, Viagra, thuốc giúp chữa chứng rối loạn cương cứng (ED) của nam giới, do Pfizer phát triển, đã có tác động kinh tế đáng kể đến ngành dược phẩm kể từ khi được FDA phê duyệt vào năm 1998. Viagra là loại thuốc mang lại lợi nhuận cao cho Pfizer, doanh thu toàn cầu khoảng 1,6 tỷ USD trong năm 2016 mặc dù đã có thuốc generic rẻ tiền hơn nhiều.
Ung thư khởi phát khi các tế bào tích tụ những tổn hại đủ để thay đổi hành vi bình thường của chúng. Khả năng tích tụ tổn hại tăng theo độ tuổi vì các biện pháp bảo vệ trong mã di truyền, nhằm đảm bảo các tế bào hoạt động vì lợi ích tối ưu của cơ thể, sẽ suy yếu theo thời gian. Vậy thì tại sao những đứa trẻ chưa có đủ thời gian để các tế bào tích tụ tổn hại lại có thể mắc bệnh ung thư? Nếu nhìn qua lăng kính tiến hóa, ung thư phát triển từ sự ‘bất hợp tác’ của tế bào, vốn ban đầu các tế bào sẽ cùng kết hợp với nhau và hoạt động như một cơ quan. Ở trẻ em, các tế bào vẫn đang học cách hợp tác. Ung thư ở trẻ em khởi phát khi xuất hiện các tế bào ‘nổi loạn’ không chịu hợp tác và cứ phát triển bất chấp, gây tổn hại cho cơ thể.
Bộ não con người có thể thay đổi – nhưng thường với nỗ lực rất lớn và diễn ra từ từ, chẳng hạn như khi chúng ta học một môn thể thao hoặc ngoại ngữ mới, hoặc hồi phục sau cơn đột quỵ. Học các kỹ năng mới có tương quan với những thay đổi trong não; điều này đã được nghiên cứu khoa học thần kinh với động vật và quét não chức năng ở người chứng minh. Có lẽ, nếu quý vị thành thạo Giải tích 1 (Calculus 1), thì trong não quý vị sẽ có điều gì đó khác một chút. Các tế bào thần kinh vận động trong não mở rộng và co lại tùy thuộc vào tần suất chúng được vận động – một sự phản ánh của tế bào thần kinh về việc “xài hoặc mất” (use it or lose it).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.