Hôm nay,  

Câu Chuyện Y Học: Sinh Lý Giáp Trạng

10/10/200800:00:00(Xem: 5186)

 

Bs Trần mạnh Ngô

Phụ Nữ Có Thai Khi Bị Thiếu Chất Iode Nên Ăn Thêm Muối IodBs Francesco Vermyglio và các đồng nghiêp thuộc Đại Học Messina nghiên cứu 100 phụ nữ có thai sống trong vùng thiếu chất Iod. Phụ nữ có thai khoảng từ 6 tới 9 tuần lễ tuần lễ và không bị bệnh giáp trạng. Trong số 100 phụ nữ có 62 người dùng chất muối Iod thường xuyên trong vòng 2 năm trước khi có thai. 38 người chỉ bắt đầu dùng muối Iod khi bắt đầu có thai. Kết quả cho thấy tỉ lệ suy giáp trạng của các người có thai bị suy giáp trạng cao gấp 6 lần những người dung muối Iod lâu hơn (p < 0.001). Đối vơí những ngưòi có thai dùng muối Iod lâu hơn có tỉ lệ mức thyroglobin, T3 và T4 thấp hơn những người mới dùng Iod trước khi có thai. Ngoài ra, những người sớm dùng muối Iod còn có mức T4 tự do (free T4) cao hơn. Một số tác giả còn cho rằng phụ nữ sống trong những vùng thiếu Iod nên cho thêm muối Iod vào sinh tố sẽ giúp ích cho phụ nữ có thai hay phụ nữ sắp sửa có thai. Kết quả đăng trong báo J Clin Endocrinology and Metabolism, 93: 2466, 2008 và 93: 2616, 2008.  Sinh Lý Giáp Trạng Tuyến giáp trạng giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc điều hòa dinh dưỡng và chất vôi trong cơ thể. Kích thích tố T3 và T4 kích thích mọi tế bào trong cơ thể, sản xuất chất bạch đản (proteins) và tăng sức tiêu thụ dưỡng khí của tế bào. Trục liên hệ  phần dưới não đồi thị, não thuỳ, và tuyến giáp trạng (hypothalamus-pituitary-thyroid axis): Hoạt động bình thường của tuyến giáp trạng nằm trong tác dụng cân bằng của phần dưới não đồi thị (hypothalamus), phần trước tuyến não thùy, và tuyến giáp trạng. Hoạt động giáp trạng kiểm soát bởi kích thích tố thyroid stimulating hormone, TSH, tiết ra từ tế bào (thyrotrophs) nằm trước não thùy (hypophysis). Tổng hợp và sản xuất TSH là do kích thích tố thyrotropin-releasing hormone (TRH) từ phần dưới não đồi thị. Ngược lại, TSH và TRH đều bị cân bằng kìm hãm bởi kích thích tố tuyến giáp trạng. Đo TSH trong máu là cách hay nhất để biết ảnh hưởng kích thích tố  giáp trạng vào tế bào.  Dinh dưỡng muối Iod: Muối Iod có từ đâu" Phế thải ra sao" Tế bào giáp trạng có nhiệm vụ tổng hợp, lưu trữ và sản xuất kích thích tố giáp trạng.  Iod là thành phần cấu tạo quan trọng nhất của kích thích tố giáp trạng. Bởi vậy, khi thiếu Iod sẽ sinh bệnh bướu cổ và bệnh giảm năng giáp trạng (hypothyroidism) như chứng độn (cretism) và bệnh câm-điếc. Ngược lại, khi Iod thặng dư cũng sinh bệnh giảm năng giáp trạng (hypothyroidism) hay nhiễm độc do tuyến giáp trạng (thyrotoxicosis). Iod cũng dùng điều trị bướu cổ địa phương (endemic goiter) hay bệnh nhiễm độc nặng do tuyến giáp trạng (thyrotoxicosis). Mỗi ngày, mỗi người cần khoảng 250 tới 750 micrograms Iod. Iod hấp thụ vào máu qua đường ruột. Nếu chúng ta sống trong vùng thiếu Iod, mỗi ngày chỉ ăn được từ 10 tới 50 micrograms, sẽ sinh bệnh bướu cổ đỵa phương (endemic goiter), nghĩa là loại bướu cổ xuất hiện từng vùng. Thử nước tiểu, sẽ không có chút Iod nào. Mỗi ngày kích thích tố tuyến giáp trạng sa thải 60 micrograms Iod, nhưng Iod sẽ được dùng trở lại. Nếu sống trong vùng có Iod đầy đủ, mỗi ngày mỗi người sẽ mất chừng 280 micrograms Iod trong nước tiểu (80% tổng số hấp thụ trong đồ ăn mỗi ngày). Iod phế thải sẽ lọc qua niếu quản, vào thận và ra ngoài nước tiểu.Mỗi ngày, mỗi người chúng ta cũng mất 15 micrograms Iod trong phân. Iod từ đồ ăn vào máu, nếu không giữ lại trong tuyến giáp trạng, có thể tạm thời chui vào hạch nước bọt, màng nhầy và vào ruột. Bởi vậy khi uống đồng vị phóng xạ Iod sẽ thấy hình ảnh ruột hiện ra tích tụ đồng vị phóng xạ Iod.  Ba vũng muối Iod (Iodide pools)trong cơ thể: Có 3 vũng muối Iod trong cơ thể. Vũng lớn nhất nằm trong tuyến giáp trạng dưới thể hữu cơ có 6000 micrograms muối Iod. Vũng thứ hai nằm ngòai tuyến giáp trạng, cũng dưới thể hữu cơ kích thích tố giáp trạng, chứa 500 micrograms muối Iod. Vũng thứ ba gồm muối Iod thể vô cơ, khoảng 75 micrograms, trôi trong máu. Mỗi ngày, khoảng 375 micrograms muối Iod vào vũng thứ ba (Iod vô cơ), bao gồm 300 micrograms muối Iod từ đồ ăn, 60 micrograms muối Iod tiêu hủy từ T4 và 10 micrograms muối Iod lọt ra từ bên trong tuyến giáp trạng. Mỗi ngày, tuyến giáp trạng rút ra 85 micrograms muối Iod từ vũng Iod vô cơ (khoảng 20%). Muối Iod vô cơ từ đồ ăn hay uống đồng vị phóng xạ Iod sẽ vào máu rồi hút vào tuyến giáp trạng theo tỉ lệ 20/1. Tỉ lệ đồng vị phóng xạ Iod hút vào tuyến giáp trạng cao là hiện tượng tuyến hoạt động mạnh và cũng có nghĩa là nhiều Iod vô cơ vào được tuyến giáp trạng. Trường hợp giáp trạng hoạt động yếu, tuyến sẽ dùng ít muối Iod vô cơ.Thử nghiệm trong chuột và người cho thấy khi lượng muối Iod tăng cao sẽ tăng lượng kích thích tố tuyến giáp trạng. Nhưng nếu muối Iod thặng dư, hay tăng nhiều quá, sẽ giảm mức sản xuất kích thích tố giáp trạng. Thử nghiêm sống chứng minh muối Iod vô cơ thặng dư giảm oxýt hóa tyrosine. Trong vài trường hợp khác, nếu lượng muối Iod vô cơ vẫn tăng cao, nhưng hiện tượng sản xuất kích thích tố giáp trạng khộng giảm, sẽ làm nhiễm độc tuyến giáp trạng (thyrotoxicosis) hay bệnh giảm năng  giáp trạng (hypothyroidism). Bệnh Hashimoto nằm trong trường hợp giảm năng tuyến giáp trạng vì muối Iod và viêm kinh niên (chronic inflammation). Bs Trần Mạnh Ngô, E-mail: nmtran@hotmail.com; Xin mời ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com. một Trnag Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.