Hôm nay,  

Câu Chuyện Y Học: Rửa Tay Để Bảo Vệ Sức Khỏe

21/04/200700:00:00(Xem: 4902)

  Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi chúng ta quên tuốt luốt là vô số vi khuẩn và virus đang rình rập quanh ta chờ có dịp để lây nhiễm và tấn công...Bàn tay thường là trung gian đem mầm bệnh vào người. Cũng may là trong một môi trường tràn ngập vi khuẩn nhưng cơ thể chúng ta cũng có trang bị những đội quân phòng thủ gồm những vi khuẩn tốt để chống lại quân xâm lược là những vi khuẩn xấu từ ngoài vào. Trong ruột, trên da và cả trên hai bàn tay chúng ta có chứa hằng tỉ vi khuẩn. Mỗi khi bắt tay hay sờ mó một vật gì chẳng hạn như nắm khóa cửa, robinet, chốt xả nước bàn cầu, v.v… chắc chắn là bàn tay chúng ta đã bị nhiễm rồi và có thể là với nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Để phòng ngừa sự lây nhiễm thì có một cách rất dễ, đó là chúng ta hãy chịu khó rửa tay thường xuyên!

Các loại vi khuẩn nào thường hay gặp trên da"

Có thể phân chia ra làm hai nhóm chính:

1-Nhóm vi khuẩn thường trú (flore résidente): gồm có các vi khuẩn hội sinh (commensaux) và các vi khuẩn yếm khí như là cầu trùng Gram dương Staphylococcus epidermis, Corynebacteries và Micrococcus species...Nhóm thường trú nầy có sức gây bệnh rất yếu. Chúng thường đóng vai trò quan trọng trong việc chống đỡ và ngăn chận sự xâm nhập của những loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh nặng hơn. Bình thường loại vi khuẩn thường trú không gây bệnh cho chúng ta, ngoại trừ trường hợp vì rủi ro chúng được đưa ồ ạt vào trong cơ thể như trong trường hợp mổ xẻ giải phẫu, v.v…

2-Nhóm vi khuẩn tạm trú (flore transistoire): gồm những vi khuẩn hoại sinh (saprophytes) đến từ môi sinh, từ người khác và từ vật dụng đã bị nhiễm. Nhóm nầy có thể là Entérobactéries, Pseudomonas spp (từ môi sinh), Streptocoques groupe A, Entérococcus spp, Staphylococcus aureus, Candida albicans (từ các người có hệ miễn dịch yếu, hoặc từ các người bị bệnh tiểu đường)...Trong nhà thương, tay thường hay bị nhiễm bởi các loại vi khuẩn gây bệnh (pathogène) như Klebsiella spp và Enterobacter spp. Các vi khuẩn tạm trú thường rất thay đổi. Chúng tùy thuộc vào nơi chốn nào mà bàn tay sờ vào để bị nhiễm. Loại vi khuẩn tạm trú thường lây nhiễm vào cơ thể qua hiện tượng nhiễm trùng chéo (infection croisée, cross contamination).

* Lây nhiễm bằng cách nào"

Biết rằng có nhiều loại vi khuẩn sống một cách tự nhiên bình thường trên cơ thể và không hề hại đến sức khỏe, nhưng ngược lại cũng có rất nhiều loại vi khuẩn khác thì lại gây cảm nhiễm mỗi khi tiếp xúc vào người chúng ta. Theo sự ước lượng của các nhà khoa học thì có vào khoảng từ 10.000 đến 100.000.000 mầm bệnh hiện diện trên hai bàn tay và đặt biệt là dưới khe của các móng tay. Trong bối cảnh nầy, một số mầm bệnh có thể tồn tại trong nhiều phút thậm chí trong nhiều giờ. Đó là trường hợp của các loại virus gây các bệnh cảm nhiễm như cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, bệnh feu sauvage(herpes labial), bệnh impétigo (chốc lở) và các bệnh ngộ độc thực phẩm...Một vài loại vi khuẩn độc hại hơn có nguồn gốc từ phân, chẳng hạn như vi khuẩn salmonella (gây bệnh thương hàn) cũng có thể lây nhiễm từ hai bàn tay. Mỗi khi bắt tay với nhau là mỗi người có thể sau đó đem truyền sang cho 6 người (") khác. Mầm bệnh có thể tồn tại trong một thời gian lâu dài trên bàn bureau, trên nắm khóa cửa, bàn cầu, v.v…Khi nắm vào những đồ vật bẩn và nếu quên chúng ta lấy tay dụi vào mắt, móc vào mũi, hoặc bốc thức ăn đưa vào miệng, thế là bị nhiễm. Rửa tay thường xuyên là một cách ngừa bệnh cảm cúm rất hữu hiệu.

* Khi nào thì cần rửa tay"

Cho dù có áp dụng cách rửa nào đi nữa thì bàn tay cũng không bao giờ được tiệt trùng (stérile) hết. Chúng ta bất quá chỉ giúp làm giảm bớt số vi khuẩn trên tay mà thôi! Rửa tay có mục đích là loại các chất bẩn mà ta thấy được cũng như các chất bẩn không thể thấy được. Vậy cần nên rửa tay:

 - Trước và sau khi ăn.

- Trước khi rửa mắt rửa mũi.

- Trước khi chuẩn bị thức ăn.

 - Trước và sau khi săn sóc cho các cháu bé, thí dụ như thay tã, v.v…

 - Trước và sau khi săn sóc vết thương.

- Sau khi tiếp xúc với người bệnh.

- Sau khi làm một công việc dơ bẩn, thí dụ như làm vườn, v.v…

- Sau khi đi toilette.

- Sau khi tay đã có đụng chạm tiếp xúc với súc vật hoặc các đồ vật dơ bẩn,     chẳng hạn như tiền bạc, robinets, nắm khóa cửa, lan can, v.v…

* Có nhiều cách rửa tay

Thông thường nhứt là rửa tay bằng savon. Nguyên tắc chung là phải chà xát cho nổi bọt, xoa hai lòng bàn tay với nhau, trên mu bàn tay, tất cả các ngón và cũng đừng quên các khe móng tay nữa. Thời gian rửa tay và chờ cho savon thấm vào da tối thiểu phải từ 20 giây trở lên mới hữu hiệu được. Sau đó là xả bằng nước cho đến khi sạch hết savon trên tay. Cuối cùng là chùi tay khô bằng khăn sạch, khăn giấy hoặc bằng hơi nóng do máy thổi ra. Tránh dùng tay sạch vừa mới được rửa xong mà nắm khóa robinet để tắt nước hay để vặn nắm khóa cửa để đi ra. Nên dùng một tấm giấy để làm công việc nầy. Tùy theo mục đích của công việc mà người ta chia cách rửa tay ra như sau:

*-Rửa thường với savon (lavage simple): Savon có tính tẩy rửa (détergent) các chất bẩn và dầu mỡ. Với cách nầy chỉ loại bỏ được nhóm vi khuẩn tạm trú trên da mà thôi nhưng không ảnh hưởng mấy đến số vi khuẩn thường trú nằm sâu phía dưới da được.

*-Rửa sát trùng (lavage antiseptique): Dùng loại savon đặc biệt vừa có tính tẩy rửa chất bẩn và đồng thời cũng có tính diệt khuẩn (antibactérien) nữa. Hiệu quả sát trùng tùy thuộc vào liều lượng savon được sử dụng. Người ta khuyên nên sử dụng từ 3 tới 5ml savon cho mỗi lần rửa tay.

*-Rửa tay giải phẫu (lavage chirurgical): Sử dụng những dung dịch nước và alcool. Không có tính tẩy rửa (non détergent) nhưng có tính năng sát khuẩn.

* Tại sao cần khử trùng bàn tay"

Mục đích chính để diệt mầm bệnh (vi khuẩn, virus, nấm mốc). Có 3 cách diệt khuẩn:

  1- Mục đích vệ sinh (désinfection hygiénique) nhằm diệt các mầm bệnh. Nhóm vi   khuẩn tạm trú phải bị diệt bỏ càng sớm càng tốt trong vòng vài ba giây tới hai phút. Có thể có đôi chút ảnh hưởng đến nhóm vi khuẩn thường trú.

 2- Mục đích giải phẫu (chirurgicale) là một giai đoạn tiền giải phẫu nhằm diệt nhóm vi khuẩn tạm trú, giảm bớt và hạn chế sự phát triển của nhóm vi khuẩn thường trú. Ngoài tác dụng diệt khuẩn cấp thời, tác dụng nầy còn có thể duy trì trong thời gian từ hai đến sáu giờ.

 3- Phương cách căn bản (désinfection de base) thường được áp dụng trong các bệnh viện nhằm mục đích đem tất cả số vi khuẩn nhiễm trên tay xuống mức tối thiểu. Việc áp dụng quá thường xuyên cách rửa tay nầy hạn chế một cách vĩnh viễn nhóm vi khẩn thường trú. Cách rửa căn bản chủ yếu dựa trên nguyên tắc dồn cộng (cumulatif) của các chất diệt khuẩn.

* Savon thường hay Savon diệt khuẩn"

Loại savon thường (savon ordinaire) giúp làm sạch chất bẩn và dầu mỡ dính trên tay. Còn loại savon diệt khuẩn (savon antibactérien) thì có chứa thêm chất kháng sinh để diệt một vài loại vi khuẩn...

Nếu so với loại savon thường thì savon diệt khuẩn cũng không có bảo vệ gì thêm hơn cho chúng ta đối với các bệnh thông thường. Ngoài ra, việc sử dụng savon diệt khuẩn quá thường xuyên có thể làm nẩy sinh ra hiện tượng kháng kháng sinh (antibiorésistance)...Không có một khảo cứu nào khuyên chúng ta nên dùng savon diệt khuẩn hoặc chất tẩy rửa diệt khuẩn (détergent antibactérien) thay cho sử dụng savon thường. Savon diệt khuẩn cũng không hữu ích để loại bỏ siêu vi (virus) vì chất kháng sinh không thể diệt được siêu vi...

Khi chúng ta dùng savon diệt khuẩn chà xát lên hai bàn tay thì những vi khuẩn nào nằm tại mí savon ở phía ngoài rìa sẽ thoát chết vì chúng tiếp xúc rất ít với chất kháng sinh chứa trong savon. Chúng có thể trở thành những vi khuẩn kháng kháng sinh rất nguy hiểm nếu sau nầy chúng ta phải dùng một loại thuốc kháng sinh nào đó để trị bệnh. Ngoài ra, những dòng vi khuẩn mang tính kháng kháng sinh cũng có thể chuyển nhượng tính nầy cho những dòng vi khuẩn khác (transfert de résistance)...Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại chất chà tay có chứa alcool (alcohol based hand rubs) để chúng ta diệt trùng trên hai bàn tay. Những hóa chất nầy có thể bán dưới dạng gel alcool đựng trong những chai nho nhỏ rất tiện cho chúng ta mang theo trong người mỗi khi ra ngoài.

* Kết luận

Mặc dù sống trong một môi trường có vô số mầm bệnh đang ngày đêm lảng vảng xung quanh ta, nhưng chúng ta có những phương cách đơn giản để đề phòng và giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm...Đó là sự rửa tay, một phương cách đã được y giới nhìn nhận từ gần một thế kỷ nay rồi!

Tham khảo:

- Agence de Santé publique du Canada, Se laver les mains… un geste important pour la santé. Mars 2006.   

- CDC, Hand Hygiene Guidelines Fact Sheet, 2002.

- FDA, Hand Hygiene in Retail & Food Service Establishments. May 2003.

- J.B. Hann, The Source of the Resident flora. The Hands. 1973, 5; 247-252.

- K.J McGinley, Composition and Density of Microflora in the Subungual space of the Hand. Journal of Clinical Microbiolog 1988, 26, 950-953

Montreal, April 21, 2007

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thỉnh thoảng chúng ta mới thấy một thứ thuốc mới làm chấn động không những giới y tế mà còn làm chấn động thị trường kinh tế thế giới. Thí dụ trước đây là thuốc phục vụ trong những nhu cầu căn bản và mạnh mẻ nhất của con người, Viagra, thuốc giúp chữa chứng rối loạn cương cứng (ED) của nam giới, do Pfizer phát triển, đã có tác động kinh tế đáng kể đến ngành dược phẩm kể từ khi được FDA phê duyệt vào năm 1998. Viagra là loại thuốc mang lại lợi nhuận cao cho Pfizer, doanh thu toàn cầu khoảng 1,6 tỷ USD trong năm 2016 mặc dù đã có thuốc generic rẻ tiền hơn nhiều.
Ung thư khởi phát khi các tế bào tích tụ những tổn hại đủ để thay đổi hành vi bình thường của chúng. Khả năng tích tụ tổn hại tăng theo độ tuổi vì các biện pháp bảo vệ trong mã di truyền, nhằm đảm bảo các tế bào hoạt động vì lợi ích tối ưu của cơ thể, sẽ suy yếu theo thời gian. Vậy thì tại sao những đứa trẻ chưa có đủ thời gian để các tế bào tích tụ tổn hại lại có thể mắc bệnh ung thư? Nếu nhìn qua lăng kính tiến hóa, ung thư phát triển từ sự ‘bất hợp tác’ của tế bào, vốn ban đầu các tế bào sẽ cùng kết hợp với nhau và hoạt động như một cơ quan. Ở trẻ em, các tế bào vẫn đang học cách hợp tác. Ung thư ở trẻ em khởi phát khi xuất hiện các tế bào ‘nổi loạn’ không chịu hợp tác và cứ phát triển bất chấp, gây tổn hại cho cơ thể.
Bộ não con người có thể thay đổi – nhưng thường với nỗ lực rất lớn và diễn ra từ từ, chẳng hạn như khi chúng ta học một môn thể thao hoặc ngoại ngữ mới, hoặc hồi phục sau cơn đột quỵ. Học các kỹ năng mới có tương quan với những thay đổi trong não; điều này đã được nghiên cứu khoa học thần kinh với động vật và quét não chức năng ở người chứng minh. Có lẽ, nếu quý vị thành thạo Giải tích 1 (Calculus 1), thì trong não quý vị sẽ có điều gì đó khác một chút. Các tế bào thần kinh vận động trong não mở rộng và co lại tùy thuộc vào tần suất chúng được vận động – một sự phản ánh của tế bào thần kinh về việc “xài hoặc mất” (use it or lose it).
Chẳng có ai vừa ra khỏi bụng mẹ là đã biết trượt ván, lướt sóng hay thậm chí là đứng kiễng chân. Không giống như các loài động vật hữu nhũ khác, con người không có khả năng giữ thăng bằng khi mới sinh – không có em bé sơ sinh nào vừa đẻ ra là đã biết đi hoặc đứng. Trước khi có được những khả năng đó, trẻ sơ sinh sẽ phát triển thị giác, thính giác, cơ, xương và não. Quá trình này mất nhiều tháng và thậm chí là nhiều năm đối với một số hoạt động.
Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã quyết định trao giải thưởng Nobel về sinh lý học hoặc y học năm 2023 cho hai khoa học gia người Mỹ Katalin Karikó (gốc Hungary) và Drew Weissman hôm nay ngày 2 tháng 10, 2023, vì những khám phá của họ liên quan đến việc biến đổi base của các nucleoside (nucleoside base modifications) cho phép phát triển vắc xin mRNA hiệu quả chống lại COVID-19
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới để nghiên cứu cách các gen có thể gây ra bệnh tự kỷ và các bệnh rối loạn về phát triển não bộ (neurodevelopmental disorders) khác: phát triển các cấu trúc nhỏ tương tự như bộ não trong phòng thí nghiệm và điều chỉnh DNA của chúng.
Trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ CDC vừa đưa ra các khuyến nghị về thuốc chủng ngừa Covid cho mùa thu này sau khi thuốc được Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Thuốc (FDA) của Hoa Kỳ chuẩn thuận hôm thứ hai, ngày 12 tháng 9, 2023. Sau đại dịch Covid mấy năm vừa qua, kiến thức của quần chúng về các bệnh nhiễm, các thuốc chủng ngừa (vắc xin) đã tăng lên nhiều, cũng như óc phê phán và sự nghi ngờ đối với các biện pháp y tế hay phòng ngừa do chính quyền hay các cơ quan như CDC đề xướng, lắm khi gắn liền với lập trường chính trị của mỗi người, có khi tuỳ theo tiểu bang. Bài sau đây chỉ có tính cách thông tin, dựa trên những nguồn tin tức mà người viết nghĩ là đáng tin cậy. Độc giả cần tham khảo với người săn sóc y tế cho mình để đi tới quyết định có nên dùng vắc xin nào hay không. Sau đây là những điểm chính của các thông báo của CDC cho báo chí, kèm theo chú thích để bàn thêm
Vitamin D là chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho sức khỏe. Nó giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ chức năng cơ bắp và miễn dịch. Nhưng hầu hết mọi người trên thế giới đều bị thiếu vitamin D, khiến cho nó trở thành loại supplement phổ biến nhất trên thị trường
Lập một kế hoạch điều trị trầm cảm có thể là một thách thức khó khăn. Điều này đặc biệt đúng đối với những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường và đang trải qua các liệu pháp thử nghiệm như kích thích các nhân sâu trong não (Deep Brain Stimulation – DBS). Đối với hầu hết các tình trạng bệnh lý, bác sĩ có thể trực tiếp đo lường bộ phận đang được điều trị, chẳng hạn như đo huyết áp đối với các bệnh về tim mạch. Những thay đổi có thể đo lường đóng vai trò là dấu ấn sinh học khách quan (objective biomarker) của quá trình phục hồi, cung cấp các thông tin đáng giá về cách chăm sóc bệnh nhân.
Theo Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA), khoảng 9 trong số 10 toa thuốc ở Hoa Kỳ có kê thuốc đồng dạng (thuốc generic) của một loại thuốc nguyên gốc (brand name). Tuy nhiên, có thể sẽ có nhiều người không biết là loại thuốc họ mua ở hiệu thuốc là thuốc đồng dạng hay thuốc nguyên gốc. Vậy hai loại thuốc này có gì khác biệt không? Và nếu có, nó có quan trọng không?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.