Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Thực Phẩm Chức Năng

30/11/200700:00:00(Xem: 3969)

Trong hơn 20 năm vừa qua, dân chúng cũng như giới khoa học đã có thêm một cái nhìn nữa về thực phẩm. Thực phẩm không chỉ là để duy trì sự sống, mà còn mang thêm khả năng tăng cường sức khỏe, giảm thiểu các bệnh mãn tính do mất cân bằng dinh dưỡng. Từ đó nẩy sinh ra sự tìm hiểu và chế biến loại thực phẩm trong đó các thành phần cấu tạo có tác dụng tích cực vào những nhiệm vụ khác nhau của cơ thể. Đó là “Thực phẩm chức năng”.

Thực phẩm chức năng được quần chúng dễ dàng đón nhận, đặc biệt là với những lời giới thiệu hấp dẫn về ích lợi từ nhà sản xuất. Thực phẩm có vẻ  như đã đáp ứng nhu cầu tự chăm sóc sức khỏe của mọi người. Tuổi thọ gia tăng, quý vị cao niên muốn có các phương thức ở trong tầm tay để giúp cuộc sống an bình, khỏe mạnh hơn. Giới trẻ muốn có “tiên dược” để phòng tránh các bệnh mãn tính mà cha ông mắc phải. Rồi lại còn chi phí khám chữa bệnh quá cao, thời gian ngồi chờ quá lâu, bảo hiểm sức khỏe nhiêu khê, khiến cho nhiều người tìm tới các phương tiện sẵn có.

Vậy thực phẩm chức năng là gì" Có khác với thực phẩm tự nhiên không" Công dụng có như lời giới thiệu" Có cần thiết và an toàn cho cơ thể không"

Sau đây là ý kiến của một số các nhà chuyên môn, hữu trách.

Định nghĩa

Vào thập niên 1980, chính phủ Nhật Bản tài trợ một chương trình nghiên cứu sự ích lợi của thực phẩm đối với sức khỏe.

 Năm 1991, chữ Thực Phẩm Chức Năng (Functional Food) được đưa ra với ý nghĩa ban đầu là những thực phẩm chế biến (processed foods) chứa các hoạt chất có thể giúp một vài chức năng cơ thể hoàn thành nhiệm vụ khả quan hơn, ngoài công dụng dinh dưỡng.

Nhật Bản có những tiêu chuẩn cho TPCN, gọi là thực phẩm dành riêng cho sử dụng y tế (Foods for Specified Health Uses), được bộ Y Tế  công nhận.

Sau đó, nhiều quốc gia khác cũng bắt đầu để ý tới những sản phẩm với tên mới mẻ này. Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có một định nghĩa chính thức cho nhóm chữ TPCN. Mỗi quốc gia, mỗi tổ chức nghiên cứu có định nghĩa và quy luật riêng nhưng từa tựa nhau.

Viện Y học Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa: “Thực phẩm chức năng là những thực phẩm chứa các chất có khả năng tốt cho sức khỏe. Các thực phẩm này bao gồm bất cứ thực phẩm chế biến hoặc thành phần nào có thể cung cấp lợi ích cho sức khỏe ngoài giá trị dinh dinh dưỡng cố hữu của thực phẩm”. 

Trong tài liệu “Functional Foods: Opportunities and Challenges” phổ biến vào năm 2003, cơ quan Nghiên Cứu Quốc Tế Bất Vụ Lội về thực phầm, định nghĩa “Thực phẩm chức năng là những thực phẩm và các thành phần thực phẩm có thể cung cấp ích lợi sức khỏe ngoài giá trị dinh dưỡng căn bản. Các thực phẩm này bao gồm thực phẩm thường dùng, thực phẩm được bổ sung, tăng cường hoặc hoàn chỉnh hơn (enhanced) và các thực phẩm phụ thêm”.

Với giới chức y tế Canada: “Thực phẩm chức năng có hình dáng bên ngoài tương tự như thực phẩm thông thường. Ngoài khả năng dinh dưỡng cố hữu, các thực phẩm này phải được chứng minh một cách khoa học là có thể cung cấp những ích lợi sinh học và có khả năng giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh mãn tính”

Tại Việt Nam, thông tư số 08/TT-BYT ngày 23-8-2004 của Bộ Y tế quy định: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm để hỗ trợ các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh.”

Giới chức y tế Hàn quốc coi thực phẩm chức năng là các thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng và các chất khác dưới dạng cô đặc, có tác dụng nuôi sống hoặc sinh học với mục đích phụ thêm cho thực phẩm tự nhiên”.

Điều cần lưu ý là trong các định nghĩa nêu ở trên, không có định nghĩa nào nói tới công dụng “chữa trị” bệnh của thực phẩm chức năng.

Điều kiện trở thành thực phẩm chức năng

Theo quy định chung, một thực phẩm chức năng phải hội đủ các điều kiện như sau:

-Các thành phần của thực phẩm phải có khả năng có tác dụng tốt đối với các chức năng sinh hóa học của cơ thể, tăng cường sức khỏe cho người tiêu thụ, ngoài giá trị dinh dưỡng cố hữu.

-Các khả năng này phải được chứng minh bằng các thử nghiệm khoa học.

-Sản phẩm phải có đầy đủ các thành phần đã nêu ra trên bao bì.

-Phải có chứng minh rằng các thành phần cho thêm vào sản phẩm an toàn và không gây ra các tương tác có hại.

-Vì không là dược phẩm nên không được giới thiệu là có thể chữa bệnh, mà chỉ có tác dụng phòng tránh, tăng cường sức khỏe, nâng cao đời sống.

-Phải giới thiệu bằng những từ ngữ rõ ràng, dễ hiểu, không có tính cách gây hiểu lầm, lừa dối.

Tại Hoa Kỳ, thực phẩm chức năng được cơ quan Thực Dược Phẩm (Food and Drug Administration) kiểm soát về phẩm chất và sự an toàn. Nhà sản xuất phải được FDA công nhận là thực phẩm chức năng với các dẫn chứng khoa học về ích lợi của sản phẩm. Các điều- cho-là-đúng hoặc khẳng- định, quả-quyết (Claims) của nhà sản xuất được xét theo các tiêu chuẩn sau đây

a.Có một đồng ý khoa học đáng kể (significant scientific agreement) đối với quả quyết của nhà sản xuất.

b.Mặc dù có một vài bằng chứng khoa học hỗ trợ nhưng bằng chứng đó không có tính cách kết luận.

c.Có vài chứng cớ khoa học gián tiếp nhắc tới quả quyết này. Tuy nhiên FDA kết luận là dẫn chứng rất giới hạn (limited) và không có tính cách kết luận

d.Rất ít nghiên cứu khoa học đề cập tới điều mà nhà sản xuất quả quyết. FDA kết luận rằng có rất ít bằng chứng khoa học hỗ trợ cho lời yêu cầu.

Mới đây nhất, tháng 1 năm 2007, FDA gửi một hướng dẫn tới các nhà sản xuất thực phẩm, trong đó FDA nhấn mạnh ở hai điểm:

-Quà quyết sức khỏe (Health claims) mô tả mối liên hệ giữa một chất (thực phẩm hoặc thành phần thực phẩm) với một bệnh hoặc một tình trạng sức khỏe. Quả quyết của thực phẩm giới hạn ở sự giảm rủi ro bệnh chứ không được quả quyết chữa lành bệnh, giảm bệnh, điều trị hoặc phòng tránh bệnh. Các quả quyết này dành cho dược phẩm.

-Các quả quyết của thực phẩm chức năng (Functional Food Claims) chỉ trình bầy ảnh hưởng của thực phẩm đối với cấu trúc và nhiệm vụ các bộ phận cơ thể.

Chẳng hạn thực phẩm tăng cường calci giúp duy trì xương lành mạnh và giảm rủi ro loãng xương; thực phẩm có chất xơ giúp đại tiện đều đặn và có thể giảm rủi ro vài loại ung thư và bệnh tim; folic acid có thể giảm rủi ro khuyết tật cột tủy sống; chất đạm đậu nành có thể giảm rủi ro bệnh tim…

Tại Hoa Kỳ, giới sản xuất thực phẩm chức năng liên tục tranh luận với cơ quan này về điều mà họ cho là đúng để giới thiệu trên nhãn thực phẩm. Thay vì nói sản phẩm chữa được bệnh thì họ “lách”: sản phẩm có thể thay đổi chức năng và cấu trúc các cơ quan trong cơ thể, trì hoãn sự hóa già hoặc duy trì mức độ cholesterol bình thường, “cải thiện tâm trạng”, “chất bảo vệ sức khỏe”, “Tăng cường sự thư giãn”…

Bên Anh quốc, luật pháp đòi hỏi là mọi giới thiệu trên nhãn hiệu thực phẩm phải đúng và không có tính cách gây hiểu nhầm (misleading).

Liên Hiệp Âu châu cũng có quy luật để bảo đảm là mọi dữ kiện ghi trên bao bì thực phẩm đều rõ ràng, chính xác và có chứng minh để dân chúng dễ lựa chọn thực phẩm, nước uống và để bảo vệ sức khỏe mọi người.

Việc kiểm soát chặt chẽ như vậy nhằm mục đích bảo vệ người tiêu thụ khỏi bị “thôi miên với các giới thiệu tốt đẹp, không phân biệt được thực hư, dễ bị nhầm lẫn”.

 Xin đưa ra trường hợp một sản phẩm tại Việt Nam được Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm cho phép với xác định: Tảo côn bố là 1 loại tảo biển có nhiều vi chất dinh dưỡng nên dùng tốt cho những người suy nhược cơ thể do dinh dưỡng không cân đối. Ngoài ra, cung cấp một luợng chất xơ tự nhiên cao giúp ổn định hoạt động của bộ máy tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng”.

Nhưng nhà sản xuất lại giới thiệu: “Tảo đặc chế bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, chống loãng xương, táo bón, trĩ, lợi tiểu. Ngăn ngừa chứng huyết khối, giảm cholesterol, phòng chống ung thư dạ dày, đại tràng, trị bướu cổ, tràng nhạc, xám da, lọc máu, thải độc, viêm gan B, giảm béo. Đặc biệt đối với người béo phì, đái tháo đường, huyết áp, tim mạch”.

 Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu nhà sản xuất thu hồi sản phẩm.

Áp dụng thực tế

Thực ra, 500 năm trước Thiên Chúa, danh y Hi Lạp Hippocrate đã biết rõ vai trò của thực phẩm đối với bệnh và đã viết: “Hãy dùng thực phẩm như dược phẩm”.

 Từ lâu, các quan sát dịch tễ đã thấy rằng, thổ dân vài bộ lạc ở châu Phi dùng nhiều thực phẩm có chất xơ ít bị ung thư trực tràng; dân Eskimo rất ít bị bệnh tim vì ăn nhiều cá; người Nhật sống ở quê hương ăn nhiều đậu nành ít bị nhồi máu cơ tim hơn là khi chuyển cư sang Mỹ, tiêu thụ nhiều thịt động vật…

Trong khi đó thì khoa học thực nghiệm cũng chứng minh là các thực phẩm tự nhiên mà chúng ta thường ăn đều có tác dụng tốt lên các chức năng của cơ thể. Như là hạt yến mạch (Oats) có chất xơ b-glucan làm giảm cholesterol, LDL giảm rủi ro bệnh động mạch tim; cà chua với lycopene giảm rủi ro ung thư nhiếp tuyến; tỏi với hóa chất Allium savitum có tác dụng phòng tránh ung thư, tiêu diệt vi khuẩn, giảm cao huyết áp, cao cholesterol; nước trái cây cranberry rất tốt để giảm nhiễm trùng tiểu tiện; cá có omega-3 giảm rủi ro bệnh tim và ung thư; sữa chua có nhiều vi sinh vật rất tốt cho các chức năng của ruột…

Như vậy có nên hoặc cần dùng thêm thực phẩm chức năng hay không.

Marion Nestle, Trưởng Bộ môn Dinh Dưỡng và Nghiên Cứu Thực phẩm tại Đại học New York có ý kiến: “DDiều e ngại của tôi là thực phẩm chức năng sẽ ngăn cản (distract) dân chúng dùng thực phẩm lành mạnh và khuyến khích các nhà sản xuất đưa ra thị trường những sản phẩm vô tích sự, chỉ có một vài chất dinh dưỡng mà nói là thực phẩm tốt lành. Rau và trái cây đã có đầy đủ những chất giúp ngăn ngừa ung thư và bệnh tim.”

Về sự an toàn, xin trích dẫn lời nói của Steven DeFelice, Chủ tịch Quỹ Tài trợ Canh tân Y học (Foundation of Innovation in Medicine) tại Cranford, New Jersy: “Chín mươi chín phần trăm thực phẩm chức năng chưa được thử nghiệm lâm sàng và đã đưa ra các khẳng định mà không có sự hỗ trợ của dữ kiện lâm sàng”.

Hoặc như nhận xét của Bruce Silverglade, Giám đốc Pháp lý của Trung tâm Khoa học vì Lợi ích Công cộng (Center for Science in the Public Interest): “Người ta vẫn nói rẳng dược thảo an toàn vì đã được dùng cả nhiều trăm năm. Một số dược thảo có thể an toàn. Nhưng không được thử nghiệm, không ai có thể biết một dược thảo nào đó có thể gây ra ung thư, suy thận hoặc tổn thương khác, dù là chất đó đã được dùng từ lâu”.

Chính các nhà sản xuất cũng nhận là hiện nay trên thị trường có nhiều loại TPCN không đúng như quảng cáo, sự khuyến mãi không thực thà, sản phẩm không có bổ ích.

Kết luận

Thực phẩm chức năng đang tràn ngập thị trường tại mọi quốc gia với những lời quảng cáo dễ lung lạc lòng người về ích lợi cho sức khỏe.

Dùng hay không là tùy sự suy luận và nhu cầu của mỗi cá nhân.

Chỉ nên nhớ rằng thực phẩm tự nhiên đã chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần cho các chức năng của cơ thể.

Và thực phẩm gọi là chức năng không phải là phương thuốc “bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ” để giải tỏa các các thói quen xấu. Đây cũng chỉ là thức ăn thường được chế biến, thêm bớt vài hóa chất khác nhau.

Hơn nữa, không có thực phẩm xấu tốt mà có cách sử dụng đúng hoặc sai. Sai vì dùng quá ít hoặc quá nhiều. Như Paracelsus vào thế kỷ 15 đã có nhận xét: “Mọi chất đều có mầm độc hại. Sử dụng với số lượng thích hợp phân biệt một chất độc với liều thuốc trị bệnh”

 Mà ăn uống đúng cũng chưa đủ, còn cần có nếp sống lành mạnh, vận động đều đặn, thư giãn tâm hồn.

Thực phẩm chức năng còn cần nhiều nghiên cứu khoa học để chứng minh công dụng phòng ngừa, chữa trị bệnh tật.

Cũng như cần sự “trong sáng lương tâm” của nhà sản xuất để không đưa ra thị trường những sản phẩm “hào nhoáng bề ngoài mà nội dung nghèo nàn, đôi khi có hại”. Hoặc các nhà phân phối phóng đại lời giới thiệu sản phẩm quá mức độ so với tác dụng thực sự của chúng.

Như ý kiến sau đây của Barbara Gollman, Hội Thực Phẩm-Dinh Dưỡng Hoa Kỳ (American Dietetic Association): “Tiêu thụ quá nhiều, các chất đó sẽ gây hại cho sức khỏe. Nếu không thu lượm được điều mà ta tưởng là có thì chỉ tốn tiền vô ích”.

Vì liệu “Cỏ có luôn luôn xanh hơn ở phía bên kia núi” hay không!

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức

Texas- Hoa K

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tập đoàn Nhân sâm Hàn Quốc tại Hoa Kì (KGCUS), nơi sản xuất thương hiệu nhân sâm số một thế giới CheongKwanJang, tự hào giới thiệu thức uống thảo dược có ga HSW kết hợp hồng sâm 6 năm tuổi, tới các khách hàng quan tâm đến sức khỏe tại WaBa Grill, một trong những chuỗi nhà hàng hàng đầu chuyên phục vụ món cơm lành mạnh
Thỉnh thoảng chúng ta mới thấy một thứ thuốc mới làm chấn động không những giới y tế mà còn làm chấn động thị trường kinh tế thế giới. Thí dụ trước đây là thuốc phục vụ trong những nhu cầu căn bản và mạnh mẻ nhất của con người, Viagra, thuốc giúp chữa chứng rối loạn cương cứng (ED) của nam giới, do Pfizer phát triển, đã có tác động kinh tế đáng kể đến ngành dược phẩm kể từ khi được FDA phê duyệt vào năm 1998. Viagra là loại thuốc mang lại lợi nhuận cao cho Pfizer, doanh thu toàn cầu khoảng 1,6 tỷ USD trong năm 2016 mặc dù đã có thuốc generic rẻ tiền hơn nhiều.
Ung thư khởi phát khi các tế bào tích tụ những tổn hại đủ để thay đổi hành vi bình thường của chúng. Khả năng tích tụ tổn hại tăng theo độ tuổi vì các biện pháp bảo vệ trong mã di truyền, nhằm đảm bảo các tế bào hoạt động vì lợi ích tối ưu của cơ thể, sẽ suy yếu theo thời gian. Vậy thì tại sao những đứa trẻ chưa có đủ thời gian để các tế bào tích tụ tổn hại lại có thể mắc bệnh ung thư? Nếu nhìn qua lăng kính tiến hóa, ung thư phát triển từ sự ‘bất hợp tác’ của tế bào, vốn ban đầu các tế bào sẽ cùng kết hợp với nhau và hoạt động như một cơ quan. Ở trẻ em, các tế bào vẫn đang học cách hợp tác. Ung thư ở trẻ em khởi phát khi xuất hiện các tế bào ‘nổi loạn’ không chịu hợp tác và cứ phát triển bất chấp, gây tổn hại cho cơ thể.
Bộ não con người có thể thay đổi – nhưng thường với nỗ lực rất lớn và diễn ra từ từ, chẳng hạn như khi chúng ta học một môn thể thao hoặc ngoại ngữ mới, hoặc hồi phục sau cơn đột quỵ. Học các kỹ năng mới có tương quan với những thay đổi trong não; điều này đã được nghiên cứu khoa học thần kinh với động vật và quét não chức năng ở người chứng minh. Có lẽ, nếu quý vị thành thạo Giải tích 1 (Calculus 1), thì trong não quý vị sẽ có điều gì đó khác một chút. Các tế bào thần kinh vận động trong não mở rộng và co lại tùy thuộc vào tần suất chúng được vận động – một sự phản ánh của tế bào thần kinh về việc “xài hoặc mất” (use it or lose it).
Chẳng có ai vừa ra khỏi bụng mẹ là đã biết trượt ván, lướt sóng hay thậm chí là đứng kiễng chân. Không giống như các loài động vật hữu nhũ khác, con người không có khả năng giữ thăng bằng khi mới sinh – không có em bé sơ sinh nào vừa đẻ ra là đã biết đi hoặc đứng. Trước khi có được những khả năng đó, trẻ sơ sinh sẽ phát triển thị giác, thính giác, cơ, xương và não. Quá trình này mất nhiều tháng và thậm chí là nhiều năm đối với một số hoạt động.
Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã quyết định trao giải thưởng Nobel về sinh lý học hoặc y học năm 2023 cho hai khoa học gia người Mỹ Katalin Karikó (gốc Hungary) và Drew Weissman hôm nay ngày 2 tháng 10, 2023, vì những khám phá của họ liên quan đến việc biến đổi base của các nucleoside (nucleoside base modifications) cho phép phát triển vắc xin mRNA hiệu quả chống lại COVID-19
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới để nghiên cứu cách các gen có thể gây ra bệnh tự kỷ và các bệnh rối loạn về phát triển não bộ (neurodevelopmental disorders) khác: phát triển các cấu trúc nhỏ tương tự như bộ não trong phòng thí nghiệm và điều chỉnh DNA của chúng.
Trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ CDC vừa đưa ra các khuyến nghị về thuốc chủng ngừa Covid cho mùa thu này sau khi thuốc được Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Thuốc (FDA) của Hoa Kỳ chuẩn thuận hôm thứ hai, ngày 12 tháng 9, 2023. Sau đại dịch Covid mấy năm vừa qua, kiến thức của quần chúng về các bệnh nhiễm, các thuốc chủng ngừa (vắc xin) đã tăng lên nhiều, cũng như óc phê phán và sự nghi ngờ đối với các biện pháp y tế hay phòng ngừa do chính quyền hay các cơ quan như CDC đề xướng, lắm khi gắn liền với lập trường chính trị của mỗi người, có khi tuỳ theo tiểu bang. Bài sau đây chỉ có tính cách thông tin, dựa trên những nguồn tin tức mà người viết nghĩ là đáng tin cậy. Độc giả cần tham khảo với người săn sóc y tế cho mình để đi tới quyết định có nên dùng vắc xin nào hay không. Sau đây là những điểm chính của các thông báo của CDC cho báo chí, kèm theo chú thích để bàn thêm
Vitamin D là chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho sức khỏe. Nó giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ chức năng cơ bắp và miễn dịch. Nhưng hầu hết mọi người trên thế giới đều bị thiếu vitamin D, khiến cho nó trở thành loại supplement phổ biến nhất trên thị trường
Lập một kế hoạch điều trị trầm cảm có thể là một thách thức khó khăn. Điều này đặc biệt đúng đối với những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường và đang trải qua các liệu pháp thử nghiệm như kích thích các nhân sâu trong não (Deep Brain Stimulation – DBS). Đối với hầu hết các tình trạng bệnh lý, bác sĩ có thể trực tiếp đo lường bộ phận đang được điều trị, chẳng hạn như đo huyết áp đối với các bệnh về tim mạch. Những thay đổi có thể đo lường đóng vai trò là dấu ấn sinh học khách quan (objective biomarker) của quá trình phục hồi, cung cấp các thông tin đáng giá về cách chăm sóc bệnh nhân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.