Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: An Toàn Sử Dụng Dược Phẩm

3/2/200700:00:00(View: 5029)

Câu Chuyện Thầy Lang: An Toàn Sử Dụng Dược Phẩm

Dược phẩm là chất lấy từ thực vật, khoáng chất, sinh động vật và hóa chất với mục đích để:

-điều trị và phòng ngừa bệnh

-phục hồi các chức năng của cơ thể

-thay đổi quá trình sinh sản

khi được dùng đúng lúc, đúng cách, trong một thời gian đã được chỉ định.

Dược phẩm có thể là tự nhiên hoặc được bào chế.

Trước khi đưa ra thị trường, dược phẩm đều được kiểm soát, thử nghiệm để bảo đảm công hiệu và an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, không có dược phẩm nào một trăm phần trăm an toàn, không có rủi ro.

Để giảm thiểu rủi ro do dược phẩm gây ra và để tận dụng các lợi ích của thuốc, xin cùng tích cực trong việc dùng thuốc.

* Mấy điều cần để ý:

1- Kê khai với bác sĩ đầy đủ về bệnh tật của mình, về tất cả các phương pháp điều trị đang trải qua và các thuốc đang dùng.

Nên làm một danh sách tất cả các thuốc do bác sĩ biên toa, do tự mua, do bạn bè tặng

Ghi rõ liều lượng, số lần uống mỗi ngày; các khó khăn phản ứng do thuốc gây ra

Các vấn đề có thể bị ảnh hưởng vì thuốc như có thai, đang cho con bú, khó khăn nhai nuốt...

2- Cho bác sĩ hay nếu:

-Đã có dị ứng hoặc phản ứng với một loại thuốc, một món ăn hoặc một chất nào đó.

-Đang áp dụng một chế độ ăn kiêng như ít muối, ít đường hoặc chất béo.

-Đang uống một thuốc trị bệnh, một dược thảo hoặc món ăn bài thuốc.

-Có bệnh tật khác ngoài bệnh hiện đang điều trị.

-Đang mang thai hoặc dự trù sẽ có thai. Một vài loại thuốc có thể gây ra khuyết tật cho thai nhi. Trong thời kỳ có thai, phải hết sức cẩn thận khi dùng thuốc và phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

-Đang cho con bú sữa mẹ vì một vài loại thuốc có thể vào sữa và gây ảnh hưởng không tốt cho con.

3- Nên hỏi bác sĩ và dược sĩ về bất cứ điều gì mình không biết hoặc muốn biết về dược phẩm đang dùng. Như là:

*Tên riêng và tên chung của thuốc

*Thuốc có công dụng gì"

*Bao lâu sau khi uống thì thấy có kết quả"

*Bao giờ ngưng thuốc"

*Thuốc này có thể thay thế cho các thuốc hiện đang uống không"

*Nếu thuốc không công hiệu thì phải làm gì"

*Thuốc có thể gây ra bệnh nào khác không"

*Uống thuốc khi nào" trước hoặc sau bữa ăn"

*Uống bao nhiêu lần trong ngày"

*Uống như thế nào" với nước lạnh hay với nước trái cây hoặc với thực phẩm"

*Khi quên một lần uống thuốc thì phải làm gì"

*Có cần kiêng cữ thực phẩm nước uống gì trong khi dùng thuốc"

*Có phải giới hạn sinh hoạt nào, như là vận động cơ thể, lái xe.."

*Có thể uống chung với các thuốc khác đang dùng, kể cả dược thảo..."

*Tác dụng phụ của thuốc" Phải làm gì khi có phản ứng ngoại ý do thuốc gây ra"

*Tương tác giữa thuốc với thức ăn, nước uống

*Liệu có thể trở nên nhờn thuốc, quen thuốc hoặc ghiền- phụ thuộc vào thuốc" Nếu có thì phải làm gì"

*Có cần phải làm thử nghiệm gì trong thời gian uống thuốc" Thử máu, X-quang..."

*Phải làm gì nếu quên một lần uống thuốc hoặc uống quá nhiều"

*Phải cất giữ thuốc ở đâu"

* Ngày hết hạn dùng của thuốc"

 4- Cần đọc kỹ các hướng dẫn trên nhãn hiệu

Đúng thuốc mà bác sĩ chỉ định

Đúng tên bệnh nhân

Đúng liều lượng

Đúng giờ (mỗi mấy giờ, trước hoặc sau bữa ăn...)

Đúng cách (nuốt chứ không nhai...)

Cất giữ thuốc trong chai, hộp có nhãn hiệu nguyên thủy

Không để nhiều loại thuốc khác nhau trong cùng một lọ

Mua thêm thuốc trước khi hết vài ngày, để bảo đảm sự liên tục dùng thuốc.

Mỗi thuốc có thời gian tác dụng khác nhau: có thuốc tác dụng ngay, có thuốc cần thời gian lâu hơn.

Kháng sinh cần phải uống tới khi hết thuốc, vì nếu ngưng quá sớm, bệnh có thể tái phát.

Ngưng thuốc dần dần chứ không đột ngột ngưng tất cả.

* Lợi-Hại của thuốc:

Sau khi đã hiểu cặn kẽ về thuốc, nên cân nhắc lợi hại khi dùng.

Lợi điểm của thuốc là tác dụng tốt thu lượm được sau khi dùng. Thí dụ như huyết áp đang cao 180/94, uống thuốc vào huyết áp giảm xuống 120/74 hoặc đang đau lưng mà uống mấy viên aspirin thấy hết đau...đó là lợi điểm của thuốc.

Rủi ro do thuốc là những hậu quả không muốn hoặc không ngờ xẩy ra. Nhẹ thì như khó chịu bao tử do viên aspirin hoặc nặng như chẩy máu dạ dày cũng do viên aspirin.

Khi có bệnh thập tử nhất sinh thì phải chấp nhận rủi ro lớn của thuốc để cứu vãn tình trạng. Trái lại khi bệnh nhẹ thì có quyền lựa chọn thuốc với ít rủi ro. Bác sĩ, dược sĩ có thể góp ý về sự lựa chọn này.

* Tương tác giữa các thuốc

Khi có nhiều bệnh, được nhiều bác sĩ chăm sóc, người bệnh đó chắc chắn sẽ uống nhiều loại thuốc khác nhau. Mỗi thuốc có đặc tính riêng và các đặc tính này có thể tương phản với nhau. 

Có nhiều cách tác động qua lại giữa các thuốc:

a-Tác động giữa thuốc với thuốc: thí dụ đang uống thuốc để ngủ lại uống thuốc chống dị ứng, có thể buồn ngủ hơn và dễ dàng gây tai nạn khi lái xe; thuốc chống acid bao tử có thể làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh Cipro, không nên uống Viagra chung với thuốc nitrate chữa đau tim vì huyết áp có thể giảm rất nhiều

b-Tác động giữa thuốc với bệnh: thí dụ đang bị cao huyết áp mà uống vài loại thuốc chống nghẹt mũi thì huyết áp có thể tăng rất cao.

* Để giảm thiểu rủi ro khi dùng thuốc

-Luôn luôn đọc kỹ nhãn hiệu thuốc.

-Để ý tới các lời cảnh báo về thuốc.

-Nói cho bác sĩ hay tất cả các thuốc đang dùng, dù là thuốc do bác sĩ biên toa hoặc mua tự do, bạn bè cho.

-Làm một danh sách đầy đủ các thuốc đang sử dụng.

-Hỏi bác sĩ có cần kiêng thực phẩm nước uống nào không.

-Mua thuốc ở một tiệm để dễ dàng theo dõi.

-Nếu có thể, nên nhớ tên riêng hoặc tên chung của các loại thuốc.

-Khi đi du lịch, nên mang thuốc theo hành lý xách tay, vì hành lý gửi đôi khi bị thất lạc.

-Nên mang dư thuốc hơn là thiếu thuốc.

-Nên mang phó bản toa thuốc của bác sĩ.

-Đừng bao giờ chia sẻ thuốc của mình với người khác hoặc dùng thuốc của người khác. Thuốc được chỉ định riêng cho mỗi người với điều kiện bệnh khác nhau. Dùng chung có thể gây tai nạn.

-Nếu chẳng may dùng nhầm thuốc hoặc dùng quá liều lượng, nên báo cho bác sĩ gia đình hay ngay để được hướng dẫn cách thức đối phó, giải quyết.

-Nên có một lọ thuốc gây ói Ipecac Syrup để cấp cứu khi có ngộ độc thuốc, sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.

* Cất giữ thuốc

-Để thuốc xa tầm với của trẻ em

-Giữ thuốc trong chai, hộp nguyên thủy với tên bệnh nhân, nhãn hiệu, cách dùng.

-Tránh để thuốc nơi có nhiều ánh sáng, độ ẩm và quá nóng, như trong buồng tắm, trong bếp.

-Đừng để thuốc nước trong ngăn đá, tránh thuốc bị đông lạnh.

-Không cần cất thuốc trong tủ lạnh, trừ khi có yêu cầu.

-Không để thuốc trong xe hơi quá lâu, vì nhiệt độ cao mùa hè có thể thay đồi phẩm chất của thuốc.

-Vất bỏ thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc thuốc đã thay đổi hình dạng, mầu sắc.

* Cách dùng thuốc

a-Thuốc uống

-Thuốc uống có thể dưới dạng viên nén, viên con nhộng hoặc chất lỏng.

-Trừ khi bác sĩ dặn cách khác, thường thường, nên uống thuốc với một ly nước lã. Đôi khi có thể phải uống vào lúc no bụng hoặc bụng đói.

-Nếu là thuốc nước, cần uống với một loại thìa có ghi rõ số lượng. Thìa dùng để ăn uống đôi khi không chính xác.

-Nếu có khó khăn khi nuốt liều thuốc được biên cho, nên cho bác sĩ hay để đổi liều lượng khác dễ nuốt hơn.

b-Thuốc xịt cuống họng

Ngồi hoặc đứng ngay ngắn, nâng cao cằm để mở rộng ống dẫn không khí từ miệng.

-Mở nắp bình thuốc và lắc mạnh để thuốc hòa đều với nhau.

-Hít sâu vào mấy lần rồi nhẹ nhàng thở ra. Để vòi bình thuốc giữa hai hàm răng, ngậm chặt môi.

-Nhẹ nhàng thở ra hít vào, trong lúc hít vào thì bơm thuốc

-Tiếp tục hít vào để thuốc xuống sâu trong ống phổi

-Giữ hơi thở trong mười giây hoặc lâu hơn trước khi thở ra.

-Nếu cần xịt thêm thuốc, lập lại các thao tác trên.

-Lau vòi thuốc, đậy nắp để tránh nhiễm trùng.

-Để ý đừng xịt thuốc vào mắt.

-Nếu quên một lần xịt thuốc thì xịt ngay, rồi tiếp tục theo liều lượng định trước.

-Cất thuốc xa ánh sáng, hơi nóng

c-Thuốc nước nhỏ mắt

Rửa tay với nước ấm và xà bông. Lau khô tay

-Nằm ngửa, nhìn lên trần nhà, đầu ngả về phía sau

-Lấy một ngón tay kéo mí mắt dưới xuống

-Tay kia cầm lọ thuốc, nhỏ một giọt vào phía dưới mắt.

-Chớp mắt mấy lần để thuốc lan khắp mắt.

-Đợi năm phút trước khi nhỏ loại thuốc thứ hai

-Nếu vừa phải nhỏ thuốc nước và thuốc mỡ, nhỏ thuốc nước trước.

-Rửa tay sau khi nhỏ thuốc để không có thuốc dính trên tay.

d-Thuốc nhỏ mũi

-Hỉ mạnh để mũi thông thoáng

-Rửa tay với xà bông và nước

-Kiểm soát coi đầu xịt có bị nứt vỡ, tắc nghẽn

-Đừng để đầu xịt dính vào mũi

-Ngả đầu về phía sau hoặc nằm ngửa

-Nhỏ thuốc vào mũi

-Cúi đầu về phía sau, nghiêng qua nghiêng lại cho thuốc lan ra khắp mũi

-Giữ nguyên vị trí khoảng 5 phút

-Rửa sạch đầu xịt của lọ thuốc, đậy nắp.

-Không nên dùng chung lọ thuốc nhỏ mũi của người khác để tránh lây lan vi khuẩn.

Nếu là thuốc xịt, cũng làm như trên và nhớ khịt mũi vào để hít được nhiều thuốc.

đ-Thuốc nhỏ lỗ tai

Nằm nghiêng, để phía tai cần thuốc hướng lên trần nhà

Với nguời lớn, nhẹ nhẹ kéo vành tai lên trên và về phía sau, với trẻ em, kéo vành tai xuống dưới và về phía sau.

Nhỏ thuốc vào ống tai

Giữ nguyên vị trí đầu trong 5 phút để thuốc chẩy vào phía trong tai.

Lau đầu lọ thuốc với khăn sạch và đậy nắp cho kín.

e-Thuốc dán trên da

-Cẩn thận lấy miếng thuốc dán ra khỏi gói, tránh làm miếng thuốc bị rách nát

-Đừng chạm tay lên mặt có thuốc

-Áp miếng thuốc dán lên vùng da không có lông, không có vết da trầy, sạch sẽ và khô

-Lấy ngón tay đè nhẹ lên miếng thuốc dán để thuốc dính chặt vào da.

-Thay đổi chỗ dán trên da để tránh viêm da

-Đừng cắt nhỏ thuốc dán để thay đổi liều lượng của thuốc.

g-Thuốc nhét hậu môn

-Rửa sạch tay

-Bóc giấy bọc viên thuốc, nhúng vào nước cho ẩm

-Nằm nghiêng, nhét viên thuốc vào hậu môn rồi dùng ngón tay đẩy cao viên thuốc lên trực tràng.

-Nếu viên thuốc quá mềm, để trong ngăn đá mươi phút cho cứng.

h-Thuốc nhét âm hộ

-Rửa tay sạch sẽ

-Nằm ngửa, hai đầu gối gập lại

-Dùng ống đặt thuốc nhẹ nhàng đưa viên thuốc vào cửa mình.

-Nằm đợi mấy phút trước khi đứng dậy.

-Rửa tay và ống đặt thuốc.

* Điều cần làm khi bị ngộ độc thuốc

Uống nhầm thuốc hoặc các hóa chất khác ở trong nhà cũng thường xẩy ra, nhất là khi người bệnh dùng nhiều loại thuốc.

Tai nạn xẩy ra vì vô tình hoặc vì không hiểu rõ về thuốc.

Khi nghi có người bị ngộ độc mà lại bất tỉnh, làm kinh, khó thở, cần kêu xe cứu thương ngay.

Nếu không, cho nạn nhân uống một ly nước rồi kêu ngay cho Trung Tâm Kiểm soát Độc chất, báo cáo trường hợp và xin ý kiến.

Đọc tên loại thuốc hoặc hóa chất dùng nhầm, dùng bao giờ, bao nhiêu, tuổi người uống nhầm, đang có dấu hiệu gì.

Không nên làm nạn nhân ói mửa, trừ khi trung tâm nói làm vậy.

Trong nhà nên dự trữ một lọ thuốc nước 30 cc Ipecac Syrup là thuốc thường dùng để gây ói mửa.

* Kết luận:

Sir Williams Osler, người thầy thuốc kiêm giáo sư y khoa nổi danh của Gia Nã Đại có ý kiến rằng: “Sự muốn dùng dược phẩm có lẽ là một đặc trưng lớn để phân biệt con người với loài vật”

Nhưng, để việc sử dụng này được an toàn, công hiệu như ý muốn, người bệnh cần có hiểu biết rõ ràng về thuốc, về cách dùng, về các tác dụng tốt xấu của thuốc...

Và muốn được như vậy, bệnh nhân cần hợp tác chân tình với bác sĩ, dược sĩ, tuân theo các hướng dẫn.

Để cho bệnh mau khỏi, sức khỏe sớm hồi phục và không bị nhầm lẫn trong khi dùng thuốc.

Texas-Hoa Kỳ

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một nghiên cứu mới tiết lộ những gì xảy ra trong bộ não trong những giây phút cuối đời của chúng ta. Khi các khoa học gia ghi lại sóng não của một người đàn ông sắp chết, dường như các ký ức đã lóe lên vài giây trong não trước và sau khi tim ông ngừng đập. Nghiên cứu đầu tiên thuộc loại này cho thấy chúng ta có thể hồi tưởng lại một loạt ký ức khi cận kề cái chết.
Mặc dù các tác động của COVID-19 đối với phổi và hệ hô hấp đã được biết rõ, nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng virus này cũng đang ảnh hưởng đến tim, với các tác động có thể là dài hạn. Trong một bài thuyết trình tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Vật lý Sinh học, một nhóm khoa học lý sinh quốc tế, Tiến sĩ Andrew Marks, chủ nhiệm khoa sinh lý học tại Đại học Columbia, và các đồng nghiệp của ông đã báo cáo về những thay đổi trong mô tim của bệnh nhân COVID-19 chết vì căn bệnh này, với một số người bệnh cũng có tiền sử bệnh tim. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích khám nghiệm tử thi và tìm thấy một loạt các bất thường, đặc biệt là trong cách các tế bào tim điều chỉnh canxi.
Thử nghiệm sinh thiết (sinh thiết mô – tissue biopsy) đi kèm một số rủi ro và thách thức – một số chỗ cần làm sinh thiết có thể khó tiếp cận, chảy máu và đau đớn có thể kéo dài đến một tháng sau khi làm sinh thiết. Chi phí cao và thời gian đợi kết quả có thể lên tới bốn tuần. Với một người đang bị ung thư ác tính, thì đó là cả một vấn đề.
Tết đã đến và xuân đã về. Khi ngày bắt đầu dài ra, đó là thời điểm phù hợp để chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần tổng thể của quý vị thông qua các hành động tự chăm sóc hàng ngày. Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sức khỏe cảm xúc, tâm lý và xã hội của chúng ta ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Việc quan tâm đến tất cả các bộ phận trên cơ thể của chúng ta sẽ giúp xác định cách chúng ta đối phó với căng thẳng, kết nối với người khác và đưa ra những lựa chọn tốt cho sức khỏe.
Tại hội trường 8200 Westminster Blvd, Thành Phố Westminster vào lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật ngày 5 tháng 3 năm 2023, Vietnamese Community Health of UCLA (viết tắt là VCH) đã tổ chức buổi Hội Chợ Y Tế để phục vụ những người có lợi tức thấp trong cộng đồng.
Alzheimer và Parkinson là hai trong số các bệnh thần kinh phổ biến nhất dẫn đến sự phá vỡ các tế bào thần kinh của não. Mỗi năm đều có hàng ngàn người phát hiện bị mắc bịnh và vào thời điểm có thể chẩn đoán được, thì não đã bị tổn thương suốt một thời gian dài.
Năm 1984, Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ hứa rằng sẽ có vắc-xin phòng chống HIV/AIDS trong vòng hai năm. Gần 40 năm sau, vắc-xin cũng như thuốc chữa vẫn chưa có. Nhưng trong tuần vừa qua, một nghiên cứu đã được trình bày trên tạp chí Nature mang lại hy vọng mới. Một người đàn ông 53 tuổi ở Düsseldorf đã khỏi bệnh sau khi được cấy ghép tế bào gốc được hiến tặng từ một người miễn dịch với HIV. Như vậy, anh là bệnh nhân HIV thứ ba được chữa khỏi.
Nếu bạn đọc Kim Dung hay xem phim chưởng hẳn bạn quen thuộc với cảnh tóc bạc trắng qua một đêm lo âu không ngủ. Tương tự như cảnh tóc của Marie Antoinette bạc trắng chỉ trong một đêm sau khi biết tin bà sắp bị hành quyết. Từ xưa nay, người ta vẫn tin rằng tóc bạc không chỉ là vấn đề thời gian và tuổi tác – mà còn là dấu hiệu của kinh nghiệm sống. Nhưng trải nghiệm cuộc sống của một người có thực sự thay đổi màu tóc của họ không? Khoa học chứng minh điều này có xảy ra, dù màu tóc tự nhiên phai dần theo thời gian, nhưng một số yếu tố nhất định có thể đẩy nhanh quá trình thay đổi đó - bao gồm cả căng thẳng hay “stress”.
Với nỗ lực chủ động giúp đỡ các gia đình quản lý các tác nhân gây căng thẳng hàng ngày, First 5 California (F5CA) đang khởi động một chiến dịch mới nhằm mục đích tuyên truyền về tầm quan trọng của hơi thở như một công cụ hữu hiệu để giúp các gia đình và trẻ em đối phó với căng thẳng.
Tháng 2 năm 2022, CNN đưa tin về cái chết hai năm trước của một cậu bé 14 tuổi (1). Alexander N. là một đứa trẻ tò mò, một hướng đạo sinh thích sinh hoạt ngoài trời và cắm trại, chơi các khuôn hình Legos và thích trượt ván. Cháu đi ngủ vẫn mang theo Iron Man nhồi bông và ôm con gấu bông mà cháu đã có từ khi còn nhỏ. Trước đó, cậu học sinh cấp hai thú nhận với cha mẹ về một vấn đề rất người lớn: Cậu đang thử nghiệm với oxycodone, một loại thuốc giảm đau mua cần có toa bác sĩ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.