Hôm nay,  

Ảnh Hưởng Lên Sức Khỏe Con Người Của Ddt

12/12/200800:00:00(Xem: 7828)
Ảnh Hưởng Lên Sức Khỏe Con Người Của DDT
Phạm Gia Cổn và Mai Thanh Truyết
Trong những năm gần đây, các hợp chất hữu cơ chứa Chlor đã được xử dụng với liều lượng quá tải trong nhu cầu bảo vệ thực vật và trong các kỹ nghệ hóa chất ở Việt Nam. Hóa chất được xử dụng nhiều nhất là DDT (Dichloro-Diphenyl-Trichloro-Ethane). Theo báo cáo của TS Nguyễn Ngọc Sinh trong Chương trình Môi trường LHQ và Bộ Y tế Việt Nam năm 1999, chỉ trong 3 năm 1992, 93, và 94 Việt Nam đã nhập cảng trên 400.000 tấn DDT từ Liên Sô và Trung Quốc. Trước năm 1975, miền Nam nhập cảng trung bình hàng năm độ 8.000 tấn và chỉ dùng cho chương trình diệt trừ sốt rét mà thôi.
Tính chất của DDT
DDT là tên viết tắt của hoá chất có công thức 1,1,1-trichloro-2,2-bis-(p-chlorophenyl)ethane, một loại bột trắng đã được tổng hợp vào năm 1874; nhưng mãi đến năm 1930, Bác sĩ Paul Muller (Thụy Sĩ) mới xác nhận DDT là một hóa chất hữu hiệu trong việc trừ khử sâu rầy và từ đó được xem như là một thần dược, nhưng không biết có ảnh hưởng nguy hại lên con người. Khám phá trên mang lại cho ông giải Nobel về y khoa năm 1948.
Ngay sau đó, DDT đã được xử dụng rộng rãi khắp thế giới trong việc khử trùng và kiểm sóat mầm mống gây bịnh sốt rét. Nhưng chỉ hai thập niên sau, một số chuyên gia thế giới đã khám phá ra tác hại của DDT lên môi trường và sức khỏe của người dân. Do đó, tại Hoa Kỳ hoá chất nầy đã bị cấm xử dụng hẳn DDT từ năm 1972 và hoá chất nầy chiếm vị trí thứ 10 trong danh sách 12 "hóa chất dơ bẩn" hay "hạt bụi ô nhiễm hữu cơ không bị hủy" (POP) đã được thông qua qua hiệp ước Stockholm, Thụy Điển năm 2002. Lý do là sau khi được xử dụng, DDT vẫn tiếp tục tồn tại trong nguồn nước, lòng đất và bụi DDT vẫn lơ lững trong không khí. DDT không hoà tan trong nước nhưng hòa tan trong dung môi hữu cơ và được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ xếp vào danh sách hóa chất cần phải kiểm soát vì có nguy cơ tạo ra ung thư cho người và thú vật.
DDT có thể đi vào môi trường không khí, đất và nước. Nó cũng được xếp vào loại dioxin-tương đương. Đời sống bán hủy của DDT vào khoảng 3 ngày, nhưng sau khi bị phân hủy, DDT chuyển hóa thành dạng DDD, và DDE và cuối cùng sẽ tích tụ trong nước và trầm tích lâu dài. Ảnh hưởng của hai chất sau nầy tương tự như DDT.
Năm 1998, đại diện của 92 quốc gia trên thế giới nhóm họp tại Montreal (Canada) để bàn thảo về những biện pháp như cấm sản xuất và xử dụng 12 hoá chất độc hại còn được gọi là "hóa chất dơ bẩn" trong đó có DDT vì tính độc hại của chúng do sự tích lũy lâu dài trong không khí, lòng đất và nguồn nước, kết tụ vào các mô động thực vật, nguồn thực phẩm chính của con người.
Tuy đã bị cấm xử dụng từ năm 1972 vì những khám phá ảnh hưởng lên môi trường, hiện nay, hóa chất trên vẫn được dùng rộng rãi ở Phi Châu, Indonesia, Ấn Độ, Châu Mỹ La tinh và Việt Nam trong công tác diệt trừ muỗi, tác nhân của bịnh sốt rét do ấu trùng Plasmodium falciparum, một trong 4 loại ấu trùng nguy hiểm nhất của bịnh chuyển từ muỗi sang người. Riêng tại Việt Nam, DDT đã được dùng ngoài công tác trên, còn được xem như là hóa chất nền chính trong việc pha chế hầu hết hóa chất bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp và chăn nuôi.
Sở dĩ, DDT vẫn còn được chiếu cố ở các quốc gia đang phát triển vì cho đến hôm nay, hoá chất nầy vẫn còn hữu hiệu trong việc phòng chống bịnh sốt rét. Theo thống kê mới nhất của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), hàng năm có khoảng từ 300 đến 500 triệu người bị bịnh sốt rét trên tòan cầu, và có khoảng 1,2 triệu tử vong, đa số là trẻ em vùng sa mạc Sahara, Phi Châu. Thêm nữa, kinh phí cho việc chửa trị cho số bịnh nhân còn lại ước tính lên đến 1,7 tỷ Mỹ kim. Tuy nhiên, xử dụng DDT để phòng bịnh không còn là một phương pháp hữu hiệu nữa vì ấu trùng bịnh sốt rét ngày càng tăng thêm sức đề kháng kể từ khi con người lần lượt dùng thuốc chloroquine, sulfadoxine, chuyển qua artemisinine, và gần đây pyrethroids. Do đó, hiện nay, việc tổng hợp thuốc sau cùng với DDT mới đạt được mức hữu hiệu trong công việc đề phòng bằng cách phun xịt lên các bức tường trong nhà.
Việc tiếp nhiễm DDT và ảnh hưởng lên sức khỏe
Con người tiếp nhiễm DDT qua nhiều cách khác nhau: trực tiếp và gián tiếp. Về trực tiếp, trong thời gian phun xịt thuốc, con người có thể bị nhiễm qua phổi hoặc qua da. Về gián tiếp, khi ăn các thực phẩm như ngũ cốc, rau đậu đã bị nhiễm DDT, cũng như tôm cá sống trong vùng bị ô nhiễm, DDT sẽ đi vào cơ thể qua đường tiêu hoa và tích tụ theo thời gian trong các mô mỡ và gan của con người. Tại Hoa Kỳ, mặc dù đã bị cấm xử dụng từ năm 1972, nhưng hàm lượng DDT trung bình trong cơ thể của mỗi người dân là 0,8 ug.
Có hai loại ảnh hưởng: cấp tính và mãn tính.
Trước hết, đứng về phương diện cấp tính, nếu ăn nhằm thực phẩm chứa vài gram hóa chất trong một thời gian ngắn, có thể bị ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh. Người bị nhiễm độc sẽ bị run rẩy, co giựt mạnh kéo theo tình trạng ói mửa, đổ mồ hôi, nhức đầu, và chóng mặt. Các hiện tượng trên có thể chấm dứt ngay sau việc nhiễm độc được ngăn chặn và bịnh nhân được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, đã có vài trường tử vong do nhiễm độc cấp tính được báo cáo trong lịch sử y học.
Về phương diện mãn tính, khi bị nhiễm độc với liều lượng nhỏ trong một thời gian dài, nhiệm vụ của gan bị thay đổi, lượng diếu tố (enzyme) của gan trong máu có thể bị tăng lên và sữa mẹ là nơi tích tụ hóa chất quan trọng nhất. Thí nghiệm lên chuột cho thấy các hiện tượng sau đây xảy ra sau một thời gian dài bị nhiễm độc. Nếu bị nhiễm độc vào khoảng 20-50 mg/ngày/kg cơ thể, điều nầy có thể ảnh hưởng đến việc sinh sản, đến các tuyến nội tiết như tuyến giáp trạng, nang thượng thận. Nếu bị nhiễm lâu hơn nữa có thể đứa đến ung thư.
Từ những kết luận trên, Cơ quan Quốc tế về Nghiên cứu Ung thư (International Agency for Research of Cancer) đã xác nhận DDT và các chuyển hoá DDE và DDD là tác nhân gây ra bịnh ung thư cho con người.
Việt Nam đã và đang xử dụng một lượng thuốc DDT không nhỏ cho nhu cầu bảo vệ thực vật, hầu hết các hoá chất bảo vệ thực vật đểu dùng DDT như một hoá chất nền (buffer); do đó mức độ tiếp nhiễm của người nông dân Việt Nam rất cao, và nguy cơ bị nhiễm độc có xác xuất rất lớn.

Tùy theo vùng sinh sống và cung cách làm ăn và sinh hoạt, con người có thể bị nhiễm độc trực tiếp hay gián tiếp như:
- Những người sống trong vùng nông nghiệp chuyên canh về lúa thường hay bị nhiễm độc qua đường nước;
- Người sống trong vùng chuyên canh về thực phẩm xanh như các loại hoa màu sẽ bị nhiễm qua đường hô hấp;
- Và sau cùng, dân vùng thị tứ bị nhiễm khi tiêu thụ các thực phẩm đã bị nhiễm độc. Nơi đây thiết nghĩ cũng cần phải liệt kê thêm một số gia súc và thú rừng đã bị nhiễm; do đó, người tiêu thụ khi ăn phải sẽ bị nhiễm theo. Đây là trường hợp chiếm đại đa số các vụ nhiễm độc ở Việt Nam.
Đối với các bà mẹ đang mang thai, sự tiếp nhiễm có thể ảnh hưởng lên thai nhi và DDT có thể xâm nhập vào thai nhi qua nước ối và nhau của bà mẹ cũng như qua đường cuống rốn. Khi đã được sinh ra, trẻ sơ sinh sẽ bị tiếp nhiễm qua đường sữa mẹ. Nghiên cứu cho thấy nếu bà mẹ đã bị nhiễm độc thì thai nhi sẽ bị chậm phát triển và hệ thống sinh dục của thai nhi có thể bị biến dạng.
Qua Công ước Stockholm, DDT bị cấm xử dụng trong nông nghiệp vì ảnh hưởng của chúng lên con người về lâu dài. Báo cáo khoa học mới nhất vào tháng 6, 2006 ở Đại học Y tế Công cộng, Berkeley cho thấy rằng trẻ sơ sinh bị tiếp nhiễm gián tiếp trong bụng mẹ sẽ bị chậm phát triển cả về cơ thể và thần kinh, cũng như tỉ lệ tử vong trong bụng mẹ rất cao.
Qua nhiều báo cáo khoa học khác, nhiều nhà khoa học đã bắt đầu nghi ngờ việc xử dụng DDT trong công tác diệt trừ sốt rét bằng cách phun xịt lên tường trong nhà ở. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng từ năm 1945 trở đi việc xử dụng DDT đã làm cho 19 loài muỗi có mang ấu trùng sốt rét tăng thêm sức đề kháng, do đó cần phải phun xịt một liều lượng cao hơn. Vì vậy việc xử dụng hóa chất nầy không còn được các nhà khoa học hưởng ứng nữa so với tác hại của chúng lên môi trường.
Biện pháp hạn chế và phòng ngừa việc tiếp nhiễm
Như đã nói ở phần trên, việc nhiễm độc DDT và các chất chuyển hóa là do việc tiếp xúc với không khí hay nước uống cùng thực phẩm đã bị nhiễm độc. Do đó những bà mẹ đang có bầu cần nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc hay ăn uống những thức ăn có nguy cơ bị nhiễm độc. Đối với các quốc gia hiện còn đang xử dụng hóa chất nầy như một lọai thuốc bảo vệ thực vật cũng như trong kỹ nghệ chăn nuôi tôm cá, thì nguy cơ bị nhiễm độc càng cao. Do đó:
- Cần phải nấu chín tôm cá để giảm thiểu lượng DDT và đừng nên ăn các mô mỡ;
- Rữa rau trái kỹ lưỡng để làm trôi lượng thuốc bám vào lá hay võ trái cây. Rễ và củ cũng là hai địa điểm tích tụ DDT quan trọng;
- Hay tốt hơn cả, chúng ta nên tránh ăn những sản phẩm có nguy cơ nhiễm độc cao ở những vùng nầy.
Kết luận
Trong những năm 1997 và 98, chúng tôi có nêu lên nhiều cảnh báo qua một loạt bài viết về ô nhiễm nguồn nước trong đó có nguy cơ ô nhiễm DDT và Arsenic là quan trọng nhất. Cũng như trong một báo cáo của Chương trình Môi trường LHQ, hầu hết thực phẩm như thịt, cá, gà vịt và nhất là trứng gà trứng vịt trong các chợ ở Hà Nội năm 1999 đều có sự hiện diện của DDT trong đó. Mặc dù DDT là một hóa chất hữu hiệu trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bịnh sốt rét, mang lại giải Nobel y khoa cho BS Paul Muller, Thụy Sĩ năm 1948. Nhưng ngày nay qua sự tiến bộ của khoa học, DDT cũng là nguồn di hại đến sức khỏe của nhân loại và là tác nhân của nhiều chứng ung thư hiễm nghèo. Do đó việc hạn chế hay không xử dụng hóa chất nầy vẫn là một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất hiện tại.
Đáng tiếc thay, Việt Nam vẫn tiếp tục xử dụng với một liều lượng quá tải, dùng DDT như là chất đệm chính trong hổn hợp của hầu hết các thuốc bảo vệ thực phẩm khác đang thịnh hành với mục đích làm tăng thêm hiệu quả của việc phun xịt. Điều nầy phải cần nên xét lại vì làm như thế, trước hết, sâu rầy và côn trùng sẽ tăng sức đề kháng và sau đó, nông dân sẽ phải nâng cao liều lượng phun xịt lên.
Việc đem DDT vào nông nghiệp và chăn nuôi ở Việt Nam và một số quốc gia đang phát triển là một việc làm có tính cách nhất thời. Vì sao" Vì DDT sẽ tồn tại lâu dài trong môi trường, sẽ chuyển hoá thành DDE và có độc tính tương đương như dioxin, do đó còn có tên là dioxin-tương đương. Vì vậy, ảnh hưởng lên môi trường của DDT trong việc pha chế các thuốc bảo vệ thực vật cần phải được loại trừ, vì hiện nay, ngành công nghệ sinh học tiên tiến có khả năng tạo giống mới cho cây trồng có sức đề kháng cao. Công nghệ nầy áp dụng cấy mô hay tế bào vào cây trồng  hay động vật để tạo ra kháng thể tự nhiên cho các thế hệ về sau, do đó cây cỏ và gia súc sẽ có tính miễn nhiễm và đề kháng cao đối với sâu rầy.
Do đó, để kết luận, nguy cơ ô nhiễm DDT và các hóa chất bảo vệ thực vật khác là một nguy cơ có thật và đã được chứng minh qua nhiều vụ nhiễm độc cá nhân hay tập thể xảy ra thường xuyên ở Việt Nam. Đã đến lúc Việt Nam cần phải xem xét lạt chính sách phát triển đặc biệt trong nông nghiệp, chăn nuôi và việc quản lý môi trường. Chúng ta cũng cần nên suy gẫm lời nhắn sau đây của TS Dick Irwin, một chuyên gia nổi tiếng về ngô độc của Hoa Kỳ:" Hóa chất đã thay thế vi khuẩn và siêu vi khuẩn trong các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các bịnh bắt nguồn từ hóa chất đang trở thành nguyên nhân hàng đầu trong tử suất của nhân lọai vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21."
Đứng về phương diện phòng bị và diệt trừ sốt rét, DDT vẫn là một tác nhân hữu hiệu trong công tác trên. Nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, trước sức đề kháng ngày càng tăng của muỗi và ấu trùng, chúng ta cần phải thay đổi phương cách và dùng các hổn hợp hoá chất trừ sâu rầy khác trộn lẫn với DDT. Thêm nữa, việc phòng bịnh vẫn tốt hơn là việc trị bịnh, do đó, cần phải phát triển nhanh hơn và rẻ hơn những loại thuốc chủng ngừa sốt rét. Hiện nay, Quỹ Bill và Melinda Gates đã tài trợ một ngân khoản lớn cho việc sản xuất thuốc chủng nầy. Và đây cũng là một giải pháp hợp lý cho việc phòng ngừa bịnh sốt rét thay thế cho việc xử dụng DDT.
Riêng về khía cạnh phát triển nông nghiệp, DDT cần phải được loại bỏ để tránh cho môi trường ở các quốc gia đang phát triển giảm thiểu được một phần nào mức độ ô nhiễm ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hóa của thế giới.
Phạm Gia Cổn
Mai Thanh Truyết
VAST, 12/2008

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
Ngày nay, có nhiều người lớn hơn bao giờ hết đang phải đối mặt với chứng rối loạn khả năng tập trung- thiếu khả năng chú ý, hay ADHD. Người ta nghi ngờ nguyên nhân chính của vấn đề này là do công nghệ hiện đại đang gây áp lực lên não bộ của họ. Trong khi có gần 10% trẻ em được chẩn đoán mắc chứng ADHD, một phân tích tổng hợp gần đây từ nhiều nghiên cứu cho thấy gần 6.8% người lớn mắc chứng ADHD – tăng từ 4.4% vào năm 2003.
Bộ não của chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm và phản ứng với những điều mang lại sự hài lòng, gọi là phần thưởng. Khi chúng ta đói, bộ não hiểu rằng thức ăn là một phần thưởng, còn khi ta khát, nước sẽ là phần thưởng. Nhưng lạm dụng các chất gây nghiện như rượu và các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến các con đường tìm kiếm phần thưởng tự nhiên trong bộ não, tạo ra những ham muốn khó kiểm soát và làm giảm khả năng kiểm soát hành vi của chúng ta.
Aissam Dam, cậu bé 11 tuổi, lớn lên trong một thế giới im lặng tuyệt đối. Em sinh ra đời đã bị điếc và chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ tiếng động nào. Khi sống trong một cộng đồng nghèo ở Maroc, em đã học cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu do chính mình phát minh ra và không được đi học. Năm ngoái, sau khi chuyển đến Tây Ban Nha, gia đình đưa em đến gặp một chuyên gia về thính giác, người đã đưa ra một gợi ý đáng ngạc nhiên: Aissam có thể đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng sử dụng liệu pháp gen. Vào ngày 4 tháng 10, Aissam được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, trở thành người đầu tiên được điều trị bằng liệu pháp gen ở Hoa Kỳ cho bệnh điếc bẩm sinh. Mục đích là cung cấp cho em thính giác, nhưng các nhà nghiên cứu không biết liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không, và nếu có thì em sẽ nghe được bao nhiêu.
Sau mùa lễ cuối năm là lúc các bậc phụ huynh lo lắng về con đường đại học của con cháu mình. Những con số điểm, những chữ viết tắt như GPA, SAT và ACT sẽ làm phụ huynh nhức đầu và chúng ta sẽ bàn lại về vai trò các điểm này và nhất là tương quan giữa SAT và IQ trong khung cảnh của các thay đổi gần đây ở Mỹ. Năm ngoái, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ quyết định cấm dùng màu da, nguồn gốc sắc tộc để quyết định tuyển chọn một ứng viên, từ chối không cho Đại học Harvard thực hành “tác dụng khẳng định” (affirmative action) để tăng sỉ số da màu không được đại diện đúng mức so với tỷ lệ trong dân số nói chung. Một trong những biện pháp được dùng để giảm bớt sỉ số dân Á Châu là gạt bỏ kết quả kỳ thi SAT hoặc giảm bớt tầm quan trọng của SAT, vì người gốc Á Châu có điểm SAT cao hơn nhiều so với các sắc dân khác.
Hội chứng người cứng đơ (Stiff Person Syndrome – SPS) là một căn bịnh có thể gây co thắt dữ dội và làm suy nhược các cơ, nhưng hầu hết mọi người đều không biết gì về nó mãi cho đến cuối năm ngoái, khi nữ danh ca Celine Dion công bố tình trạng bịnh của mình. Chứng rối loạn thần kinh và tự miễn dịch hiếm gặp này được cho là chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 2 người trong một triệu người – và hai phần ba trong số những người bị là phụ nữ.
Tạp chí Consumer Reports vừa công bố phát hiện rằng nhựa vẫn hiện diện “rộng rãi” trong thực phẩm bất chấp các nguy hại về sức khỏe, và kêu gọi các cơ quan chức trách đánh giá lại mức độ an toàn của nhựa khi tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình sản xuất. Tổ chức vô vụ lợi này cho biết rằng 84 trong số 85 mẫu thực phẩm ở siêu thị và thức ăn nhanh mà họ vừa kiểm tra gần đây có chứa “chất hóa dẻo” (plasticizers) được gọi là phthalates, một loại hóa chất được sử dụng để làm cho nhựa bền hơn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.