Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Quyết Định Trước Trong Y Khoa

20/11/200900:00:00(Xem: 5481)

Câu Chuyện Thầy Lang: Quyết Định Trước Trong Y Khoa

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức
Có những lúc rảnh rang, ngồi suy gẫm sự đời, lão chợt nghĩ tới ông bạn đồng tuế nằm trong bệnh viện từ hơn hai tháng nay.
Ông ta ở trong tình trạng mê nhiều hơn tỉnh vì hậu quả của tai biến mạch máu não. Bác sĩ đang tận lực áp dụng các phương pháp hiện hữu để cố gắng kéo dài cuộc sống cho ông. Nhiều lần vào thăm bạn già, lão cứ mung lung tự hỏi chẳng hiểu nếu ở trong hoàn cảnh như vậy, thì mình quyết định ra sao. Có nên tiếp tục đón nhận chữa trị để tạm thời thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Hay là quyết định ngưng mọi trị liệu để nhẹ nhàng về với cha mẹ, tổ tiên.
Lão bèn tò mò tham khảo ý kiến người thầy thuốc bạn học từ xưa.
Bạn ta bèn làm một đường kể lể giải thích. Rằng thắc mắc của bạn già cũng là ưu tư của bàn dân thiên hạ nhiều người. Họ cũng đã từng chứng kiến cảnh nhiều bệnh nhân nhăn nhó đau đớn vì ung thư trong giai đoạn cuối hành hạ, phải liên tục uống thuốc chống đau. Lại có người hôn mê, tê liệt mà trên mình dây dợ chằng chịt nối với máy móc trợ tim, thông phổi, truyền nước biển, ống nuôi ăn dạ dày. Thực là sống dở, chết dở.
Thực vậy, sự tiến triển của y khoa học hiện đại đã cống hiến nhiều phương pháp thần diệu để kéo dài sự sống. Có trường hợp trái tim tưởng như đã ngưng đập mà chỉ với vài luồng điện giựt của máy cứu tim là tim tiếp tục bơm máu. Nhiều dược phẩm hữu hiệu đã chặn đứng sự tiến triển tác hại mấy nan chứng ung thư. Có điều là sự sống kéo dài như vậy có tinh anh linh lợi hay là lại ngất ngưởng, què quặt nhờ máy, nhờ thuốc. Bệnh nhân nằm đó, bất lực trong mọi quyết định mà thân nhân cũng bối rối, bỏ thì thương, vương thì tội. Tội cho cả người bệnh lẫn gia đình.
Tại Hoa Kỳ, quốc hội đã đứng ra giúp người bệnh giải quyết hoàn cảnh tiến thối lưỡng nan này.
Ngày 5 tháng 11 năm 1990, đạo luật Patient Self-Determination Act được thông qua. Luật yêu cầu bệnh viện, nhà dưỡng lão, chương trình chăm sóc cận tử (hospice programs), cơ quan chăm sóc sức khỏe phải hỏi bệnh nhân trưởng thành, khi nhập viện, về tình trạng các Quyết Định Trước ( Advance Directives/ Advance Decisions) của họ về điều trị khi vì lý do nào đó mà không bày tỏ ý muốn được. Như trường hợp ông cụ bị tai biến ở trên. Luật phản ảnh sự tôn trọng tính cách tự chủ, độc lập của bệnh nhân đồng thời cũng tránh cho thân nhân những những bối rối không giải quyết được khi người thân nằm mê man bất tỉnh.
Đó là:
-Quyền tham dự và quyết định về các phương án chăm sóc sức khỏe.
-Quyền chấp nhận hoặc từ chối giải phẫu hoặc trị liệu.
-Quyền thực hiện bản Quyết Định Trước.
-Quyền có các dữ kiện về chính sách (policies) của nhà cung cấp dịch vụ y tế về các quyền kể trên của người bệnh.
Mục đích của Quyết Định Trước là để thông báo cho gia đình, bạn bè, giới chăm sóc sức khỏe điều mình muốn về trị liệu và để tránh bối rối, khó giải quyết sau này.
Luật cũng không cho phép các cơ sở y tế có thái độ phân biệt, kỳ thị đối với bệnh nhân chưa làm văn bản quyết định trước đồng thời cũng đòi hỏi các cợ sở này phải tổ chức các buổi hướng dẫn bệnh nhân, cộng đồng về ý nghĩa của văn bản “Quyết định trước”.
Thông thường, luật pháp cho phép thực hiện ba văn bản như sau:
1-Giấy Ủy Quyền Lâu Dài (Durable Power of Attorney)
Giấy này ghi tên người được mình lựa chọn thay mặt để quyết định về việc chăm sóc y tế khi vì lý do nào đó ta không quyết định được. Đó là Người Đại Diện (Agent).
Người đại diện:
-Không thuộc giới chăm sóc hoặc cung cấp dịch vụ y tế cho mình.
-Là người mình biết rõ và hoàn toàn tin tưởng có thể thay mặt mình quyết định mọi việc theo đúng ý của mình.
-Người đó cũng phải hiểu rõ ý muốn của mình và cũng có lòng tốt hy sinh cho mình.
Thường thường đa số chọn vợ /chồng hoặc người thân trong gia đình làm đại diện.
Cần một người trên 18 tuổi khác ký tên chứng kiến sự đề cử này.
Giấy có công hiệu từ ngày ký tới khi mình hết sống. Ta có thể hủy bỏ giấy này bất kỳ lúc nào bằng lời nói hoặc viết trên giấy tờ. Nếu muốn thay đổi nội dung thì phải viết lại.
Ta có thể đề cử thêm người thay mặt phụ, khi chẳng may người thay mặt chính không muốn hoặc không thể hoàn tất nhiệm vụ được giao phó.
Văn bản ghi rõ các điều mà ta muốn người thay mặt có thể làm trong việc điều trị bệnh tật của mình, chẳng hạn như:
-Quyết định mọi chăm sóc y tế dù mình chưa cận tử, hoàn toàn hoặc tạm thời.bất tỉnh, khi không quyết định được trong trường hợp lú lẫn với bệnh Alzheimer.
-Liệu mình có muốn áp dụng các phương pháp cấp cứu khi mình thập tử nhất sinh;
-Bao giờ thì chấm dứt sự cấp cứu này.
- Khi nào thì từ chối một điều trị vì lý do tôn giáo hoặc lý do cá nhân khác.
-Có hiến bộ phận, thân xác cho mục đích khoa học, nhân đạo sau khi ta mãn phần.
2-Living Will
Cần phân biệt Living will Ý Nguyện Trị Liệu (khi còn sống) với chúc thư/ di chúc trước khi chết.
Chúc thư là văn bản trong đó một người nói về việc phân chia tài sản của mình để lại và cách giải quyết các vấn đề trong gia đình sau khi chết.
Ý Nguyện Trị Liệu Living Will là văn bản thông báo cho giới chăm sóc y tế là mình không muốn áp dụng hoặc chấm dứt/ rút ra các phương pháp trị liệu với mục đích duy nhất là để trì hoãn diễn tiến sự chết khi mình có bệnh thập tử nhất sinh, không lật ngược, hết đường trị liệu và nếu khi đó mình không nói ra ý muốn này được.
Cần hai người làm chứng khi  ký LV này. Nhân viên y tế đang chăm sóc sức khỏe cho mình không được làm nhân chứng.


Có thể hủy bỏ LV bất cứ lúc nào, bằng lời nói hoặc bằng văn bản và có bổn phận cho giới chức y tế hay là ta có làm LV này hay không.
3-Thông báo về điều trị tâm bệnh (Mental Health Treatment Preference Declaration)
Có mục đích cho hay nếu bệnh nhân muốn hoặc không muốn tiếp nhận liệu pháp co giựt điện (Electroconvulsive therapy) hoặc tâm dược để trị tâm bệnh khi ta không quyết định được cũng như nếu muốn nhập viện để trị tâm bệnh trong vòng 17 ngày.
Giấy có hiệu lực 3 năm kể từ ngày ký. Có thể hủy bỏ giấy này trước hạn kỳ nếu không đang điều trị tâm bệnh. Nếu đang điều trị mà muốn hủy bỏ phải đợi sau khi được điều trị mỹ mãn.
Cần hai nhân chứng khi thực hiện giấy này.
Cách thực hiện Quyết Định Trước
Có nhiều cách để viết văn bản này như:
-Dùng mẫu văn bản do bác sĩ cung cấp
-Xin mẫu ở cơ quan y tế công tư.
-Xin ở văn phòng luật sư.
-Tự mình viết ra những quyết định về chăm sóc mà mình muốn.
-Vào internet tìm kiếm mẫu.
Thực ra văn bản này không nên cầu kỳ, phức tạp mà chỉ cần nói lên những điều mình muốn khi mình không diễn tả được trong tương lai. Nội dung cần phù hợp với đòi hỏi của pháp luật.
Thảo luận với bác sĩ gia đình hoặc luật sư  về các điều ghi trong văn bản trước khi ký tên. Có những điều mà các vị này có thể thêm vào mà mình quên. Làm sao để cả bác sĩ và mình đểu ưng ý với nội dung văn bản.
Nhớ áp dụng đúng đòi hỏi tại mỗi tiểu bang về chữ ký và người làm chứng.
Sau cùng là cung cấp văn bản đã ký này cho bác sĩ và bệnh viện chăm sóc mình; người đại diện, thân nhân và bằng hữu rất thân khác.
Nếu chưa làm Quyết Định Trước thì một người chăm sóc thay thế (surrogate) sẽ được lựa chọn. Theo thứ tự ưu tiên là người giám hộ (guardian), vợ/chồng, con đã trưởng thành, cha/mẹ, anh chị em, cháu đã trưởng thành, bạn thân hoặc người quản lý tài sản. Người này cũng không được yêu cầu nhân viên y tế chấm dứt điều trị cứu sống trừ khi bệnh nhân ở trong tình trạng không cứu chữa hoặc không đảo ngược bệnh trạng được.
Văn kiện quyết định trước được xếp vào hộ sợ bệnh lý của bệnh nhân khi nhập .
“Năm Ước Muốn”
Tại Hoa Kỳ, có 40 tiểu bang chấp nhận bản “Năm Điều Ước Muốn “- The Five Wishes- do tổ chức Già với Nhân phẩm/Trong Tư Cách (Aging With Dignity) soạn thảo, phổ biến. Đó là:
-Ước muốn 1: về người mình muốn họ đại diện để quyết định về mọi việc chăm sóc khi mình không làm được. Đó là giấy ủy quyền.
-Ước muốn 2: Các trị liệu mà mình muốn hoặc không muốn. Đó là living will.
-Ước muốn 3: Ước muốn được thoải mái khi lâm vào trọng bệnh như dùng thuốc gì để giảm đau đớn, chăm sóc cá nhân tắm rửa, trang điểm làm tóc, làm móng chân tay, loại âm nhạc ưa thích…
-Ước muốn 4 nói lên điều mình muốn được đối xử, như muốn được chờ chết ở nhà, có người tới thăm, có lãnh đạo tinh thần cùng cầu nguyện...
-Ước muốn 5 để nhắn nhủ với gia đình những điều mình muốn nói, chẳng hạn như chia xẻ tình thân đối với mỗi người, về ma chay, về tương lai con cháu…
Theo tổ chức AWA, văn bản Năm Ước Muốn đã giúp nhiều triệu gia đình tại Hoa Kỳ giải quyết về khi thập tử nhất sinh mà không nói ra ý muốn điều trị. Với ngôn từ giản dị, Năm Ước Muốn hội đủ đòi hỏi pháp lý tương tự như những quyết định trước tại 40 tiểu bang và giúp ích nhiều người tại 50 tiểu bang.
Tuy nhiên, nên tham khảo với bác sĩ và luật sư trước khi chỉ dùng tài liệu này thay thế cho văn bản Quyết Định Trước..
Một vài định nghĩa
-Bệnh ở giai đoạn cuối (Terminal Ill Condition)
là một tổn thương cơ thể không chữa khỏi hoặc không đảo ngược được với tử vong gần kề và điều trị cứu sống chỉ kéo dài diễn tiến sự ngắc ngoải.
-Bất tỉnh vĩnh viễn (Permanent unconsciousness)
là hoàn cảnh vĩnh viễn, không hồi phục trong đó bênh nhân không còn khả năng suy nghĩ, đối đáp, hiểu biết và các phương pháp cứu sống chỉ mang lại rất ít ích lợi y học. 
-Phương thức kéo dài sự sống (Life Prolonging Procedure)
là các phương thức trị liệu hoặc can thiệp cơ khí, nhân tạo để duy trì, phục hồi hoặc thay thế một chức năng sinh tử của cơ thể mà khi áp dụng chỉ có mục đích kéo dài diễn tiến sự chết, kể cả cung cấp nước uống, thức ăn bằng ống, thuốc giảm đau.
-Phương thức không cấp thiết (Elective procedures)
Có thể lựa chọn như xạ trị, hóa trị…không có mục đích kéo dài sự sống.
-Không làm hồi tỉnh tim phổi (Do not resuscitate order)
Khi tim ngưng đập, phổi ngưng thở, với phương pháp cấp cứu tim phổi (Cardiopumonary Resuscitation-CPR), như dùng bàn nhấn đè lên ngực, tiếp không khí miệng vào miệng, đặt ống thông cuống họng.
-Chăm sóc thoải mái (Comfort care)
Giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu nhưng không làm họ bớt bệnh, chẳng hạn tắm rửa, thoa kem mềm da, mềm môi…
-Tình trạng đời sống thực vật vĩnh viễn (Persistent Vegetative State)
Khi bệnh nhân hôn mê khó có hy vọng hồi tỉnh dù có điều trị. Thân mình có thể mấp máy cử động, mắt có thể mở nhưng không có tinh anh, có thể không còn suy nghĩ, đáp ứng.
-Hiến tặng cơ quan, mô bào (Organ and Tissue donation)
Khi người bệnh muốn tặng mắt, thận, da sau khi chết để ghép cho người có nhu cầu hoặc dùng trong nghiên cứu khoa học.
Lời Kết
Sau khi được bạn già ngành y giải thích đầy đủ, lão bèn nhờ lão bà nội tướng lấy hẹn với bác sĩ xin hướng dẫn làm giấy Quyết Định Trước.
Để yên tâm chứ cứ chần chừ đến khi chẳng may té ngã, tai biến bất thình lình, hôn mê nằm “ăn vạ đời, ăn vạ gia đình”cả tháng cả năm thì quá trễ.
Như ông bạn già đang nằm “mơ màng hồn vía lởn vởn trên chín tầng mây” trong bệnh viện.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, M.D.
Texas-Hoa Kỳ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.