Hôm nay,  

Hỏi Đáp Y Học: Khó Thở Ho Kinh Niên

20/06/200900:00:00(Xem: 7905)
Hỏi Đáp Y Học: Khó Thở Ho Kinh Niên
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô
Hỏi: Nghẽn thở kinh niên là gì" Liên hệ bệnh nghẽn thở kinh niên và thuốc lá"
Đáp: Nghẹt phổi kinh niên là bệnh bị nghẽn luồng không khí trong phổi. Nghẹt phổi kinh niên bao gồm 3 loại bệnh khác nhau: 1. Viêm cuống phổi kinh niên. Ho kéo dài 3 tháng. Nhiều khi kéo dài tới 2 năm.; 2. Bệnh hen do mô phổi co rãn giảm thấp và màng túi phổi bi hư; 3. Bệnh suyễn do cuống phổi bị viêm, ho kinh niên, đôi khi đờm khò khè.
Khói thuốc lá kích thích bạch huyết cầu trong phổi sinh ra hoá chất free radicals và những chất oxýt-hóa làm giảm phân hóa tố antiproteases và phát sinh peroxides từ chất mỡ trong đường hô hấp và túi phổi. Viêm phổi vừa làm hư hại đường phổi và túi phổi, vừa tiết ra đờm. Trong bệnh nghẹt phổi, chất trung gian leukins sinh ra viêm. Hiện tượng viêm còn do những phân hóa tố khác như elastases, cathepsins, và metalloproteinases.
Suyễn và viêm cuống phổi kinh niên là do viêm đường phổi. Còn hen là do viêm túi phổi.
Triệu chứng bắt đầu thấy khó thở, ho có đờm, và thở khò khè. Người bị bệnh khó thở kinh niên cần khám nghiệm, chụp hình, thử máu, đo hơi thở để thử nghiêm định bệnh.
Hỏi: Kính gửi trang Y Dược Ngày Nay. Trước hết xin cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến quí vị đã liên tục chuyển cho những Bản Tin Y Dược thật là quí báu để đọc và hiểu biết thêm về những chứng bệnh thông thường trong đời sống. Và cũng nhân tiện xin phép kính nhờ quí vị Bác sĩ vui lòng đề cập về chứng bệnh "Ho" mà dường như đang lan tràn trên địa bàn khá rộng trong nước Mỹ, từ khi mùa Đông xuất hiện đến nay mà vẫn còn nhiều người mắc phải con bệnh này, trong đó có tôi. Tôi bị ho ban đầu có đàm, uống trụ sinh thì hết đàm, nhưng vẫn còn ho khan, nhất là vào ban đêm, khi vừa nằm xuống là thấy ngứa trong cổ họng và bắt ho không nín được. Ho khan nên đau rát cả cổ họng. Tôi nghe nhiều người nói đây là do "dịch vị tràn ngược" nên làm ngứa cổ và ho. Kính nhờ quí vị Bác sĩ vui lòng cho chúng tôi biết như vậy có đúng không, và phải chữa trị như thế nào. Xin chân thành cảm ơn quí vị Bác Sĩ. Kính chúc toàn Ban Y Dược luôn dồi dào sức khỏe để cứu giúp đời. (Dallas,TX).

Đáp: Chào Ông/Bà NH: Xin cảm ơn Ông/Bà đã hỏi. Trong Mục Y Học Thường Thức, Y Dược Ngày Nay, ngày March 6, 2009, có bài viết về "Ho" của Bs Nguyễn Văn Đức. Ông/Bà nên gặp Bs gia đình và nếu cần thì xin gặp Bs Chuyên Khoa Phổi để tìm hiểu nguyên nhân ho kinh niên. Vâng, một trong những nguyên nhân ho kinh niên, nhiều về ban đêm có thể là do bênh ơ chua, gastroesophageal reflux (GERD). Nhưng phải tham khảo các bác sĩ kể trên và nếu các bác sĩ chuyển qua Bs chuyên về tiêu hóa để nội soi, định bệnh GERD thì cũng không ngạc nhiên lắm. Ban đêm bị ho vì chất nhờn từ viêm xoang chảy vào cuống họng cũng có thể làm ho ban đêm. Nếu cần có thể gặp bác sĩ tai mũi họng. Các bác sĩ thường cho thuốc chống dị ứng uống ban ngày và thuốc steroids bơm mũi trước khi đi ngủ. Cũng có thể thăm khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Chưa kể rất nhiều bệnh khác kể cả suyễn, hút thuốc lá, nghẹt thở kinh niên, v…v… Thử nghiệm chức năng phổi, chụp hình phổi, chụp hình CAT scan hay đôi khi phải dùng thêm PET scan nếu nghi ngờ ung thư phổi, đều là những thử nghiệm bác sĩ chuyên khoa phổi thường dùng. Tóm lại, bà nên gặp bác sĩ gia đình hay bác sĩ chuyên khoa phổi sớm để chuẩn định và điều trị ho kinh niên.
Thêm thông tin: Ho Kinh Niên. Khi nói về ho kinh niên tức là ho kéo dài quá 8 tuần lễ. Bệnh nhân phải trải qua những câu hỏi của bác sĩ, những thử nghiệm, chẩn bệnh, và cho biết đã dùng những thuốc gì đặc biệt trị ho kinh niên. Rồi bệnh nhân phải chụp hình phổi, thử nghiệm phổi dung kế (đo chức năng phổi, spirometry), thử nghiệm chuẩn định suyễn dùng chất methacholine. Khi định bệnh suyễn, chỉ cần một lượng methacholine nhỏ cũng có thể làm cuống phổi co nhỏ.
Những nguyên nhân chính của ho kinh niên là suyễn, bệnh nghẹt thở kinh niên (COPD), viêm cuống phổi kinh niên (chronic bronchitis), hội chứng ho phần trên của khí quản (chronic upper airway cough syndrome, CUACS), ợ chua (bệnh gastroesophageal reflux, GERD), nước mũi từ xoang rớt xuống cổ họng do viêm xoang kinh niên. Những nguyên nhân khác làm ho kinh niên như suy tim hay công phạt do thuốc kìm hãm ACE. Hút thuốc lá và không khí ô nhiễm cũng làm ho kinh niên. Tất cả chiếm khoảng 82% nguyên nhân ho kinh niên. Nhưng khoảng 8% không kiếm ra được nguyên nhân ho kinh niên (chúng ta cũng không nên quên truy tầm ung thư phổi). Những bàn luận vừa rồi là nói về nguyên nhân ho kinh niên của người lớn.
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, E-mail: nmtran@hotmail.com; Xin mời ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, Một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.