Hôm nay,  

Vì Sao Thuốc Không Trị Được Bệnh Nan Y?

19/01/200800:00:00(Xem: 5620)

Hầu hết các loại thuốc dùng trị bệnh, dù Tây y hay Đông y, đều được bào chế bằng hóa chất hay bằng dược thảo, dựa trên triệu chứng của căn bệnh. Ví dụ để trị bệnh đau nhức, y học chế ra các loại thuốc làm dịu cơn đau nhức. Nhờ đó đau nhức cũng giảm hoặc khỏi hẳn.

  Nhưng sự khỏi bệnh không hẳn do thuốc, mà là do chính cơ thể được trợ lực để tái điều chỉnh. Sự tái điều chỉnh này nhanh hay chậm hoàn toàn tùy thuộc nơi khả năng riêng của từng người.

Nói cách khác, thuốc đau nhức thật ra chỉ là một tác nhân trợ lực, còn việc tái điều chỉnh sự mất quân bình, sự tắt nghẽn kinh lạc, huyệt đạo hoàn toàn không phải do thuốc, mà là do khả năng của cơ thể.

Chính khả năng này mới quan trọng, chứ không phải thuốc. Vì thế mà cùng một loại thuốc trị đau nhức, cùng liều lượng như nhau, đối với cùng một loại đau nhức, mỗi cơ thể nhận được kết quả khác nhau. Điều đáng lưu ý là mỗi cơ thể cũng bị phản ứng phụ khác nhau, và tất cả đều gánh chịu hậu quả do thuốc để lại.

Còn trường hợp các bệnh viêm nhiễm do vi trùng hay siêu vi trùng, sự tiêu diệt các loại sinh vật cực nhỏ có hại này cũng chỉ là cách “trị chứng”, chứ không giúp được gì cho cơ thể tái tạo hay tăng cường sức đề kháng.

Ngược lại các loại trụ sinh, kháng sinh vào nhiều trong cơ thể lại làm suy yếu sức đề kháng và làm cho cơ thể suy yếu hơn, bộ tiêu hóa bị tổn hại nằng nề hơn. Hậu quả là: càng uống nhiều thuốc để tiêu diệt vi trùng, thì cơ thể càng bất lực trước sự tấn công của các loại vi trùng (!).

Một ví dụ khác nói lên sự bất lực của việc dùng thuốc. Đó là trường hợp bệnh tiểu đường. Để trị (thật ra không phải trị mà ngăn chặn kịp thời) bệnh tiểu đường, y học thường dùng insulin dưới hình thức uống hoặc chích. Chất insulin này giúp giải hóa đường glucide thành đường glucose để cho cơ thể có thể hấp thụ được, chớ insulin hoàn toàn không có khả năng phục hồi tụy tạng (lá lách) là bộ phận có chức năng tiết ra insulin để làm công việc nói trên cho cơ thể. Điều tệ hại là insulin cứ tiếp tục đưa vào ngày càng nhiều, bệnh tiểu đường tiếp tục tiến triển. Sau một thời gian dài đau khổ vì bệnh tiểu đường, sau một thời gian dài tốn tiền hao của vì dùng insulin, bệnh tiểu đường lại chuyển sang các biến chứng làm nguy hại cho sinh mệnh của bệnh nhân như tai biến mạch máu não, mù mắt hoặc phải cắt bỏ chân! (xin xem quyển “ Cẩm nang tự chữa trị bịnh tiểu đường” để hiểu rõ thêm về cách trị liệu bịnh tiểu đường).

Bệnh cao máu, cao mỡ cũng vậy. Thuốc men không làm cho lành bệnh. Thuốc chỉ làm cho căn bệnh chậm phát triển mà thôi. Cũng thế, đối với bất cứ bệnh thông thường hay kinh niên nào, thuốc men vẫn được dùng để điều trị theo kiểu cách này, nên y học ngày nay được gọi là “y học chữa trị” (médecine thérapeutique).

Còn “y học phòng ngừa” (médecine préventive) hay “y học phòng bệnh”, tức là loại y học nhắm vào mục tiêu làm sao cho người ta không bị bệnh, và nếu bệnh thì chữa tận gốc rễ của căn bệnh khi mới phát hiện hay khi còn đang phát triển chạm chạp. Mong rằng thế kỷ 21 y học sẽ chuyển hướng mạnh hơn nữa theo hướng phòng ngừa và tìm cách giúp cơ thể con người thêm nhiều năng lực để tự chữa trị, tự tái cấu trúc khi cần thiết.

Đối với các loại bệnh viêm nhiễm, việc tăng cường sức đề kháng, tăng cường khả năng miễn nhiễm cần được quan tâm đặc biệt, hơn là chạy theo các loại hóa chất độc hại để tiêu diệt các loại vi trùng sinh bệnh.

Chúng ta nên viết thật to lên vách câu nói của nhà sinh học Claude Bernard : ”Tình trạng cơ thể là chính yếu“. Phải làm cho cơ thể khỏe mạnh, phải tăng gia sức đề kháng của cơ thể để không tử vong trong tình trạng bệnh hoạn trầm trọng, làm cho tinh thần bất an, làm cho tâm tư đau đớn. Do đó giây phút lìa trần của người bệnh là nỗi kinh hoàng không sao kể siết được.

Các bệnh nan y, tức là các căn bệnh không chữa được bằng thuốc men trong thời đại ngày nay càng lúc càng nhiều thêm, nhiều hơn các thế kỷ trước. Vậy mà nhân loại vẫn cứ tự hào là đang sống trong thời đại văn minh nhất, thời đại thông tin toàn cầu, thời đại con người đạt quyền tạo hóa. Chúng tôi hoàn toàn không tin như thế.

Chúng tôi tin rằng về phương diện bệnh tật, về phương diện hạnh phúc, phương diện an lạc tinh thần khi sống và khi chết, con người đang thối bộ chứ không phải tiến bộ.

Riêng trong lãnh vực y học phòng bệnh, ngày nào nhân loại chưa quan tâm đúng mức, chưa chú tâm đặc biệt để giảm thiểu sự đau khổ cho con người, thì ngày đó nhân loại vẫn chưa thật sự tiến bộ.

Và, hơn thế nữa, ngày nào mà con người vẫn nuôi dưỡng khuynh hướng sống giàu sang trên sự đau khổ của người khác, của bệnh tật của đồng loại, thì ngày đó dù chúng ta có đuợc lên mặt trăng cũng không sao có thể hãnh diện được.

Một vị bồ tát hóa thân có dạy rằng: ”Hễ thật người thì phải biết thương người“. Như vậy, nếu không biết thương người, chỉ muốn khai thác sự đau khổ của con người để sống, để sống giàu sang, thì không phải thật người!

Cần tìm hiểu thêm về cách tự chữa trị bịnh tiểu đường hay các bịnh nan y bất trị khác, quý vị có thể theo dõi các bài viết đã đăng trên Việt Báo online hoặc order các tài liệu tham khảo qua website của Hội: www.tienthienkhicong.org. Điện thoại liên lạc trực tiếp: Nguyễn Định: (714) 725-1522.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.