Hôm nay,  

Hỏi Đáp Y Học: Bệnh Thẹo Lồi - Ho Gà

18/07/200900:00:00(Xem: 7096)

Hỏi Đáp Y Học: Bệnh Thẹo Lồi - Ho Gà
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô
 Thẹo Lồi
Hỏi: Bệnh thẹo lồi là gì" Đáp: Bệnh thẹo lồi tiếng Anh gọi là keloids. Thẹo lồi (keloids) khác với thẹo dầy lên (hypertrophic scar). Thẹo dầy lên nhô cao hơn mặt da nhưng nằm trong vị trí vết thương, còn thẹo lồi keloids có thể bành trường ra khỏi giới hạn vết thương. Thẹo lồi thường mọc sau khi mổ vết thương, sau khi bị mụn trứng cá trước ngực, hay ở dái tai (ear lobe) sau khi xỏ tai.
Y khoa chưa biết rõ nguyên nhân thẹo lồi. Chỉ biết thẹo lồi có thể do tế bào mô tăng trưởng phát triển quá lố. Đàn bà thấy có nhiều thẹo lồi vì xỏ tai thường xuyên. Trong vài trường hợp có tính chất di truyền dòng họ. Người ta thấy nhiều thẹo lồi ở ngực, sau lưng, vai, hay dái tai. Nên hỏi bác sĩ chuyên khoa cách điều trị. Có nhiều phương pháp kể cả chích steroids vào thẹo lồi, giải phẫu, dùng laser đốt, dán miếng silicone gel, đông lạnh, chích interferon, chích fluorouracil, phóng xạ (radiation), v…v.. Nên nhớ trong nhiều trường hợp giải phẫu xong, thẹo lồi còn mọc lớn nhiều hơn trước. Cách điều trị thẹo lồi ra ngoài phạm vi của Hỏi Đáp Y Học. Vậy cần tham khảo bác sĩ chuyên môn về những hậu quả trước khi quyết định điều trị thẹo lồi.
 Ho Gà
 Hỏi: Hồi xưa khi còn ở Việt Nam , tôi thấy nhiều người bị ho gà. Tôi không nghe thấy ho gà ở Mỹ, vậy có đúng không" Ho gà là gì" Đáp: Ho gà vẫn còn thấy ở Mỹ. Chuyên kể một người lính chữa lửa hành nghề lâu năm ở miền tây tiểu bang Washington , đột nhiên bị ho nhiều quá. Khi thử nước mũi thấy bị vi trùng Bordetella Pertussis, tức là có vi trùng ho gà. Ở các môi trường học đường trẻ em, người ta vẫn e ngại ho gà.


Khi bệnh nhân ho rũ rợi từng cơn như gà ho nên gọi là ho gà. Ngày xưa chưa có thuốc chủng ngừa thì mỗi năm có 30,000 tới 100,000 người chết vì ho gà ở Mỹ. 40% trẻ dưới một tuổi ho gà, phần lớn bị nặng. Lớn tuổi hơn, ít nguy cơ bị ho gà hơn. 15% trẻ trên 15 tuổi bị ho gà. Triệu chứng ho gà ban đầu cũng giống như bị cảm gồm có: chảy mũi, hắt xì hơi, ho nhẹ và chỉ hâm hấp nóng. 1-2 tuần sau thì bệnh ho lên từng cơn, mỗi lần ho kéo dài tới một phút. Mặt đỏ gay hay tím lại. Ho gà hay lây. Khi ho, nước miếng, nước mũi có vi trùng Bordetella Pertussis bắn vung vãi vào người khác, gây bệnh. Nước miếng nước mũi cũng có thể lây vào tay người khác, hoặc khi quệt tay vào mũi hay vào miệng cũng bị lây bệnh. Hiện giờ có 4 loại chủng ngừa tổng hợp để ngừa bệnh bạch hầu, phong đòn gánh và ho gà: DTaP, Tdap, DT và Td. Thuốc chủng ngừa DTaP và DT cho trẻ em dưới 7 tuổi. Tdap và Td cho trẻ em lớn tuổi hơn và người lớn. Thuốc chủng có chữ P là có thuốc chủng ngừa ho gà. Cơ Quan Y tế Công Cộng Mỹ vẫn còn lưu ý ho gà ở các trường tiểu học. Trong một tường trình y tế tháng Ba 2009, cho biết có khoảng từ 300 tới 1,000 trường hợp ho gà ở tiểu bang Washington , Hoa kỳ. Úc Châu (2008-09) cũng vừa có nạn dịch ho gà trầm trọng.
Bs Trần Mạnh Ngô, E-mail: nmtran@hotmail.com; Xin mời ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.