Hôm nay,  

Tiên Thiên Khí Công Và Cách Vận Khí

22/11/200800:00:00(Xem: 22955)
TIÊN THIÊN KHÍ CÔNG VÀ CÁCH VẬN KHÍ
GS Phạm Văn Chính
Tiếp theo bài viết kỳ trước "Lợi ích của sự vận khí để chữa trị các bịnh nan y". Sau khi chúng ta hiểu các công năng của Bí Quyết Vận Khí, chúng ta sẽ đi sâu về  cách vận khí - Nguyên tắc căn bản của bí quyết.  Bạn cần đọc thật kỹ để áp dụng cho đúng cách thì kết quả mới khả quan.
 A. Cách vận khí -nguyên tắc cơ bản
Bí quyết vận khí này cũng gọi là "VẬN KHÍ TIÊN THIÊN", tức là dùng phần bụng, chỗ đơn điền, dưới rún độ 3 cm, để trụ khí, (chớ không phải thở bằng bộ máy hô hấp), để giữ năng lượng và các chất bổ dưỡng của khí trời. Bí quyêt vận khí này sử dụng bụng nhiều hơn phổi, nên cũng gọi là phương pháp thở bụng.  Nguyên tắc căn bản của BÍ QUYẾT VẬN KHÍ là bạn phải thở vào thật dài hơi, đưa nhiều khí trời trong sạch, khô ráo vào cơ thể, giữ lại một thời gian cần thiết trước khi thở ra thật sạch. Không khí hít vào mới chứa năng lượng và chất bổ dưỡng cần thiết cho cơ thể.  Còn cột khí thở ra, sau một lúc ở trong cơ thể, chỉ chứa đựng những chất dơ bẩn, chất độc do cơ thể thải ra, nên ta phải thở ra cho thật sạch, thật hết.  Thời gian bạn giữ cột khí trời trong cơ thể, bạn nhớ phải đóng kín các "cửa" để lượng khí trời không có ngỏ thoát ra.   Tức là bạn ngậm miệng lại, nín thở, nhiếp hậu môn thật kín và phình bụng ra cho vùng đơn điên của bạn tiếp nhận năng lượng.  Vùng đơn điền là vùng đất quan trọng giúp bạn tồn tại trong bụng mẹ suốt trên 9 tháng.  Thời gian này bạn sống bằng tinh huyết của người mẹ qua vùng rún của bạn. Vì vậy, muốn tiếp nhận được năng lượng và chất bổ dưỡng của khí trời, bạn cũng  phải nhờ đến vùng rún.  Đây là nguyên tắc căn bản mà bạn phải lưu tâm đặc biệt.
Và mỗi một hơi thở được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn hít vào, giai đoạn giữ lại và giai đoạn thở ra.  Hai  giai đoạn hít vào và thở ra thời gian tương đương nhau.  Giai đoạn giữ lại lâu nhứt.
B. Các động tác vận khí
Phương pháp vận khí hay bí quyết vận khí giữ lại năng lượng, chất bổ dưỡng để trị lành các loại bịnh và điều hòa hệ thần kinh đều phải thực hiện bằng ba loại động tác:
TĨNH. ĐỘNG HOÀN. NGUYÊN
Mỗi động tác có tác dụng và ích lợi riêng, nên bạn phải sử dụng cả ba loại động tác trong một lần vận khí.
1.- TĨNH:
Tĩnh là giai đoạn đầu tiên của tiến trình vận khí.  Động tác tĩnh được thực hiện ở cả ba tư thế:  Đứng, ngồi và nằm.  Động tác tĩnh, bạn hít vào thật đầy bụng, chứ không để ý đến phổi, phình bụng ra theo hơi thở hít vào, đưa khí xuống rún, đơn điền, nín lại, nhiếp hậu môn lại, ngậm miệng lại, hơi nén thật nhẹ cột khí xuống một chút (không nên nén mạnh sẽ ảnh hưởng đến bộ phận khác).  Đầu cúi xuống tôi đa ở tư thế đứng và ngồi còn tư thế nằm thì chuyển cột khí từ đơn điền lên đầu và ngược lại.  Giữ nguyên tư thế này, nhưng bạn chuyển cột khí ở đơn điền lên đầu ra đến trán, chỗ giữa hai chân mài.  Hoặc lên đỉnh đầu, chỗ huyệt bách hôi.  Khi nào thấy hết chịu được thì chuyển cột khí trở lại đơn điền, ngẩng đầu lên, thở ra bằng miệng cho thật sạch.  Làm như vậy từ 5 đến 10 hơi thở.  Sau đó, bạn chuyển sang động tác Động.
2.- ĐỘNG:
Động là giai đoạn chuyển vận khí đi khắp châu thân giúp cho huyết mạnh lưu thông dễ dàng, giúp điều hòa hệ thần kinh.  Động tác này cũng hít vào thật đầy bụng bằng mũi, phình bụng ra, giữ khí ở đơn điền, nén nhẹ xuống, nhiếp hậu môn lại, đầu cúi xuống và ngẩng lên liên tục ở tư thế đứng và ngồi.  Còn tư thế nằm thì chỉ cần chuyển vận khí từ đơn điền  quanh phần bụng và trả về đơn điền mà thôi.  Cần nhớ là khi đầu bạn cúi xuống thì cột khí ở trên đỉnh đầu hoặc trán.  Còn khi đầu bạn ngẩng lên thì cột khí trả về đơn điền.  Động tác này cũng làm từ 5 đến 10 lần.  Sau đó bạn chuyển sang giai đoạn HOÀN NGUYÊN.
3.- HOÀN NGUYÊN:
Hoàn nguyên tức là trở lại trạng thái bình thường, giữ lại sự quân bình cho cơ thể.  Động tác này cũng hít vào bằng mũi thật đầy bụng, phình bụng, đưa cột khí xuống đơn điền, nén nhẹ xuống, nhiếp hậu môn lại, cúi xuống, đưa cột khí lên đỉnh đầu hoặc trán.  Ngẩng đầu lên, trả cột khí về đơn điền, thở ra bằng miệng cho thật sạch.
Động tác này cũng làm từ 5 đến 10 lần.
Như vậy, mỗi lần vận khí bạn chỉ cần từ 15 đến 30 hơi thở, thời gian mất từ 15 đến 30 phút mà thôi.  Mỗi ngày 3 lần vận khí như thế không mất bao nhiêu thời gian mà lợi ích rất to lớn.  Bạn sẽ cảm thấy việc ăn uống không còn thúc bách bạn, nên bạn có thể thay đổi dễ dàng cách thức ăn uống, ăn vừa đủ, uống vừa đủ để dạ dày của bạn giảm dần thể tích mà sức khỏe lại tăng lên.  Bạn sẽ chống lại hữu hiệu bịnh mập phì, ngăn ngừa từ đầu chứng bịnh thời đại này.  Bạn cũng dễ dàng trị lành được bịnh mất ngủ, dễ dàng trong việc ăn uống để có thể có cuộc sống đơn giản, ít tốn kém. 
Ngoài ra, bạn cũng điều hòa được hệ thần kinh để kéo dài được tuổi thọ.
C. Các tư thế vận khí:
Bí quyết vận khí đòi hỏi bạn phải vận dụng cả ba động tác:  TĨNH, ĐỘNG, HOÀN NGUYÊN, đồng thời phải áp dụng cả ba tư thế: ĐỨNG, NGỒI VÀ NẰM.
1. Tư thế đứng:
Tư thế ĐỨNG, vận động được toàn thân, nên là tư thế tốt nhứt.  Bạn đứng thẳng người, hai chân dang ra ngang tầm vai cho thân được vững chắc.  Hai tay đưa lên, hít vào bụng, đưa xuống đơn điền, nén nhẹ xuống.  Sau đó, cúi đầu xuống thật sát, đưa cột khí lên đỉnh đầu hoặc trán.  Hai tay đưa về phía sau.  Bạn áp dụng tư thế này cho cả ba động tác:  TĨNH, ĐỘNG, HOÀN NGUYÊN.  Tư thế này bạn nên thực hiện vào buổi sáng lúc có mặt trời mọc.  Vì bạn đứng môt chỗ để vận khí lâu, nên khi xong bạn nên đi lại, vừa vận khí vừa tập trung vào việc vận khí, đừng nghĩ ngợi gì khác, chỉ chú tâm vào việc vân khí mà thôi.
2. Tư thế ngồi:
Bạn có thể ngồi trên ghế hoặc ngồi trên mặt phẳng cũng được.  Nếu ngồi trên ghế, hai chân buông thả tự do, hai tay xuôi theo thân người.  Còn ngồi trên mặt phẳng thì xếp bằng, bán già hay kiết già đều được.  Tốt nhứt là bán già.  Nếu cơ thể có chỗ xương cấn thì lót bên dưới bằng mền len, nỉ loại dày ở cả ba động tác:  TĨNH, ĐỘNG, HOÀN NGUYÊN.  Toàn thân trên chuyển đông nên không khí lưu thông rất tốt.  Thế ngồi vừa tiện lợi vừa có kết quả cao như tư thế thiền định.  Tư thế này cũng phải vận khí từ 15 đến 30 lần, tức từ 15 đến 30 hơi thở.  Vận khí xong, bạn nên đi lại cho thư giản, giống như đi kinh hành sau khi ngồi thiền vậy.  Lúc đi lại bạn cũng chỉ nên tiếp tục thở, chú ý vào việc vận khí, đừng nghĩ ngợi các việc khác để tập trung sức mạnh vào cơ thể.

3. Tư thế nằm:
Nằm ngửa thật thẳng, hai tay buông xuôi theo sườn hoạc chấp lên ngực.  Hai chân duỗi thẳng hoặc chân này gác lên chân kia cũng được.  Mắt nhắm lại để tập trung vào cột không khí đang đi trong cơ thể.  Tư thế này toàn thân đều buông xả, chỉ có bộ máy hô hấp và vùng bụng làm việc mà thôi.  Bạn nằm trên mặt phẳng hoặc trên nệm phẳng, đầu không nên kê trên gối hoặc bất cứ vật gì khác.  Tư thế nằm bạn cũng vận khí qua 3 động tác:  TĨNH, ĐỘNG, HOÀN NGUYÊN.  Mỗi đông tác cũng từ 5 đến 10 lần.  Sau khi vận khí bạn có thể ngủ, hoặc đứng dậy đi lại tiếp tục vận khí, tập trung vào việc vận khí để có thể thư giản, máu huyết lưu thông, thần kinh ổn định.
Bí quyết vân khí rất dễ thực hành như vừa trình bày trên.  Bạn thích tư thế nào thì sử dụng tư thế đó nhiều.  Có điều là tư thế nào cũng phải nhớ các nguyên tắc quan trọng:
1.-Phải vận khí đủ các động tác:  Tĩnh, Động và Hoàn Nguyên, không được bỏ qua một động tác nào.
2.-Vận dụng vùng đơn điền cho thật đúng để tiếp nhận năng lượng và các chất bổ dưỡng.
3.-Thở bụng chớ không thở phổi, nên chỉ chú ý ở bụng và tập vận động vùng bụng cho quen.
4.-Hít vào càng dài hơi càng tốt, giữ lại trong bụng và trong cơ thể càng lâu càng tốt.
5.-Phải vận dụng cột khí thở vào sao cho toàn thân đều tiếp nhận được năng lượng của khí trời.
6.-Phải giữ sự bình an trong tâm hôn.  Khi vận khí cố gắng để cho tâm trí thanh thản, đừng nghĩ ngợi việc gì khác, chỉ chú tâm vào cột khí chuyển vận trong cơ thể mà thôi.  Đó là những vấn đề, những nguyên tắc, những điều kiện để bạn đạt được kết quả mong muốn.
II. Công năng kỳ diệu của khí trời :
Bí quyêt vận khí để trị bịnh, điều hòa hệ thần kinh là phương pháp sử dụng công năng kỳ diệu của khí trời vào cơ thể con người.  Nhưng do đâu mà chúng ta có thể nói khí trời có công năng kỳ diệu"
Trả lời câu hỏi này để xác định sự hữu ích của khí trời đối với sức khỏe và sự sống con người.  Trả lời câu hỏi này cũng để khẳng định vững chắc hiệu quả tất yếu của bí quyết vận khí.  Như đã nói ở phần trước, vì sự phát hiện nhiều loài vật có thể sống được bằng khí trời khá lâu, nên nhiều người đã nghiên cứu và thực nghiệm việc sử dụng khí trời để duy trì sự sống và trị nhiều chứng bịnh.  Có lẽ có nhiều người đã thực nghiệm được khả năng toàn diện của khí trời quanh ta.  Nhưng người công bố khả năng này cùng với bí quyết để thực nghiệm cho bản thân mà chúng tôi may mắn tiếp nhận được là Thiền sư Thiên Trúc Đảo.  Thiền Sư đã có một cuộc sống hoàn toàn không vướng bận về ăn uống.  Muốn ăn thì ăn, muốn không ăn thì thôi.  Vậy mà cơ thể của Thiền Sư rất khỏe mạnh, hồng hào.  Còn bản thân chúng tôi, khi chưa biết bí quyết vận khí, chỉ cần 24 giờ ngưng ăn "fasting" (không tuyệt ẩm) cơ thể đã suy yếu một cách lạ thường lại bị tiêu chảy, phải nằm nghỉ và ăn uống lại mấy ngày sau mới hồi sức.  Nhưng khi biết bí quyết vận khí, chúng tôi đã không ăn và cả không uống hằng tuần lễ mà cơ thể vẫn khỏe mạnh, bình thường.  Do đó hằng năm chúng tôi đều sắp xếp thời gian để nhập thất (tức là ngưng ăn) một tuần lễ.  Tính đến nay đã 35 năm là 35 lần nhập thất, sống hoàn toàn thanh thản, không vướng bận bất cứ một phiền lụy nào của thế sự trong 7 ngày nhâp thất.
Từ sự thực nghiệm nơi bản thân của Thiên Sư đến sự thực nghiệm nơi bản thân của chúng tôi nên chúng tôi mới mạnh dạng khẳng định sự kỳ diệu của khí trời.  Khí trời có công năng rất toàn diện.  Nếu chúng ta biết cách sử dụng công năng này, cơ thể chúng ta sẽ luôn luôn khỏe mạnh và có thể thoát ra được sự lệ thuộc về ăn uống.  Con người khi đã bảo toàn được sức khỏe lại làm chủ được vấn đề ăn uống sẽ hạnh phúc biết bao!  Sự kỳ diệu của khí trời không sao kể xiết.  Càng tìm hiểu càng khám phá được thêm những điều kỳ diệu mới.  Điều chắc chắn mà bạn không sao chối cải được là nếu thiếu khí trời bạn sẽ không thể sống được, nếu thiếu khí trời trong sạch, khô ráo mọi chứng bịnh của cơ thể bạn sẽ phát sinh và không thể nào chế ngự được.
Vì vậy, khi cơ thể bạn có bất cứ một sự khó chịu nào, bất cứ một thứ bịnh tật nào, chứ không riêng bịnh mập phì mất ngủ…bạn hãy nghĩ ngay đến khí trời, đến ngay với khí trời để trị liệu.  Dần dần bạn sẽ có thói quen rât tôt, một thứ thói quen có nhiều lợi ích lại không mất tiền.  Đó là luôn luôn sử dụng khí trời cho đời sống hàng ngày.  Lúc đó, khí trời sẽ là thân dược, sẽ là người bạn thân thiết và đông thời cũng là thần hộ mệnh cho bạn.  Thói quen này đối với chúng tôi đã trở thành một thứ nhu cầu không thể thiếu.  Có thể nói, khí trời trong sạch, khô ráo cần thiết cho chúng tôi hơn cả thức ăn và thức uống.  Tất nhiên là hơn cả thuốc men rất nhiều lần.  Chúng tôi gần như không dùng thuốc từ rất nhiều năm qua.  Chúng tôi ước mong bạn cũng tập thói quen này và làm cho trở thành nhu cầu cần thiết.  Dần dần thuốc trị bịnh các loại sẽ không còn cần thiết đối với bạn nữa.
Tóm tắt, nếu bạn biết sử dụng khí trời, tức là bạn biết bí quyết:
1.-Để chống lại một cách hữu hiệu, không tốn kém bịnh mập phì và các bịnh thông thường, kinh niên khác.
2.-Biết cách ngăn chận bịnh mập phì và các bịnh thông thường, kinh niên khác.
3.-Biết cách trị lành bịnh mất ngủ
4.-Biết cách thay đổi khẩu vị để ăn ngon.
5.-Biết cách thanh lọc cơ thể, điều hòa hệ thần kinh.
6.-Biết cách bảo toàn sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
7.-Biết cách làm chủ bản thân và có cuộc sống thanh cao.
8.-Biết sống hạnh phúc và chết bằng an.
Cần tìm hiểu sâu về cách tự chữa trị các bịnh nan y như : tiểu đường, cao mỡ, cao máu, mất ngủ, viêm gan, cách ăn uống quân bình âm dương…Quý vị vào Website của Hội: www.ttkc.orghay www.tienthienkhicong.org, order trực tiếp các sách Việt và Anh cùng DVD thực hành phương pháp Tiên Thiên Khí Công, DVD thuyết trình về bịnh nan y, DVD thuyết trình về cách sống thiên đàng tại thế gian…tham khảo thêm tài liệu của Thái Khắc Lễ: "Tuyệt Thực Đi Về Đâu". Điện thoại liên lạc trực tiếp đại diện Hội Tiên Thiên Khí Công : Nguyễn Định : (714) 725-1522
GS Phạm Văn Chính
Email : thaychinh@yahoo.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.