Hôm nay,  

Trị Bệnh Bằng Phương Pháp Nhịn Ăn

08/09/200700:00:00(Xem: 10297)

Nhịn Ăn là một trong những phương pháp trị bệnh có hiệu quả nhất!

- Thuận thiên giả tồn. Nghịch tiên giả vong! Vạn vật lấy cân bằng làm gốc!

(kinh dịch)

-Thiền định hóa giải: Sinh, lão, bệnh, tử!

- Lời đối thoại vắn tắt của Đại Mục Kiền Liên và Thiên Y Kỳ Bá:

- Tôi có người đệ tử lâm bệnh nặng, nên chữa theo cách nào"

Kỳ Bá đáp:

- Nên nhịn ăn là tốt hơn hết.

Theo triết lý Đông Phương thì nhịn ăn là phương pháp chữa bệnh theo tự nhiên. Giáo sư Ohsawa đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại rằng phương pháp ăn uống theo Dịch Lý Âm Dương không phải do ông phát minh mà chính đã có sẵn trong kho tàng Đông Y nguyên thủy từ hơn 5.000 năm tại Trung Quốc rồi.

Giáo sư Ohsawa, người Nhật tên thật là Nyolti Sakurazama, sinh ngày 18-10-1893 tại Tokyo (Nhật Bản). Ông bẩm sinh bạc nhược hồi đang còn bé, mẹ và 3 em lần lượt chết vì bệnh lao. Năm 16 tuổi, đến lượt ông mắc bệnh ho lao và ung sang dạ dày, các bệnh viện đều bó tay. Sau đến nương náu ở một Thiền Viện, nhờ ăn uống phải phép mà lành bệnh. Từ đó ông khởi tâm hy sinh cả cuộc đời để nghiên cứu Dịch Lý và Đông y. Ông khám phá và truyền bá phương pháp theo Nguyên Lý Âm Dương có công năng cải tạo sinh lực, tăng gia tuổi thọ, chữa lành tất cả mọi bệnh tật, gồm cả các bệnh mà người ta gọi là Nan Y (Bệnh không chữa được) như: phong cùi, ung thư, ho lao, suyễn, đau tim, phong thấp.

Sau một thời gian dài thực nghiệm. Ngày nay, trên thế giới có rất nhiều người ở hầu hết các nước văn minh đã hưởng ứng và hoan nghênh nhiệt liệt phương pháp dưỡng sinh và trị liệu giản dị của Giáo sư Ohsawa.

Trong số môn đồ của ông, có rất nhiều vị y khoa bác sĩ danh tiếng ở Nhật Bản cũng như ở Âu Châu và Mỹ Châu.

Vì phép trị liệu quá thuần phát. Cách ăn uống quá giản dị, lúc ban đầu không mấy ai tin tưởng, nhưng dần dần thấy kết quả ra ngoài ước vọng, lúc bấy giờ suy nghĩ kỹ, người ta mới thấy rõ sự nhiệm mầu của lý thuyết Âm Dương trong phương pháp Dịch Lý mà giáo sư Ohsawa đã khảo cứu.

Theo Dịch Lý Đông Phương, vạn sự, vạn vật trong vũ trụ đều được chia ra 2 nguyên tính tương phản nhau, nhưng lại bổ túc cho nhau là Âm và Dương. Hai sức mạnh này có thể ví như cực Bắc và cực Nam của chiếc La Bàn. Cũng như chiếc La Bàn giúp cho nhà Hàng Hải định hướng cuộc hành trình. Luật Âm, Dương biết áp dụng sẽ dẫn cuộc đời ta đi vào nẻo hạnh phúc như ý!

- Bác sĩ Parodi phê bình phép ăn uống theo nguyên lý Âm Dương của giáo sư Ohsawa. Ông đã viết:

Chính nhờ giáo sư Ohsawa, nên tôi nắm được những cương yếu mà tôi tin rằng xác thật nhất về bệnh tật, sức khỏe, dinh dưỡng và tôi vẫn mãi mãi nhớ ơn ông về những cương yếu ấy.

- Nhà sinh lý học tiếng tăm lừng lẫy Claude Bernard đã tuyên bố quả quyết rằng: Tình trạng cơ thể là chính yếu, vi trùng không có gì đáng kể.

Sự khám phá ra vi trùng của Pasteur đã lái ngành y khoa tân tiến hiện nay về chiều hướng mổ xẻ, nghịch lý thiên nhiên, và độc dược hóa học, càng ngày càng hiệu lực, quả thật đã đem lại nhiều tai hại cho loài người.

- 2 bác sĩ Roger và Josué đã làm thí nghiệm sau đây để chứng minh lợi ích của sự nhịn ăn : những con thỏ nhịn ăn đã tự tạo một sức miễn dịch phi thường, đã chịu đựng được một cách dễ dàng và vô hại một lượng vi trùng tiêm vào mình chúng, đủ sức giết một cách nhanh chóng những con thỏ khác cùng trong bầy không được nhịn ăn.

- Bác sĩ Roger Barthlow là một y sĩ trung kiên trong việc bênh vực thuốc men, cũng phải nhìn nhận rằng:

- Nhịn ăn là một phương phá xuất sắc để bài tiết vi trùng ra khỏi cơ thể bằng một quá trình liên tục tuần tự hủy diệt phần tử và để tái tạo các cơ cấu trong cơ thể. Đó là phương pháp nhịn ăn dùng để chựa bệnh gian mai….. một phương pháp Đông Phương dùng để chữa bệnh ấy và những kết quả rất mỹ mãn đã được thu hoạch bằng phương pháp này.

- Bác sĩ Von Seeland nói:

Trên nhận xét bản thân cũng như trên nghiên cứu thực nghiệm, tôi càng ngày càng đi đến tin tưởng vững chắc rằng: Nhịn ăn chẳng những có một giá trị về y khoa mà chắc chắn rằng còn có một giá trị lớn lao hơn nhiều đứng về phương diện dữơng sinh và giáo dục xã hội.

- Nếu ta đã có quan niệm Âm Dương tuy đối lập nhau, thì bệnh tật chính là một quá trình cải tạo cho sức khỏe, là một tiếng còi báo động cho ta biết sự sai lầm trong cách ăn uống hàng ngày, là một phản ứng do bản năng tự vệ của cơ thể, để bảo vệ cân bằng sức khỏe của mình.

Ví dụ:

- Nôn mửa, là một căn bệnh hay là một cách đào thải những thức ăn không thích hợp ra khỏi dạ dày"

- Ho, là một bệnh hay là một phản ứng cần thiết để tẩy khứ hơi độc, các chất đàm nhớt có hại, cản trở, ra khỏi hô hấp"

- Đi tả (tiêu) là một bệnh hay là một quá trình khai trừ những chất độc địa ra khỏi bộ tiêu hóa"

- Các chứng viêm, nổi hạch, là một căn bệnh hay là một quá trình tái tạo, phòng thủ để nối xương, liền thịt, đóng sẹo ngăn chặn đối phương là vi trùng hay chất độc vào cơ thể, hoặc đẩy các vật lạ ra ngoài.

- Sốt, là những căn bệnh hay là những hành động để chữa bệnh, bằng cách động viên đề kháng của cơ thể"

Như vậy, những hiện tượng trên, ta gọi là bệnh, có phải là kẻ thù của cơ thể ta" Bệnh là gì" Bệnh phải chăng là một sự quật khởi của cơ thể, để đem lại quân bình cho cơ thể, là một tín hiệu để người bệnh kịp thời sửa chữa lại sự ăn uống bừa bãi, sai lầm của mình.

- Bác sĩ Walter nói: "Không có một phương pháp trị liệu nào có thể cải tạo sinh lực thần hiệu bằng cách nhịn ăn. Đây là một phương pháp thiên nhiên lợi lạc trong mọi bệnh tật. giúp sự tuần hoàn, cải thiện sự tiêu hóa, tăng cường sự bài tiết, phục hồi sinh lực hưng vượng sinh khí chẳng gì bì kịp."

Nhịn ăn cần thiết cho bệnh kinh niên cũng như bệnh cấp tính.

Thật vậy, nếu mọi tế bào tạng phủ trong người đều được lành mạnh thì  chẳng có một loại vi trùng nào có thể quấy phá hoặc tác hại được. Và muốn cho mọi cơ năng tạng phủ đều được lành mạnh thi trước hết các chất bổ dưỡng đưa vào máu để phân phối nuôi cơ thể phải tinh khiết đày đủ và đúng quân bình. Dĩ nhiên là không có hóa học và hơi độc.

Chúng ta ai cũng biết rằng bệnh tật sở dĩ sinh ra là vì quân bình Âm Dương bị chênh lệch, do đó vi trùng hoặc ngoại tà mới có dịp xâm nhập, phát tác và gây tổn hại cho cơ thể.

- Ta hiểu được bí quyết vì đâu ăn uống bậy bạ thì đau ốm, mau già, sắc đẹp chóng tàn phai. Và ăn  uống theo thuyết trường sinh của giáo sư Ohsawa lại chữa lành được bệnh tật, làm cho trẻ trung và sống lâu!

- Một khi cơ thể đã lập lại được quân bình Âm Dương, thì tính thực bào, tức khả năng tiêu diệt vi trùng  được cường thịnh và khả năng xuất tiết kháng thể để trung hòa độc tố thêm sung túc, thì thử hỏi vi trùng còn đâu là môi trường sống, để nảy nở phá hại cơ thể được nữa. Đó là chưa nói tới phương pháp dùng dược thảo thiên nhiên. Châm cứu phù hợp tuyệt vời (Ht)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bệnh gan đang trở nên phổ biến hơn ở các nước phương Tây. Tại Thụy Điển, ước tính có khoảng một triệu người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ, đúng như tên gọi có nghĩa là gan tích tụ mỡ, không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy, hầu hết người bịnh không biết rằng họ có chất béo tích tụ, mà ở một số người cuối cùng có thể phát triển thành xơ gan và ung thư gan. Một nghiên cứu ở Thụy Điển cho thấy số người mắc bịnh gan nhiễm mỡ ngày càng gia tăng.
Nhà sinh lý học vĩ đại người Pháp Claude Bernard đã phát triển khái niệm về nội môi (le milieu intérieur, tiếng Anh là the internal environment, tạm hiểu là môi trường bên trong cơ thể): môi trường chất lỏng được điều tiết tinh tế bao quanh các tế bào, chảy qua các động mạch và tĩnh mạch, thấm vào tất cả các cơ và dây thần kinh, cơ quan và xương trong cơ thể chúng ta. Hai trái thận phải làm khá nhiều việc để duy trì trạng thái cân bằng cho môi trường chất lỏng này, hay còn gọi là “cân bằng nội môi” (homeostasis). Chúng loại bỏ nhiều chất với nhiều kích thước khác nhau ra khỏi máu. Các chất này là phụ phẩm khi cơ thể tạo ra và đốt cháy năng lượng, và sẽ trở nên độc hại nếu tích tụ quá nhiều. (Gan thì trực tiếp loại bỏ các hóa chất khác ngay sau khi tiêu hóa, như rượu và ma túy, trong khi ruột, phổi và da thì thực hiện các chức năng bài tiết bổ sung.)
Thương hiệu số một trên thế giới, CheongKwanJang, hòa nhập với xu hướng Thực Phẩm Dược Tính toàn cầu, đã thông báo về sự hợp tác với chuỗi nhà hàng Kabuki của Nhóm Kaizen Dining. Sự hợp tác này, kết hợp truyền thống 120 năm và lợi ích sức khỏe của CheongKwanJang với ẩm thực Nhật Bản quen thuộc đối với người Mỹ, đã được tiết lộ tại một sự kiện diễn ra vào ngày 6 tháng 9 tại nhà hàng chính của Kabuki Huntington Beach. Tiến sĩ Lee Yun-beom, CEO của CheongKwanJang tại trụ sở Hoa Kỳ, đã tuyên bố: "Hồng Sâm Hàn Quốc, được biết đến khoa học với tên gọi Panax Ginseng C.A. Meyer, khác biệt với các loại sâm được tìm thấy tại Hoa Kỳ hoặc các khu vực khác; Nó đã được xác minh khoa học thông qua hơn 450 nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng ở các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ."
Năm ngoái, các bác sĩ tại một bệnh viện ở Canberra đã sốc tới lặng người khi gắp một con giun sống ra khỏi não một phụ nữ. Trước đó, nữ bệnh nhân này phải vào bệnh viện với các triệu chứng như bị đau dạ dày, ho khan, đổ mồ hôi đêm trong hàng tháng trời, sau đó thì bà bị trầm cảm và hay quên. Bệnh nhân đã được chỉ định đi scan não.
Người ta thường nói rằng tất cả chúng ta rồi sẽ trở nên mất trí nhớ - trừ khi chết vì ung thư hoặc bệnh tim mạch. Tất nhiên, có những người chết vì các bệnh khác, tai nạn hoặc tự tử. Nhưng chính chứng mất trí nhớ, ung thư và bệnh tim mạch lại chiếm ưu thế trong danh sách về nguyên nhân tử vong. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh tim mạch đã tiến bộ và tỷ lệ sống sót hiện nay cao hơn nhiều. Ung thư đã từ một bản án tử hình trở thành một căn bệnh có thể điều trị được - mặc dù vẫn có những biến thể mà tỷ lệ tử vong gần một trăm phần trăm.
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Lund, Thụy điển đã tìm ra một phương pháp để có thể phát hiện sớm các bệnh nghiêm trọng trong não, chẳng hạn như bệnh Parkinson, bằng cách thử dịch tủy sống sau lưng. Và họ cho biết rằng dấu hiệu ban đầu của bệnh là giảm khứu giác, tin từ Đài truyền hình Thụy điển. Tại Phòng khám Trí nhớ ở thành phố Malmö, Thụy điển, các bác sĩ lấy dịch tủy sống từ những người tình nguyện tham gia nghiên cứu bằng một cây kim vào giữa hai đốt ở cột sống, qua thử nghiệm đó các nhà nghiên cứu biết người đó có khả năng mang chứng bịnh thể Lewy* không? Các chứng bịnh thể Lewy là thuật ngữ chung cho bệnh Parkinson và chứng mất trí nhớ thể Lewy, hay còn gọi là sa sút trí tuệ Lewy.
Theo tờ Smithsonianmag, trong một cuộc phẫu thuật thử nghiệm đột phá, các khoa học gia đã điều trị cho bốn bệnh nhân bị thương nặng ở một mắt bằng cách cấy ghép tế bào gốc từ mắt còn lại. Ula Jurkunas, bác sĩ nhãn khoa tại Massachusetts Eye and Ear và là tác giả đầu tiên của nghiên cứu mới, cho biết: “Báo cáo từng trường hợp cụ thể về bốn bệnh nhân cho thấy một số thông số đã có sự cải thiện, đồng thời cơn đau cũng như các triệu chứng khó chịu đều có giảm bớt.”
Các bác sĩ tại NYU Langone Health trong tuần qua cho biết ca ghép thận heo (đã biến đổi gen) cho một người đàn ông (đã chết não) thành công và thận vẫn tiếp tục hoạt động sau 32 ngày, tờ Washington Post đưa tin. Đây là một bước tiến lớn tới khả năng cấy ghép dị chủng. Theo báo cáo, trong vài phút đầu tiên sau khi được cấy ghép, trái thận không bị cơ thể người nhận đào thải – điều này thường là một vấn đề lớn trong cấy ghép dị chủng (sử dụng cơ quan từ loài khác để cấy ghép). Trái thận đã bắt đầu sản xuất nước tiểu và đảm nhận các chức năng của thận người như đào thải các chất độc.
Nếu thuở nhỏ quý vị từng bị rầy la vì vụ đọc sách, truyện trong bóng tối hoặc nếu có xài mắt kính chặn ánh sáng xanh khi làm việc trên máy tính, thì có thể quý vị chưa hiểu đúng về sức khỏe của mắt. Theo Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bịnh (CDC), ở Hoa Kỳ cứ 10 người trưởng thành thì có khoảng 4 người có nguy cơ cao bị suy giảm thị lực. Bác sĩ Joshua Ehrlich, giảng sư về nhãn khoa và khoa học thị giác tại Trường Michigan cho biết, có nhiều bịnh về mắt có thể điều trị hoặc phòng ngừa được. Và sau đây là một số niềm tin phổ biến của mọi người về thị lực và những nhận xét của các chuyên gia.
Gần đây các tin thời sự nói nhiều về vấn đề sinh sản. Những nước Á châu đang phát triển kinh tế tột bực như Nhật, Đài Loan và Đại Hàn đều gặp phải vấn đề mức sinh sản quá thấp. Phụ nữ các xứ này học càng ngày càng lâu, lập gia đình chậm hoặc từ chối lập gia đình, có con ít hoặc chọn lựa không sinh con cái để tiếp tục sự nghiệp cá nhân, nếp sống tự do không vướng bận con cái, hoặc lo ngại không đủ tiền của để giáo dục nuôi dưỡng một đứa trẻ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.