Hôm nay,  

Từ Thú Đến Người

06/02/200700:00:00(Xem: 4692)

Từ Thú Đến Người

Từ khóa: Zoonose

Từ thuở khai thiên lập địa, thú và người đã có một mối liên hệ rất mật thiết với nhaụ Thú giúp chúng ta trong việc đồng áng cũng như trong việc chuyển vận được dễ dàng. Sữa, trứng và thịt đã nuôi sống con ngườị Da và len giúp chúng ta có những bộ quần áo để che nắng che sương. Thú cũng được sử dụng trong lĩnh vực y khoa để tìm ra những dược phẩm mới cũng như để sản xuất ra những bộ phận ghép dùng cho con ngườị Một vài loài súc vật như chó, mèo và ngựa còn được xem như những bạn đồng hành rất gần gũi với chúng ta trong cuộc sống hằng ngàỵ Trong bối cảnh này, một số mầm bệnh từ thú có thể lây nhiễm và gây bệnh cho chúng tạ Khoa học gọi những bệnh này bằng một cái tên chung là zoonoses. 

Có tất cả bao nhiêu zoonoses trên thế giớỉ 

Theo tài liệu thì có vào khoảng 150 zoonoses. Đa số đều là bệnh nhẹ, nhưng cũng có một số bệnh rất nguy hiểm có thể làm chết ngườị Còn nhớ vào năm 1918 cả thế giới đã kinh hoàng trước sự bộc phát nhanh chóng và khốc liệt của dịch cúm Tây Ban Nha  (grippe espagnole). Dịch bệnh xuất phát từ loài heo và đã gieo chết chóc cho khắp cả thế giớị Có lối trên 20 triệu người đã bỏ mạng vào thời đó.

Gần đây hơn một số zoonoses rất nguy hiểm cũng đã trở thành đề tài thời sự của báo chí, chẳng hạn như các bệnh Bò điên BSE, các bệnh sốt xuất huyết Ebola và Marburg virus, truyền lây từ việc ăn thịt khỉ bên Phi châu, và bệnh liệt kháng (AIDS, Sida) từ hơn 20 năm nay đã giết hại hằng triệu người trên thế giớị

Có giả thuyết nói rằng mầm bệnh liệt kháng có nguồn gốc cũng từ một loài khỉ Phi Châu ngẩu biến và vượt hàng rào chủng loại để lây nhiễm cho ngườỉ Năm 1994, Hendra virus đã xuất hiện bên Úc châụ Virus này từ dơi lây nhiễm cho ngựa rồi từ đó gây bệnh cho ngườị Triệu chứng như bệnh cảm cúm và đã có vài ca tử vong bên Úc.

Đến năm 1999, một loại virus mới, đó là Nipah virus cũng xuất phát từ một loài dơi, lây cho heo và từ đây truyền sang cho ngườị Bệnh do Nipah virus cũng bắt đầu bằng triệu chứng cảm cúm như đau nhức mình mẩy, sốt cao, và nặng hơn thì gây biến chứng viêm nãọ Bệnh đã làm thiệt mạng 105 người tại Malaysia năm 1999. Cũng có những bệnh mà trước kia chỉ có ở các xứ nóng, nay thì bắt đầu thấy xuất hiện ở Bắc Mỹ, như bệnh West Nile virus lần đầu tiên được phát hiện tại New York vào năm 1999.

Đây là bệnh của một số loài chim, đặc biệt là loài quạ, và được muỗi làm trung gian lây truyền cho ngườị Bệnh thường xuất hiện mỗi năm vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 là thời gian có nhiều muỗi tại Bắc Mỹ. Bệnh West Nile virus có triệu chứng như cảm cúm, ít khi gây thiệt hại về nhân mạng nhưng nó cũng làm bận rộn không ít giới y tế công cộng Hoa Kỳ và Canadạ Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm ở các người già cả lớn tuổị

Vùng New York, New England ở miền đông bắc Hoa Kỳ cũng như một số vùng Ontario và Quebec Canada thường được cảnh báo về sự xuất hiện của bệnh West Nile virus vào mỗi năm. 

Tháng 3/2003, bệnh viêm phổi cấp tính và trầm trọng (SAR) xuất phát từ lục địa Trung Quốc đã làm thiệt mạng gần 800 người trên thế giới, nặng nhất là Trung Quốc có khoảng 350 nạn nhân, kế đến là Hồng Kong, Đài Loan và một số quốc gia vùng Đông nam Á trong đó có Việt Nam. Riêng tại Toronto, Canada tính đến tháng 7 năm 2003 cũng đã có 44 tử vong vì bệnh SARS. Tác nhân của bệnh SARS là một loại Corona virus ngẩu biến đặc biệt.

Các nhà khoa học đã đưa ra giải thuyết, có lẽ bệnh có nguồn gốc từ một loại thú rừng nào đó, hình như là từ con cầy hương (civet cat) mà người Trung Quốc rất hẩu xực"  Dịch bệnh này đã làm cả thế giới rất lo ngại, và nó cũng đã gây thiệt hại một cách đáng kể cho kỹ nghệ du lịch của rất nhiều quốc giạ

Vào đầu năm 2004, bệnh dịch cúm gia cầm do virus Influenza H5N1 đã bộc phát ra một cách nhanh chóng tại Á Châụ Tháng 8/2005,  dịch cúm gà đã xâm nhập Âu châu và hiện nay nó đang bắt đầu vào lục địa Phi Châụ Hiện nay dịch cúm vẫn còn gây rối tại Đông Nam Á.

Nói chung sau một thời gian lắng diụ, từ tháng 12/2006 bệnh cúm gà đã bắt đầu bộc phát trở lại tại một số nơi ở Việt Nam... H5N1 là chủng virus rất độc hại (hautement pathogène) và nguy hiểm nhất trong tất cả chủng Influenza virus, vì nó giết hại nhanh chóng hầu như 100% gia cầm và cũng có thể lây nhiễm cho cả những người nào có tiếp xúc chặt chẽ với gà bệnh...Thủy cầm (waterfowl) như vịt trời là ổ chứa (réservoir) mầm bệnh cúm gia cầm để đi lây nhiễm khắp nơị Tính đến tháng 10 năm 2005 đã có 117 người bị nhiễm bệnh cúm gà trong số này có 66 người chết mà hơn phân nữa là người Việt Nam…Được biết từ năm 2005 đến đầu năm 2007, riêng Indonesia có 76 ca cúm gà và có 57 tử vong. Gần đây đã có một vài trường hợp mà các nhà khoa học nghĩ rằng virus H5N1 đã lây nhiễm trực tiếp từ người này sang cho người khác. Đây là điều lo sợ nhất của mọi người vì đó có thể là dấu hiệu báo hiệu cho một đại dịch toàn cầu (pandémie) trong một thời gian không xạ

Zoonose gây bệnh bằng cách nàỏ 

Máu, nước bọt, phân, nước tiểu, tiết vật, da, lông, thịt, sữa và trứng của súc vật đều có thể là nguồn lây nhiễm cho con ngườị Thời tiết, khí hậu và điều kiện thiên nhiên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự xuất hiện của một zoonosẹ..Có những bệnh chỉ tác hại ở các vùng nhiệt đới nóng và ẩm, nhưng cũng có bệnh chỉ thấy xảy ra ở vùng ôn đới mà thôị Sâu bọ côn trùng, ruồi, muỗi, ve, bọ chét và chim chóc đều có thể là trung gian  (vecteur) đem mầm bệnh từ thú sang lây nhiễm cho ngườị Mật độ thú quá cao trong một vùng nhất định nào đó, việc khai phá rừng bừa bãi, và sự lưu thông chuyển vận quá dễ dàng đều là những yếu tố thuận lợi để một zoonose có thể xuất hiện nhanh chóng.

Cuối cùng là cách sinh sống của con người, chẳng hạn như sống chung chạ với gia súc, tập quán ăn uống, như ăn thịt sống, gỏi cá sống, thịt tái, bò tái chanh, uống máu rắn, tiết canh, nem và saucisse khô, v.v…cũng có thể dự phần không nhỏ vào sự xuất hiện của bệnh tật.

Một số zoonoses điển hình

1-Bệnh Salmonellose: còn được gọi là bệnh thương hàn, do vi khuẩn Salmonella spp. gây rạ..Phân gia súc, gà, vịt, chim, rùa, rắn v.v… đều có thể chứa vi khuẩn Salmonella spp. Có rất nhiều nguyên nhân bị nhiễm bệnh, như không giữ gìn vệ sinh, không rửa tay kỹ trước khi ăn uống, ăn phải thực phẩm nhiễm trùng nấu không thật chín. Thịt gà là loại thịt thường hay bị nhiễm Salmonella nhất. Trứng gà cũng có thể bị nhiễm loại vi khuẩn này (S.enteriditis), vì vậy không nên ăn hột gà nửa sống nửa chín kiểu hột gà “la cót”.

Một số thú vật có thể mang mầm bệnh nhưng chúng không bị bệnh nhưng lại thải vi khuẩn Salmonella ra ngoài để lây nhiễm chúng tạ Đây là những ổ bệnh rất nguy hiểm cho sức khỏe công cộng. Đau bụng, tiêu chảy có thể có máu, và sốt nóng là những triệu chứng chính. Bệnh có thể rất trầm trọng ở các cháu bé và ở các bác lớn tuổị Để phòng ngừa, chúng ta phải giữ vệ sinh tối đa như nhớ mang bao tay lúc quét dọn chuồng trại và lúc hốt phân súc vật. Chùi rửa thường xuyên nơi nhốt thú và chim. Rửa tay sau khi làm việc. Tránh dùng thịt nấu không được thật chín.

2-Bệnh Campylobactériose: vi khuẩn Campylobacter jejuni là thủ phạm chính... Phân gia súc có thể chứa vi khuẩn này và nhiễm vào nguồn nước, vào rau cải và thức ăn. Ăn phải thức ăn bẩn chúng ta sẽ bị đau bụng và tiêu chảỵ Bệnh Salmonellose và bệnh Campylobactériose là 2 bệnh thường hay gặp trong vấn đề ngộ độc thực phẩm.

3-Bệnh Psittacose: do vi khuẩn Chlamydia psittaci gây nên...Két là loài chim thường mang bệnh Psittacose nhất. Ngoài két ra, bồ câu và gà cũng có thể mắc bệnh. Bụi bặm trong lồng chim, các tiết vật từ mỏ hay từ mũi chim két đều có thể chứa vi khuẩn Chlamydiạ

Chúng ta bị lây bệnh qua việc hít thở bụi bặm từ lồng két. Triệu chứng tương tợ bệnh cảm cúm, ho hen, nóng lạnh, nhức đầu, ói mửa, tiêu chảỵ.. Bệnh có thể rất nặng ở các người lớn tuổị

4-Bệnh Toxoplasmose: do loại nguyên sinh vật đơn bào Toxoplasma gondii gây rạ..Về mặt thú y, Toxoplasma được xem như là một loại cầu trùng (coccidium) phát triển trong ruột của loài mèọ Mầm bệnh thường hiện diện dưới dạng nang noãn oocyst trong phân mèo và từ đó lây nhiễm cho chúng ta qua ngõ tiêu hóạ Mèo cào không thấy có báo cáo là có thể gây bệnh toxoplasmosẹ Triệu chứng là sốt nóng, các hạch sưng phù lên và có thể có biến chứng viêm não và mắt.

Bệnh rất quan trọng ở các phụ nữ mang thai mà không có kháng thể chống lại bệnh toxoplasmose (séronégative). Thai có thể bị dị dạng, xảo thai, hoặc sinh ra các cháu bé sau nầy có thể có biến chứng thần kinh và mắt.  Để phòng ngừa, nhớ mang bao tay lúc làm vườn, cũng như lúc quét dọn phân mèo, thay chất mạt cưa lót chuồng (litière), thay hộc cát (bac à sable) ngoài sân nơi các cháu bé chơị Rửa kỷ lưỡng rau cải, thịt heo, dê, cừu, bò phải được nấu thật chín trước khi dùng.

5-Bệnh do Hanta virus: Phân chuột chứa nhiều loại virus nàỵ Người bị nhiễm qua ngõ tiêu hóạ Sốt nóng, nhức đầu, đau nhức các bắp cơ tương tợ như bị cảm cúm vậỵ Cẩn thận lúc quét dọn các hốc kẹt có chứa phân chuột. Nhớ rửa tay kỷ sau khi xong việc.

6-Bệnh dại (rage, rabies): tác nhân là Lyssa virus...Tại Canada, bệnh dại lây nhiễm từ chó và mèo rất ít thấy, hầu như không có, lý do chính là vì các loài vật nầy đều được chủng ngừa dạị Luật cũng cấm thả chó chạy rong ngoài đường phố nhờ vậy mà giảm thiểu phần nào hiện tượng lây nhiễm bệnh dạị Tuy vậy bệnh dại thỉnh thoảng vẫn thấy xảy ra ở người mà nguyên nhân do lây nhiễm từ thú rừng có mang sẵn mầm bệnh bệnh dại một cách tự nhiên. Tại Bắc Mỹ, các loài thú sau đây thường hay chứa virus bệnh dại nhất: chồn (fox), chồn hôi (mouffette, skunk), gấu trúc Mỹ (raton laveur, raccoon) và dơi (chauve souris, bat)...Bên Âu Châu, chồn là loài vật thường hay mang bệnh dại nhất. Bệnh dại là một bệnh cực kỳ nguy hiểm, lây nhiễm từ nước bọt thú có mang mầm bệnh. Virus bệnh dại tấn công vào hệ thần kinh trung ương của nạn nhân và thường gây tử vong nếu không chữa trị sớm và kịp thờị Một khi triệu chứng đã phát hiện ra rồi thì kể như phải chết.

7-Bệnh sốt do mèo cào (maladie des griffes du chat, cat scratch fever): móng mèo rất bẩn và thường chứa vi khuẩn Bartonella henselaẹ Vết thương do mèo (4 cẳng) cào hay cắn dễ bị nhiễm trùng làm sưng hạch (lymphadénite régionale) như vùng nách hoặc vùng bẹn, đôi khi kèm theo sốt nóng, ói mửa, đau cổ họng. Bệnh tự hết sau vài tuần, nhưng phải cần nhiều tháng các hạch mới hết sưng. Trong trường hợp rất hiếm ở những người có sức miễn dịch yếu B. henselae có thể gây những bệnh lý về mạch máu gọi là angiomatose bacillaire và péliose bacillairẹ..Angiomatose bacillaire là một phản ứng làm gia tăng các mạch dưới da tạo nên những mảng đỏ bầm tương tợ như sarcome de Kaposị..Péliose bacillaire tuy rất hiếm thấy xảy ra nhưng là một bệnh lý nguy hiểm có thể chết.

Triệu chứng là trên bề mặt của gan nổi lên những nang chứa đầy máụ Bọ chét mèo cũng có thể là trung gian truyền vi khuẩn Bartonella cho ngườị Mèo tuy mang vi khuẩn Bartonella trong mình nhưng không bệnh. Chúng là réservoir của B.henselaẹ Ngoài B.henselae ra một số chủng Bartonella khác cũng thấy ở súc vật. Đó là B.bacilliformis (gây bệnh Fièvre de Oroya), B.elizabethea (gây viêm cơ tim endocartite), B.quintana (gây bệnh fièvre des tranchées và viêm cơ tim).

Riêng B.elizabethae gây cấy từ chuột được xem như zoonosẹ

8-Bệnh do ký sinh trùng Giardia và Cryptosporum: Hai loại ký sinh trùng nầy nằm trong nhóm nguyên sinh vật (protozoa). Gia súc có thể mang mầm bệnh nhưng không bị bệnh. Ký sinh trùng được thải qua phân và nhiễm vào nguồn nước và thức ăn. Đau bụng và tiêu chảy là biểu lộ chính của bệnh. Để ngừa bệnh, cần nên giữ gìn vệ sinh, rửa tay kỹ lưỡng sau khi tiếp xúc với thú vật, rửa kỹ rau cải trước khi dùng cũng như cần đun sôi nước trước khi uống.

9-Bệnh lác (teigne, ringworm): do nấm ký sinh Microsporum gây nên...Gia súc, chó, mèo, bò, ngựa đều có thể mang loại nấm nầy trên da, gây ngứa ngáy khó chịụ Một số mèo có thể bị nhiễm nấm Microsporum nhưng không biểu lộ ra triệu chứng bên ngoàị Tiếp xúc với những loài vật bệnh chúng ta có thể bị lây nhiễm.

10-Bệnh Leptospirose: do vi khuẩn Leptospira spp (còn gọi là xoắn trùng) gây rạ.. Các loại thú rừng, các loài gặm nhấm như chuột, chó, mèo, heo, bò và ngựa đều có thể là ổ chứa bệnh. Chúng không bệnh, nhưng có thể thải mầm bệnh qua nước tiểu và lây nhiễm cho chúng tạ Leptospirose là bệnh quan trọng ở vùng Á Châu và Nam Mỹ. Xoắn trùng có thể xuyên qua da, nhất là những nơi bị xây xát sẵn để vào trong cơ thể. Chúng cũng có thể xâm nhập qua ngõ niêm mạc mắt, mũi, họng, v.v…

Triệu chứng ban đầu như cảm cúm, đau nhức cơ, nôn mửa, sau đó thì gan bị tổn thương gây nên tình trạng vàng da, kế đến là hại thận và cũng có thể có biến chứng viêm màng nãọ

Có tin vài năm trước đây, Việt Nam có cho nhập cảng  giống hải ly (castor, beaver) từ Trung Quốc về nuôị Đây là giống Myocastor coypus khác họ với castor Canada (Castor canadensis) và với castor Âu châu  (Castor fiber). Giới y tế và thú y VN, qua xét nghiệm bằng phương pháp huyết thanh học đã cho biết rất nhiều hải ly nhập cảng có kết quả dương tính với xoắn trùng Leptospirạ Ngoài sự kiện vừa kể, hải ly còn được xếp trong danh sách 100 loài vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giớị

11-Bệnh Tularemie: do vi khuẩn Pasteurella tularensis (tên cũ), từ 1974 tên được đổi lại là Francisella tularensis...Các thú rừng như thỏ, sóc, chuột, chồn, heo rừng, v.v… đều có thể là ổ chứa bệnh có mang vi khuẩn nói trên. Đây là một bệnh truyền nhiễm có thể gây chết người (35%) nếu không chữa trị đúng cách và kịp thờị Bệnh được lây nhiễm từ các tiết vật, từ phân của thú bệnh qua việc hít thở hoặc qua ngõ tiêu hóa, hoặc lúc sờ mó xác thú vật chết vì bệnh tularemiẹ Muỗi và mồng có thể là trung gian lây bệnh cho ngườị Nạn nhân thường là các thợ săn trong rừng.

Triệu chứng thường thấy là sốt nóng, nhức đầu, đau khớp, hạch sưng to, ho, khó thở, viêm phổi nặng, đau bụng, ói mửa, v.v… Để phòng ngừa, tránh sờ mó thú rừng, xác thú, thịt và nước cần được nấu thật chín. Cơ quan CDC (Centers for Disease Control and Prevention) Hoa Kỳ đã xếp vi khuẩn bệnh Tularemie vào nhóm vũ khí khủng bố sinh học (bioterrorisme)...Vào những năm 50 và 60, Hoa Kỳ đã từng thí nghiệm vi khuẩn bệnh tularemie như một vũ khí sinh học của họ.

12-Bệnh giun lãi của chó và mèo: Toxocara và Ankylostoma là tên 2 loài giun thường hay gặp ở chó và mèọ Trên 80% chó con từ 2 đến 4 tháng tuổi thường bị nhiễm giun Toxocarạ Trứng ký sinh trùng này có thể lây qua người qua ngõ miệng. Vào ruột, trứng chỉ nở ra ấu trùng (larve) mà thôị Ấu trùng chui qua ruột vào trong máu để đi đến phổi, tim, nhản cầu và cả trong hệ thần kinh trung ương của chúng tạ Thật là nguy hiểm... Ankylostoma, là tên một loại giun khác cũng không kém phần nguy hiểm vì chúng có cái mốc nhọn ở miệng để bám vào niêm mạc ruột để hút máụ Người ta còn gọi chúng là giun mốc (ver à crochet, hookworm). Trong đất, trứng giun Ankylostoma nở ra thành ấu trùng và nằm đó để chờ dịp chui qua da của nạn nhân.

Ấu trùng di chuyển tứ tung trong cơ thể nên được gọi là larvae migrans. Theo đường tĩnh mạch ấu trùng xâm nhập các phế nang của phổi rồi trở ra vùng yết hầu và thực quản và bị nuốt xuống bụng. Tại đây chúng sẽ trưởng thành, bám vào ruột để hút máu và đẻ trứng...Các cháu bé bò dưới đất, ham đút tay vào miệng có thể bị nhiễm loại giun nàỵ Tại những nơi ấu trùng xâm nhập, da thường hay bị ngứa ngáy, nổi đỏ, bị nhiễm độc, chảy nước vàng và lở loét. Thường thấy nhất là vùng chân, vùng bàn tay và cánh taỵ Bệnh nhân có thể bị ho có đàm, nôn mửa, tiêu chảy có máụ Lâu ngày thì có triệu chứng bị mất máụ

Để ngừa, nên cho chó mèo xổ lãi thường xuyên, chùi rửa sàn nhà, tránh đừng cho các cháu đút tay vào miệng. Giun Ankylostoma rất phổ biến tại các vùng nhiệt đới, nóng và ẩm như Việt Nam. Đi chân không tại những vùng đất ẩm có thể nguy hiểm vì ấu trùng Ankylostoma có thể xuyên qua da để vào cơ thể.

Các bệnh ký sinh trùng trong thịt.

CYSTICERCOSE là tên chung để gọi một loại bệnh ký sinh trong thịt heo và trong thịt bò. Thịt bệnh có những nang (kyste, cyst) nhỏ trong đó có chứa một cái đầu (scolex) của sên hay sán dây ở giai đoạn ấu trùng (larvae)…

Ở heo, người ta thường gọi là thịt heo gạọ Ăn thịt heo gạo nấu không thật chín, ấu trùng sẽ nở ra thành sên trưởng thành, có tên là Taenia solium và chỉ có một con duy nhất dài từ 2 đến 7 mét nằm trong ruột chúng ta cả hằng chục năm. Người là ký chủ thật sự (hôte définitif), heo là ký chủ trung gian (hôte intermédiaire) của sên Taenia solium. Khi ta phóng uế, một số đốt cuối (như mắt xích xe đạp) của ký sinh trùng theo phân ra ngoàị Các đốt này đều chứa đầy trứng sên. Thả heo đi ăn bên ngoài cũng như việc sử dụng phân người để trồng trọt là nguyên nhân chính của bệnh heo gạọ

Heo ăn bẩn, trứng sên vào trong ruột nở ra thành ấu trùng, xuyên màng ruột đi định vị trong thịt heo dưới dạng những nang nho nhỏ như hạt gạo và có màu trắng trong, khoa học gọi là cysticercus cellulosaẹ

Trường hợp chúng ta ăn nhầm rau cải bẩn có trứng sên thì saỏ Trường hợp nầy, trứng chỉ nở ra thành ấu trùng sên trong ruột của ta nhưng không bao giờ nở ra thành con sên trưởng thành được. Sau đó ấu trùng đi tứ tung trong cơ thể để tìm nơi định vị dưới hình thức những nang nhỏ, khoa học gọi bệnh này là cysticercose humainẹ Nếu kết nang trong hệ thần kinh trung ương chẳng hạn như não hoặc tủy sống thì gọi là bệnh neurocysticercose, rất nguy hiểm. Neurocysticercose là một trong nhiều nguyên nhân động kinh (épilepsie) ở Phi châu, Nam Mỹ và có thể cả tại Việt Nam nữạ

Tại Canada không thấy có báo cáo về heo gạọ Có lẽ đây cũng  nhờ vào việc heo chỉ được nuôi trong chuồng, mà không thả ra ngoài đồng cỏ để ăn bẩn, ngoài ra cũng nhờ vào việc luật Canada cấm chỉ vấn đề sử dụng phân người trong canh nông...

Ở bò, cũng có trường hợp thịt bò gạo tương tự như thịt heo gạọ Thịt bò có thể chứa những nang nhỏ ấu trùng của loại sên Taenia saginatạ Sên trưởng thành dài từ 4 đến 12m sống trong ruột của chúng ta (người là ký chủ thật sự) trong rất nhiều năm, và có thể có nhiều con cùng một lúc. Mỗi khi phóng uế, một số đốt sên chứa đầy trứng theo phân ra ngoài và nhiễm vào môi sinh, và cây cỏ. Bò (ký chủ trung gian) ăn cỏ, trứng sên sẽ nở ra thành ấu trùng trong ruột, sau đó di chuyển xuyên qua thành ruột đến kết nang trong các vùng như các bắp thịt, hoành cách mô, tim, lưỡi, v.v…

Tại Canada, trong công việc khám thịt hằng ngày, thỉnh thoảng tác giả cũng có phát hiện thịt bò bị nhiễm nang ấu trùng sên Taenia saginatạ Tại saỏ  Chúng ta chỉ đoán là có thể có anh Ca Na Điên nào đó trong lúc đi du lịch Á châu hoặc Nam Mỹ, bị nhiễm vì đã ăn thịt bò bít tết chiên không đủ chín, hoặc anh ta có ghé Việt nam làm vài tô phở tái béo kèm theo một dĩa bò tái chanh, mà xui xẻo cho Anh ta là thịt đã được làm từ bò gạo có nang ký sinh trùng Taenia   saginatạ Trở về lại Canada, một ngày nọ trong lúc làm việc ở nông trại, anh ta cảm thấy đau bụng quá, thay vì chạy đi tìm toilette  anh ta liền giải quyết bầu tâm sự một cách cấp bách ngay tại chỗ trong chuồng bò.

Bò bị nhiễm trứng sên vì lẽ đó...Tại Canada, thịt bò chứa nang sên sẽ bị giữ lại tại nhà máy để làm đông lạnh ở nhiệt độ  trừ 20 độ C trong vòng 10 ngày để diệt hết ký sinh trùng.  Cách đề phòng tốt nhất vẫn là chỉ nên ăn thịt bò đã được nấu hoặc chiên cho thật chín mà thôi!

TRICHINOSE, cũng là một bệnh ký sinh rất quan trọng trong thịt, gây nên bởi giun (lãi) Trichinella spiralis, còn gọi là giun baọ Một số gia súc như chó, mèo, heo, ngựa cũng như một số thú rừng như chuột, chồn, gấu, v.v…đều có thể bị bệnh trichinosẹ Ấu trùng nằm cuộn tròn trong những nang nhỏ trong thịt, không thể thấy bằng mắt thường được. Heo bị nhiễm bệnh do ăn phải các thức ăn bẩn, hoặc ăn nhầm xác chuột có chứa ký sinh trùng. Ăn phải thịt heo bệnh, nếu nấu không thật chín, chúng ta sẽ bị bệnh trichinosẹ Chất acide trong bao tử sẽ làm tan các vỏ nang và giải phóng ấu trùng Trichinella spiralis ra ngoàị Nếu bị nhiễm nhẹ thì không thấy có triệu chứng gì cả. Nếu khá nặng, bệnh nhân sẽ bị mệt mỏi, đau nhức các bắp thịt và các khớp xương, mí mắt sưng phù và có thể nhức nhối trong nhãn cầụ Trường hợp nặng hơn nữa thì có thể có biến chứng tim và nãọ

Tại Canada, mỗi năm có vài chục người chết vì bệnh Trichinosẹ Đa số đều là các người Indien và dân thiểu số Esquimaux ở vùng North West Territories phía cực Bắc của lãnh thổ. Có lẽ tập tục ăn sống thịt thú rừng, như thịt gấu chẳng hạn là nguyên nhân chính để làm cho họ dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài thú rừng ra, còn có một loài động vật khác khá to màu đen, đó là con sư tử biển (morse, sea lion) ở vùng Bắc cực cũng cho thấy có tỉ lệ nhiễm bệnh Trichinose rất caọ

Từ 1983 đến nay, Canada chỉ phát hiện ra được có 3 ca thịt heo bị nhiễm ký sinh trùng Trichinella spiralis mà thôị Riêng năm 2001, trên 18 triệu heo (kể cả heo rừng nuôi) đã được hạ thịt. Các test thử nghiệm bằng phương pháp huyết thanh học đều không tìm thấy có sự hiện diện của bệnh Trichinose ở số thú nàỵ Tất cả ngựa hạ thịt tại Canada đều phải được thử nghiệm bệnh Trichinose tại lò sát sinh, không sót một con! Đây là điều kiện mà khối Liên Hiệp Âu châu bắt buộc Canada thực hiện để có thể xuất cảng thịt ngựa qua bên đó. Phương pháp thử nghiệm là phương pháp dùng enzyme để tiêu hóa mẫu thịt (digestion enzymatique), và sau đó ký sinh trùng được xét tìm dưới kính phóng đại đặc biệt. Từ trước tới nay tất cả thử nghiệm đều không tìm thấy có sự hiện diện của loại ký sinh trùng Trichinella trong thịt ngựa sản xuất tại Canadạ

Phương pháp phòng ngừa tốt nhất vẫn là chúng ta chỉ nên ăn bất cứ các loại thịt sau khi đã được nấu, nướng cho thật chín mà thôi!.

Kết luận

Cũng may là đa số bệnh của thú vật ít khi lây nhiễm đến chúng tạ Tuy vậy, gần đây một số virus đặc thù của các bệnh ở thú đã làm cho các nhà khoa học hết sức lo ngại bởi lẽ chúng rất khó bị tiêu diệt được cũng như chúng có khả năng ngẫu biến  (mutation) và thích nghi dễ dàng vào môi trường mới và từ đó sẽ vượt hàng rào chủng loại (barrière d’espèce) để lây nhiễm sang cho ngườị Zoonose càng ngày càng gây nhiều lo sợ cho cộng đồng nhân loạị Phương pháp chăn nuôi công nghiệp, rất thâm canh với quá nhiều súc vật trên những diện tích nhỏ hẹp đã tạo nên điều kiện cho bệnh tật dễ phát triển rạ

Sự khai phá rừng một cách quy mô và bừa bãi đã làm cho thú vật mất môi trường sống, bắt buộc chúng phải lân la về những nơi đông dân cư để tìm thức ăn và đồng thời cũng truyền lây bệnh cho con ngườị

Ngoài ra, ngày nay sự phát triển và bành trướng quá nhanh của ngành giao thông vận tải đã giúp việc chuyển vận người và vật được dễ dàng hơn nhờ đó mà mầm bệnh có thể theo du khách và hàng hóa đi chu du khắp thế giới một cách nhanh chóng và dễ dàng…Phải chăng sự bộc phát của zoonose là cái giá mà con người phải trả cho các tiến bộ khoa học mà chúng ta đang thụ hưởng" 

Montreal, Feb 05, 2007

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày nay, có nhiều người lớn hơn bao giờ hết đang phải đối mặt với chứng rối loạn khả năng tập trung- thiếu khả năng chú ý, hay ADHD. Người ta nghi ngờ nguyên nhân chính của vấn đề này là do công nghệ hiện đại đang gây áp lực lên não bộ của họ. Trong khi có gần 10% trẻ em được chẩn đoán mắc chứng ADHD, một phân tích tổng hợp gần đây từ nhiều nghiên cứu cho thấy gần 6.8% người lớn mắc chứng ADHD – tăng từ 4.4% vào năm 2003.
Bộ não của chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm và phản ứng với những điều mang lại sự hài lòng, gọi là phần thưởng. Khi chúng ta đói, bộ não hiểu rằng thức ăn là một phần thưởng, còn khi ta khát, nước sẽ là phần thưởng. Nhưng lạm dụng các chất gây nghiện như rượu và các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến các con đường tìm kiếm phần thưởng tự nhiên trong bộ não, tạo ra những ham muốn khó kiểm soát và làm giảm khả năng kiểm soát hành vi của chúng ta.
Aissam Dam, cậu bé 11 tuổi, lớn lên trong một thế giới im lặng tuyệt đối. Em sinh ra đời đã bị điếc và chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ tiếng động nào. Khi sống trong một cộng đồng nghèo ở Maroc, em đã học cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu do chính mình phát minh ra và không được đi học. Năm ngoái, sau khi chuyển đến Tây Ban Nha, gia đình đưa em đến gặp một chuyên gia về thính giác, người đã đưa ra một gợi ý đáng ngạc nhiên: Aissam có thể đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng sử dụng liệu pháp gen. Vào ngày 4 tháng 10, Aissam được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, trở thành người đầu tiên được điều trị bằng liệu pháp gen ở Hoa Kỳ cho bệnh điếc bẩm sinh. Mục đích là cung cấp cho em thính giác, nhưng các nhà nghiên cứu không biết liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không, và nếu có thì em sẽ nghe được bao nhiêu.
Sau mùa lễ cuối năm là lúc các bậc phụ huynh lo lắng về con đường đại học của con cháu mình. Những con số điểm, những chữ viết tắt như GPA, SAT và ACT sẽ làm phụ huynh nhức đầu và chúng ta sẽ bàn lại về vai trò các điểm này và nhất là tương quan giữa SAT và IQ trong khung cảnh của các thay đổi gần đây ở Mỹ. Năm ngoái, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ quyết định cấm dùng màu da, nguồn gốc sắc tộc để quyết định tuyển chọn một ứng viên, từ chối không cho Đại học Harvard thực hành “tác dụng khẳng định” (affirmative action) để tăng sỉ số da màu không được đại diện đúng mức so với tỷ lệ trong dân số nói chung. Một trong những biện pháp được dùng để giảm bớt sỉ số dân Á Châu là gạt bỏ kết quả kỳ thi SAT hoặc giảm bớt tầm quan trọng của SAT, vì người gốc Á Châu có điểm SAT cao hơn nhiều so với các sắc dân khác.
Hội chứng người cứng đơ (Stiff Person Syndrome – SPS) là một căn bịnh có thể gây co thắt dữ dội và làm suy nhược các cơ, nhưng hầu hết mọi người đều không biết gì về nó mãi cho đến cuối năm ngoái, khi nữ danh ca Celine Dion công bố tình trạng bịnh của mình. Chứng rối loạn thần kinh và tự miễn dịch hiếm gặp này được cho là chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 2 người trong một triệu người – và hai phần ba trong số những người bị là phụ nữ.
Tạp chí Consumer Reports vừa công bố phát hiện rằng nhựa vẫn hiện diện “rộng rãi” trong thực phẩm bất chấp các nguy hại về sức khỏe, và kêu gọi các cơ quan chức trách đánh giá lại mức độ an toàn của nhựa khi tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình sản xuất. Tổ chức vô vụ lợi này cho biết rằng 84 trong số 85 mẫu thực phẩm ở siêu thị và thức ăn nhanh mà họ vừa kiểm tra gần đây có chứa “chất hóa dẻo” (plasticizers) được gọi là phthalates, một loại hóa chất được sử dụng để làm cho nhựa bền hơn.
Cách đâu 30-40 năm, lúc người tỵ nạn Việt mới định cư ở Mỹ và bắt đầu làm quen với các tập tục kể những tập quán về y tế ở Mỹ, trong y giới Mỹ cũng như các nước tây phương khác đang tranh cãi rất nhiều về chỉ định có nên cắt bao quy đầu theo thông lệ (routine circumcision) cho trẻ em sơ sinh hay không. Thuật ngữ “circumcision”, gốc latinh “circumcisio”. Từ "cắt bao quy đầu" xuất phát từ các từ Latin circum và caedo (circum: “xung quanh”; caedo: “tôi cắt”), có nghĩa đen là "cắt xung quanh". Từ epitome trong tiếng Hy Lạp cũng có nguồn gốc từ gốc có nghĩa là "cắt" hoặc "vết mổ". Trong tiếng Hebrew (Do Thái), phép cắt bao quy đầu được gọi là “peritomy”, xuất phát từ tiếng Hy Lạp peritomy.
Người ta vẫn thường nói “You are what you eat” (Những gì bạn ăn thể hiện bạn là ai). Nhưng có lẽ sẽ đúng hơn khi nói rằng những gì chúng ta ăn sẽ khiến chúng ta có những cảm xúc gì, bởi vì những tiến bộ trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học cho thấy chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tâm thần của chúng ta.
Đặng Đình Bách: Tấm gương sáng về tinh thần đoàn kết cộng đồng và câu chuyện đau buồn về sự bất công cần phải khắc phục tại Việt Nam...
Việc thuốc trị béo phì Zepbound mới được thông qua đã bổ sung thêm lựa chọn cho các loại thuốc giúp giảm cân, nhưng nó cũng đi kèm với những thách thức về chi phí và khả năng tiếp cận, giống như các loại thuốc giảm cân khác trong cùng nhóm. Các loại thuốc trong nhóm này gồm chất chủ vận (agonists), hay chất bắt chước các hormone tự nhiên trong ruột có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể và tín hiệu đói phát ra từ não. Nhưng các loại thuốc đã được chuẩn thuận, các phiên bản tổng hợp của các hormone này, là những phân tử có kích thước lớn nên quá trình sản xuất khá tốn kém và mất thời gian. Điều này khiến cho thuốc có giá cả đắt đỏ và ngày càng khan hiếm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.