Hôm nay,  

Cái Nắp Lon Coca

20/09/200800:00:00(Xem: 18409)

Các loại thức uống đựng trong lon như Bia, Coca, Pepsi, 7 Up, nuớc ép trái cây, v.v… ngày nay đều là những món giải khát quá quen thuộc đối với tất cả mọi người. Có khát nước thì cứ việc mở tủ lạnh, lôi ra một lon, kéo nhẹ cái nắp lên kêu một cái róc và đưa lên miệng mà tu. Thật là quá dễ và cũng quá ư là tiện lợi.Thường thì bọn đàn ông con trai mình hay uống kiểu nầy cho nó lẹ, khỏi mất công đi tìm ly tìm tách làm chi cho nó vừa lâu lắc và cũng vừa mất thời giờ. Các cô, các bà thì có hơi khác. Họ thường hay rót ra ly để uống cho nó dễ coi hoặc đi tìm ống hút bỏ vào lon rồi mới uống.

Người viết xin hỏi nhỏ các bạn là có khi nào trước khi uống mà bạn chịu khó đem rửa phần trên cái nắp rồi mới mở lon ra uống hay không" Riêng tác giả, thì hết 90% lần là không có rửa ráy gì hết cứ đem lon ra, kéo cái khoen nắp lên và uống ngay. Còn lại 10% lần khác là đôi khi mình lấy cái khăn giấy chùi sơ sơ cái nắp, có khi thì lấy ngón tay quẹt qua quẹt lại ít cái phía trên lon, nói chi đến việc đem lon đi rửa qua loa dưới vòi nước thì hình như mình chỉ có làm vài ba lần từ trước tới giờ mà thôi. Có lẽ mình làm như vậy vì tâm lý để được có cảm tưởng là cái nắp lon đã sạch rồi chớ thật sự ra về mặt vi trùng học thì các cách trên không ăn thua gì hết. Vừa mới đây, Caducee.net, một mạng chuyên về vấn đề y khoa có đề cập đến một người phải bỏ mạng vì uống Coca thẳng từ lon theo kiểu mở nắp rồi đưa lên miệng uống liền.


Nạn nhân uống ngày cuối tuần, thì ngày thứ hai phải vào bệnh viện khẩn cấp và thứ tư thì thăng luôn. Qua điều tra và xét nghiệm, người ta thấy có sự hiện diện của xoắn trùng Leptospira trên nắp các lon nước ngọt mà nạn nhân đã uống. Có lẽ các lon nầy đã bị nhiễm nước tiểu chuột từ lúc còn cất ở trong kho. Bác sĩ chẩn đoán là bệnh nhân  đã chết vì bị nhiễm xoắn trùng thể cực cấp tính (Leptospirose, forme fulgurante).


Các loại nước lon thường được cất giữ trong kho một thời gian trước khi được phân phối đi các nơi để bán. Có người còn cất dưới gầm giường hay trong một xó xỉnh nào đó trong bếp. Trong thời gian lưu giữ, các lon nước này có thể bị nhiễm nước tiểu của loài chuột, hay bị dính bụi bặm cũng dễ hiểu mà thôi. Theo một khảo cứu của INMETRO" (Tây ban Nha), thì nắp lon trong điều kiện tồn trữ bê bối như vừa kể còn có thể chứa nhiều vi khuẩn hơn cả nắp bàn cầu công cộng nữa.

Ghê chưa!

Bệnh xoắn trùng Leptospirosis là gì"  Bệnh xoắn trùng Leptospirosis là một bệnh lây truyền từ thú đến người mà danh từ chuyên môn gọi là zoonosis. Bệnh do vi khuẩn Leptospira gây ra, và có nhiều chủng loại khác nhau. Độc hại nhất là Leptospira ictero haemorragiae gây xuất huyết, vàng da và niêm mạc, kế đến nhưng hiền hơn là Leptospira bataviae, grippo typhosa, canicola, pomona, sejroe, shermani, interrogans, v.v…

Xoắn trùng Leptospira có thể thấy hiện diện một cách tự nhiên ở một số thú rừng cũng như ở một số gia súc như chó, mèo, heo, bò, ngựa, và thường nhất là ở các loài gặm nhấm như chuột và hải ly (beaver, castor).

Mầm bệnh được thải qua nước tiểu của các loài vật trên. Những nơi có nhiều nước hoặc ẩm thấp có thể có chứa rất nhiều xoắn trùng Leptospira. Bệnh xoắn trùng Leptospirosis rất phổ biến ở Á châu, Phi châu và ở Châu Mỹ La tinh. Bệnh không mấy quan trọng tại các quốc gia Âu châu và Mỹ châu. Xoắn trùng thường  xâm nhập qua ngõ niêm mạc mắt, mũi, miệng hoặc xuyên qua các vết xây xát trên da.

Triệu chứng ban đầu như cảm cúm, nóng lạnh, nhức đầu, đau nhức bắp cơ, viêm mắt,  nôn mửa, sau đó lá lách và gan bị tổn thương gây ra chứng vàng da, kế đến là suy thận, và cuối cùng có thể gây ra biến chứng viêm màng não. Bệnh có thể chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh.

Cẩn thận vẫn hơnCác nhà y tế khuyên chúng ta nên rửa kỹ các nắp lon trước khi đưa lên miệng uống. Rửa với savon thì càng tốt.

Nghe thì rất dễ, nhưng trong thực tế hằng ngày không biết lời khuyên thiết thực nầy có được mấy ai tuân theo hay không"

Thật vậy, nắp lon không có gì sạch sẽ hết. Chúng có thể chứa đủ thứ mầm bệnh mà mình không thể nào biết hết được. Chỉ là một tin vịt

Nguồn tin về vụ có người thiệt mạng vì uống coke trực tiếp từ lon mà người viết vừa kể bên trên chỉ là một tin vịt (légende urbaine, canular, hoax) mà thôi.

Tin nầy thỉnh thoảng đã được tung ra trên mạng từ 6-7 năm nay. Nội dung thì vẫn không thay đổi. Có lúc thì câu chuyện nầy đã xảy ra bên Bỉ, bên Thụy Sĩ hoặc tại một nơi nào đó bên trời Âu. Năm 2005 thì thấy báo cáo tại North Texas (www.hoaxbuster.com). Không ít người đã hoang mang trước nguồn tin nầy, và ngần ngại mỗi khi muốn uống một lon coke.www.urbanlegends.about.com/library/bl_coke_can_leptospirose.htmĐược biết bệnh xoắn trùng do Leptospira là bệnh có thật, và nó có thời gian ủ bệnh tức là thời gian từ lúc bị nhiễm đến lúc triệu chứng đầu tiên xuất hiện ra thì phải từ 2-3 ngày đến 26 ngày (trung bình 10 ngày). Bệnh nầy rất dễ chữa khỏi bằng các loại thuốc kháng sinh. Bệnh thường thấy tại những vùng có nhiều nước. Theo The Leptospirosis Information Center của Hoa Kỳ, thì trên lý thuyết bệnh leptospirosis có thể xảy ra được nếu chúng ta uống trực tiếp từ cái lon đã bị nhiễm mầm bệnh, nhưng trong thực tế nguy cơ nầy về mặt thống kê học rất ư là thật thấp không đáng kể.

Về mặt sinh học, xoắn trùng chỉ phát triển tại những nơi có nhiều nước một cách thường xuyên mà thôi. Nước tiểu của chuột rất mau khô trên các nấp lon vì vậy xoắn trùng sẽ rất dễ bị tiêu diệt trước khi có cơ hội để lây nhiễm cho chúng ta.

Ngoài ra, từ trước tới giờ chưa có một khảo cứu khoa học nào đã đề cập đến hiện tượng lây nhiễm xoắn trùng Leptospira từ các lon nước ngọt.

Việc so sánh độ nhiễm khuẩn giữa bàn cầu công cộng và nắp lon cũng chưa thấy có ai nói đến bao giờ. (www.leptospirosis.org/news/soda-cans.php).

Từ vài năm nay, đủ thứ tin vịt quái ác đã được tung ra trên mạng mà chủ đích nhắm vào Coca Cola, khiến đại công ty nầy phải khốn đốn rất nhiều để tìm cách đối phó.

Nhưng dù sao đi nữa, các nguồn tin về nhiễm xoắn trùng từ lon coke hay lon soda tuy chỉ là những tin vịt nhưng nó cũng đã giúp cho chúng ta cảnh giác, và có ý thức hơn trong vấn đề vệ sinh và ăn uống  nói chung.

Vậy, có uống thì nên nhớ rót ra ly hoặc xin một cái ống hút cho nó chắc ăn nghe bạn./.

Montreal, Sept 19, 2008

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, tình trạng buồn nôn và nôn mửa thường xảy ra trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ chủ yếu do một loại hormone gây ra. Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này có thể dẫn tới những phương pháp điều trị tốt hơn cho tình trạng ốm nghén, kể cả những trường hợp hiếm gặp, nguy hiểm đến tánh mạng.
Thời tiết thay đổi có thể khiến cho tâm trạng và cảm xúc thay đổi theo, mùa lễ cũng có thể gây ra những thay đổi trong tâm trạng và hành vi của mọi người. Vào khoảng thời gian này trong năm, sẽ có nhiều người trong chúng ta cảm thấy căng thẳng, lo lắng và bực bội hơn bình thường. Những nguyên nhân gây căng thẳng có thể dẫn tới nguy cơ cao về các bệnh tim mạch, ngộ độc rượu và cả tỷ lệ tử vong do đột quỵ.
Salmonella lại hoành hành. Vào đầu tháng 12, các cửa hàng thực phẩm trên khắp Hoa Kỳ đã thu hồi dưa vàng (cantaloupes) sau khi người ta phát hiện ra rằng cả trái nguyên và loại cắt sẵn đều bị nhiễm khuẩn Salmonella ở 34 tiểu bang – và đã gây ra hai trường hợp tử vong. Dưa cantaloupes nhiễm salmonella cũng được phát hiện ở Canada, các viên chức y tế công cộng cũng ra lệnh thu hồi loại trái cây này.
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta đều đối mặt với rất nhiều kẻ xâm nhập tiềm ẩn, đặc biệt là trong mùa lạnh và ở những vùng khí hậu lạnh. Những vi sinh vật này, được gọi là các tác nhân gây bệnh (hay mầm bệnh), xuất hiện dưới nhiều hình thức như vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Hệ thống miễn dịch của cơ thể thiết lập nhiều tuyến phòng thủ để chống lại chúng. Và đây là cách hệ thống đa tầng này hoạt động.
Vào ngày Chủ Nhật 7 tháng 12 2023, tại Trung Tâm Thực Hành Chánh Niệm Nam Cali (MPC), Tiến Sĩ Giáo Dục Bạch Xuân Phẻ đã có buổi chia sẻ về cách hướng dẫn cho các em tuổi teen thực hành chánh niệm. Cùng tham dự buổi chia sẻ còn có chị Chơn Nguyên, y tá của Học Khu Centralia (Buena Park), huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, nhiều bậc phụ huynh có con em đang ở tuổi teen, tăng thân Xóm Dừa, Nụ Hồng…
Thuốc diệt siêu vi (Antiviral drugs) thường được coi là một phát minh của thế kỷ 20. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một điều bất ngờ trong hệ thống miễn dịch của chúng ta: Nó có thể tự mình tổng hợp các phân tử diệt siêu vi (antiviral) để phản ứng chống lại sự lây nhiễm của vi rút. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về một loại protein tạo ra các phân tử diệt siêu vi tự nhiên. Khác xa với phát minh hiện đại của nhân loại, tự nhiên đã tiến hóa các tế bào tiến hóa để tạo ra “loại thuốc” của riêng chúng – biện pháp phòng vệ xa xưa nhất để chống lại virus.
Trí tuệ nhân tạo / AI (Artificial Intelligence) gần đây được nhắc đến rất nhiều không những trong giới công nghệ máy tính mà cả trong các môi trường chính trị, kinh tế, xã hội vì tác dụng tiềm năng của nó trên mọi lãnh vực của đời sống con người. Riêng trong lãnh vực y học, AI đã và đang có những bước tiến đáng kể. AI đang được sử dụng để cải thiện kết quả của bệnh nhân, giảm chi phí và tăng hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe, có khả năng cách mạng hóa y học bằng cách cung cấp các chẩn đoán chính xác hơn, kế hoạch điều trị cá nhân hóa và cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân.
Cũng giống như một cuốn từ điển vật lý, ‘cuốn từ điển’ trong đầu của chúng ta cũng chứa thông tin về các từ, bao gồm các chữ cái, âm thanh và ý nghĩa hoặc ngữ nghĩa của từ, cũng như thông tin về các thành phần câu cú và cách ghép các từ lại với nhau để tạo thành các câu đúng ngữ pháp. ‘Cuốn từ điển’ đó còn là một cuốn từ điển các từ ngữ đồng nghĩa. Nó có thể giúp chúng ta kết nối các từ ngữ và xem chúng giống nhau về ý nghĩa, âm thanh hoặc chính tả như thế nào.
Vừa mới mua một thùng raspberry hôm qua, mà hôm nay chúng bắt đầu trông hơi…mốc lên rồi. Mà mang bỏ hết thì tiếc đứt ruột – hay là chỉ lấy những trái bị mốc bỏ ra là được? Không ít người sẽ quyết định như vậy. Tưởng chừng như vô hại, nhưng nấm mốc trên thực phẩm có thể gây ra nhiều vấn đề, từ chứng khó tiêu cho đến những tình huống nghiêm trọng nhất như tổn thương thận hoặc thậm chí là ung thư.
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.