Hôm nay,  

Nghiên Cứu Y Học Và Đời Sống

08/09/200700:00:00(Xem: 4343)

Trong đời sống sinh hoạt y học hàng ngày, đọc và theo dõi những tiến triển y khoa là một điều quan hệ cho đơì sống của chúng ta. Ở đây, chúng tôi chỉ xin đưa ra vài câu chuyện y học tiêu biểu.

Trong bản tin tức y tế Đại Học Y Khoa Florida, 2007, Câu chuyện thứ nhất nói về chất Chitin hay Chitosan lấy từ vỏ tôm hùm, rêu, nấm, ốc sò, hay sâu bọ, những côn trùng hay động vật có nhiều chân đi ngoằn ngoèo. Chất Chitin hay Chitosan dùng để chế biến những vật liệu giải phẫu, hay những dược phẩm sát trùng.  Điều đặc biệt là Chitin còn được áp dụng trong ngành canh nông, chẳng hạn khi dùng Chitin bao phủ hạt giống cà chua thì hạt giống cà chua sẽ phát triển nhanh hơn bình thường.

Người đầu tiên khám phá Chitin là một quân nhân Pháp nấu chín những cánh sâu bọ vơí chất potassium hydroxide. Chất Chitin là loại cellulose hay chất bột đứng hàng thứ nhì trên thế giới. Chitin có thể tự tiêu hủy hay tự hòa hợp trong môi trường sinh học. Bởi vậy người ta còn dùng Chitin để điều chế mỹ phẩm, sản xuất những vật liệu nông học, những phẩm chất dinh dưỡng hay kỹ nghệ.

Câu chuyện thứ 2 là các khoa gia có tham vọng gắn những con chips vi tính (computer) vào cơ thể con người như gắn vào não bộ để điều trị một số bệnh kích thích não. Những con chips vi tính cực nhỏ có thể giúp điều trị bệnh tê liệt. Kết quả đăng trong báo Neuroscience Methods tháng Năm 2007. Thí dụ nhờ con chip có thể biết rõ vùng nào trong não gây kinh phong, và dùng giải phẫu để căt bỏ, điều trị. Trong sinh hoạt hàng ngày, khi ghép những con chip vào cơ thể, chân tay có thể cử động được giống như một người máy. Hay nói một cách khác, các khoa gia muốn dùng điện tử thay thế hệ thống sinh hoạt, rất lợi cho những áp dụng điều trị y khoa trong tương lai.

Trong một bài báo đăng trong American Family Physicians, số 76, 2007, Bs Lori Dickerson và các đồng nghiệp đề nghị những pháp phòng ngừa tái phát tai biến mạch máu não.

Theo National Stroke Association, mỗi năm có 750,000 người sống ở Mỹ bị tai biến mạch máu não. Trong số này, khoảng 5% tới 14% bệnh nhân bị tái phát tai biến mạch máu não trong vòng một năm.

5 năm sau thì tỉ số phụ nữ bị nguy cơ tái phát tai biến mạch máu não tăng 24% và đàn ông tăng 42%.

Vậy khi khám bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chúng ta  thường để ý những nguy cơ làm tái phát tai biết mạch máu não như huyết áp cao, bệnh tiểu đường, bệnh cao mỡ trong máu.

Ngày nay, Y sĩ còn theo dõi những hoạt động hàng ngày của bệnh nhân, muốn thay đổi lối sống cho bệnh nhân, như giảm mập, bỏ thuốc lá, và tập thể dục.

Bệnh nhân phải uống thuốc loãng máu thường xuyên, như dùng Aspirine, Clopidogrel, hay thuốc Warfarin. Y sĩ cũng lưu ý động mạch cổ (carotid arteries) có thể bị nghẹt, cần truy tầm chỗ nghẹt, theo dõi bằng thuốc loãng máu, và nếu cần, phải giải phẫu để sữa chữa chỗ nghẹt.

Tất cả những lưu ý kể trên đều nhắm vào một mục đích: giúp phòng ngừa tái phát tai biến mạch máu não.

Ba áp dụng y sinh học chúng ta vừa kể chỉ là tiêu biểu trong hàng trăm ngàn những kết quả nghiên cứu y khoa khác nhau chúng ta thường thấy hàng ngày, không ngoài mục đích giúp chúng ta được sống mạnh khỏe hơn, trường thọ hơn.

Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D.; E-mail: nmtran@hotmail.com; Xin mời quý vị ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, Một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.