Hôm nay,  

Tiệc Tùng Nhân Mùa Lễ Lộc

08/12/200700:00:00(Xem: 4264)

Chúng ta hiện đang bước dần trong mùa lễ lộc, nào là mùa Giáng Sinh, Tết Tây và Tết Mậu Tý... Thôi thì tiệc tùng lu bù liên miên, ăn uống mệt nghỉ.

Tiệc cuối  năm trong cơ quan trong sở, trong hãng, trong gia đình,v.v… Chưa kể trong năm còn có những tiệc nầy tiệc nọ, v.v…

Tiệc tùng là dịp để chúng ta gặp gỡ bạn bè, đấu láo, thăm hỏi đẩy đưa, nhậu nhẹt, đớp hít, cũng là dịp để nhảy nhót hát cho nhau nghe, v.v… Ăn riết tại mấy cái tiệm Tàu cũng có bấy nhiêu món đó thôi, mỡ dầu và bột ngọt thấy mà phát ngán phát sợ.

Không ăn thì lỗ còn ăn thì khổ.

Chết vì cái miệng. Bệnh tòng khẩu nhập. Họa tòng khẩu xuất.

Ăn vào nhiều quá thì bị bội thực, bị bệnh.

Không cẩn thận thì ngộ độc thực phẩm là vấn đề có thể xảy ra...Tiêu chảy, nôn mửa, nhức đầu, sốt nóng, v.v…là những dấu hiệu tiêu biểu khi bị trúng thực.

Cũng may phước là tại Canada và Hoa Kỳ chưa thấy xảy ra  dịch tả cholera thứ dữ như ở Việt Nam vào 10/2007 vừa qua.

Cách chữa trị tốt nhất vẫn là việc đề phòng.

Vậy chúng ta cần nên lưu ý các điểm sau đây:

*- Giữ gìn thức ăn thức uống ở nhiệt độ thích hợp:

Thức ăn nóng thì phải giữ nóng từ 60 độ C trở lên.

Thức ăn lạnh thì phải giữ ở nhiệt độ 4 độ C trở xuống.

Nên nhớ là vùng nhiệt độ nguy hiểm để cho vi khuẩn dễ phát triển là từ 4 độ C đến 60 độ C.

*- Chuẩn bị - Sửa soạn thức ăn - Buffet:

Nguyên tắc 2 giờ:

+ Nên chuẩn bị nhanh chóng và dùng càng sớm càng tốt sau khi làm xong.

 + Không nên để thức ăn nguội lạnh trên bàn, hoặc trên bàn thờ quá lâu trên hai giờ đồng hồ rồi mới ăn.

+ Trong lúc chờ đợi nhập tiệc, tốt hơn hết là nên giữ thức ăn nóng trên  bếp, vặn lửa nhỏ… còn thức ăn lạnh như mấy món gỏi, thịt nguội thì giữ trong tủ lạnh.

+ Trong trường hợp phải mang đi xa, thì đối với rau cải trái cây, thịt nguội, bơ, sữa, fromage phải ướm nước đá để trong thùng.

+ Chúng ta không nên đem thức ăn mới nấu từ bếp châm thêm vào dĩa

  thức ăn nguội lạnh đã để quá lâu hơn 2 giờ trên bàn tiệc!              

 *- Chuyên chở thức ăn đi xa

+ Thức ăn nóng: nên gói trong giấy nhôm, quấn vải dầy để giữ cho nóng và cất giữ trong thùng cách nhiệt 60 độ C (140oF).

+ Thức ăn lạnh: để trong thùng nước đá (có thêm nước đá!) để giữ lạnh ở 4 độ C (40oF). Khỏi phải nói, chắc chắn các bạn cũng nhớ để mấy lon beer và coke trong thùng nầy rồi.

*- Nhớ rửa tay kỹ lưỡng

Trước khi sờ mó vào thức ăn và trước khi ăn, phải rửa tay kỹ lưỡng bằng savon.

Kết luận

Những điều viết trên đây quá ư là tầm thường không ai mà không biết,       nhưng trong thực tế có rất nhiều người (kể cả người viết) hay quên hoặc không để ý đến!

Đây là nguyên tắc chính, tối quan trọng trong việc đề phòng các trường hợp ngộ độc thực phẩm trong lúc ăn uống.

 Chắc cũng có bạn hỏi tại sao mình cũng thường dùng đồ nguội lạnh mua từ chợ 4-5 tiếng đồng hồ trước đó rồi về đến nhà mới ăn mà có thấy gì đâu"

Câu trả lời là có lẽ tại bạn mạnh trong mình lúc đó hay nhờ bạn hên mà thôi. Nếu vẫn tiếp tục làm kiểu nầy có ngày bạn cũng lãnh đủ mà thôi!

Trong thực tế, một số thức ăn bày bán trong các chợ Á đông đôi khi cũng không tôn trọng nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nên cẩn thận mỗi khi mua!

Tham Khảo:

Agence Canadienne dInspection des Aliments. La Salubrité des Aliments durant le Temps des Fêtes.

Nguyễn thượng Chánh. Rửa Tay Để Bảo Vệ Sức Khỏe.YDNN

http://www.yduocngaynay.com/2-2NgTChanh_RuaTay.htm

Nguyễn thượng Chánh. Cái Miệng Hại Cái Thân. YDNN

http://www.yduocngaynay.com/2-    2%20NgTChanh_InfectionAlimentaire.html

Montreal, Dec 07, 2007

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.