Hôm nay,  

Y Dược Ngày Nay Tháng 5: Triệu Chứng Quý Bà ‘Bốc Hỏa’

10/05/200800:00:00(Xem: 10055)

Y Dược Ngày Nay xin kính chào quý vị. Trước hết chúng tôi xin giới thiệu cùng quý vị 2 tiết mục mới: 1) hình ảnh y học mỗi tuần của Bs Nguyên Nguyên và 2) phát thanh y học của Bs Nguyễn văn Đích.

Lời phi lộ: "Bốc hỏa" vì "biệt kinh kỳ" của Bs Nguyễn Nguyên

Đối với phụ nữ, "biệt kinh kỳ" là lúc họ ngưng thấy kinh hàng tháng.

Giai đoạn chuyển tiếp này xảy ra trung bình ở lứa tuổi từ 49 đến 51. Trong khúc quanh sinh lý này, buồn trứng của người nữ từ từ giảm sản xuất kích thích tố nữ và làm cho họ có một số triệu chứng.

"Bốc hỏa" chỉ là một trong các tirệu chứng khác như: kinh không đều; kinh nhiều hơn hoặc ít đi trước khi ngưng hẳn; đau đầu, đau lưng; tâm tính thay đổi bất thần; lo lắng, trầm cảm; khó ngủ; khó tập trung tư tưởng; không giữ được nước tiểu; khô âm đạo; đau lúc giao hợp...

Kèm theo một số những triệu chứng nêu trên, "bốc hỏa" xảy ra trong gần 75% các bà gần trước hay sau khi "biệt kinh kỳ". Thường thì "bốc hỏa" là một cảm giác phừng nóng đột ngột ở mặt và ngực rồi lan ra các nơi khác. Cảm giác này kéo dài 2 đến 4 phút và có thể tái diễn nhiều lần trong ngày. Theo sau "bốc hỏa" là toát mồ hôi và hồi hộp rồi rét run. Cứ 10 bà bị "bốc hỏa" thì hơn 8 bà mang chứng này hơn cả năm. "Bốc hỏa"  cũng tự hết sau vài năm trong đa số các trường hợp. Nhưng gần 9% các bà vẫn còn tiếp tục bị "bốc hỏa" sau 70 tuổi.

Phương án điều trị nạn "bốc hỏa" tuy có nhiều, nhưng chỉ có một số ít được xem như thực sự hữu hiệu.

Biện pháp không dùng thuốc gồm: thay đổi lối sống, không hút thuốc, không uống rượu, thể dục nhẹ và đều, thư giản chống stress. Ngoài ra, Vitamin E, ginseng, "dong quai", hoặc châm cứu tuy được một số người dùng, nhưng chưa đũ dữ kiện nghiên cứu chứng thực.

Trong số thuốc Tây y được dùng, HRT là trị liệu bằng thay thế hormon - đã tiêu giảm. HRT khá hửu hiệu để chống "bốc hỏa". Nhưng HTR không thể dùng cho phụ nữ có mang sẵn bệnh tim mạch hoặc ung thư vú. Và HRT cũng không nên dùng quá 5 năm.

Đối với các bà không thể dùng HRT, đôi khi bác sĩ khuyên áp dụng các biện pháp không dùng thuốc hoặc dùng một số thuốc đặc biệt thuộc loại Selective Serotonin Reuptake Inhibitors (SSRI) như venlafaxine.

Vượt qua được thời gian "bốc hỏa" đã khó; không dùng đến thuốc lại còn khó hơn. Nhưng với quyết tâm cao và biện pháp tốt, thành công nằm trong tay của các Bà.

Tiếp theo chúng tôi xin lần lượt trình bày cùng quý vị những bài y học trong tháng qua.

Trước hết là Tin tức mới y học của Bs Nguyễn Văn Thịnh báo cáo một loại vi khuẩn ăn cholesterol, một loại rau có thể giảm huyết áp, độ thông minh của trẻ em có thể suy giảm vì môi trường ô nhiễm, phụ nữ có thai không nên hút thuốc lá, bản đồ nguy cơ cúm gia cầm ở Á Châu, khi eo thắt lưng rộng gia thì nguy cơ sa sút trí tuệ sẽ tăng lên. Bs Thịnh thông tin đôi điều cần biết về vấn đề chích ngừa ung thư cổ tử cung, cách chẩn đóan mới ung thư bàng quang bằng ánh sang huỳnh quang, yếu tố di truyền thư phổi, một câu hỏi về rối loạn tâm thần khi dùng internet quá độ, những lợi ích quan trọng khi tập thể dục, và, sau hết, vì sao siêu vi trùng cảm cúm thường xuất hiện vào mùa đông"

Trong mục Y Học thường thức, có bài Sinh tố D và ánh sáng mặt trời của Bs Nguyễn Ý Đức. Sinh tố D có nhiều công dụng, đặc biệt cần thiết cho sự tăng trưởng của xương, giúp hấp thụ chất vôi qua ruột, giảm nguy cơ ung thư ruột già, ung thư vú và các bệnh phong thấp khác. Ngoài ra sinh tố D còn có thể giúp duy trì hệ thống miễn dịch tốt hơn cho cơ thể, giúp tế bào tăng trưởng, v…v… Bs Nguyễn Ý Đức trình bày phần y học: nhiệt độ cơ thể và sốt, và một đề tài khác nói về cách phòng tránh Bệnh Tim Mạch. Bs NguyễnÝ Đức cũng cho chúng ta biết khái niệm y tế: thuốc vờ và hiệu quả placebo. Bs Nguyễn Trần Hoàng nhắc nhở đôi điều về cao huyết áp và bàn luận cảm và cúm, một vấn đề y tế quan trọng cho năm nay. Bs Trần Mạnh Ngô nói về những phương pháp tập luyện não bộ cho người già. Ts Võ Nguyễn Tinh Vân trình bày một số bệnh khuyết tật MPS (Mucopolysaccharides), đặc biệt hội chứng Hurler và hội chứng Hunter. Bs Nguyễn Thị Nhuận nói về bệnh mụn ruồi, nhắc nhở những loại mụn ruồi nào có nguy cơ ung thư. Ds Lê văn Nhân đưa ra bảng hướng dẫn bệnh nhân nhiễm lao tiềm ẩn, và những cách phòng ngừa lao tiềm ẩn.

Trong phần Y khoa thực hành, Ts Dược Khoa Trịnh Nguyễn Đàm Giang ghi lại một số xét nghiệm dò tìm bệnh tim mạch. Ds Lê văn Nhân hướng dẫn điều trị mới về bệnh lậu. Bs Nguyễn văn Thịnh có 2 bài viết: bài thứ nhất nói về cấp cứu ngộ độc, thương tổn do hít khói (inhalation injury) và bài thứ 2 nói về cấp cứu ngoại khoa khi bị bỏng, bị phỏng.

Trong Y khoa lâm sàng, Bs Nguyễn Tài Mai trình bày một loạt bài về y khoa lâm sàng: trường hợp thứ nhất nói về một bệnh nhân bị huyết áp xuống thấp khi trong tư thế đứng (neurogenic orthostatic hypotension), thứ 2 là trường hợp một bệnh nhân bị màng phổi có nước, và thứ 3 là phương pháp mơí thử nghiệm D-Dimer để chẩn đóan và theo dõi bệnh đông máu. Ds Trần Tiến Hào cũng diễn tả ứng dụng của D-Dimer trong trường hợp đông máu tĩnh mạch sâu DVT (Deep Vein Thrombosis), máu đông nghẽn mạch phổi (PE- Pulmonary embolus hay embolism), máu đông tại vùng nội tâm mạch hay nơi van tim, đặc biệt khi bệnh nhân bị loạn nhịp tim hay khi van tim bị tổn thương. D-Dimer có thể  dùng để chẩn đoán chứng đông máu lan toả nội mạch DIC (Disseminated Intravascular Coagulation). Ds Lê văn Nhân thêm một thông tin về thuốc kháng lao: kháng 2 thuốc Rifampin và NIH, kháng quinolones, và kháng hơn một trong 3 thứ thuốc chích chữa lao như apreomycin, kanamycin, và amicacin.

Trong mục Dược Phẩm, Ds Lê văn Nhân thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc Capreomycin, một nhóm thuốc popeptid vòng có hoạt tính chống lao. Ngoài ra, Ds Nhân còn cho biết thông báo của FDA về việc dùng thuốc suyễn montelucast, và thuốc trị sốt rét rẻ tiền đã được sản xuất tại Brasil. Bs Nguyễn văn Đích bàn luận vi trùng lao kháng thuốc diện rộng  Nguyên nhân chính là do không điều trị đúng cách, không dùng thuốc đúng liều và không điều trị đủ thời gian. Bs Trần mạnh Ngô thông tin FDA khuyến cáo dùng thuốc ho Tussionex đúng cách.

Trong Khảo Cứu Y Khoa có 2 bài: bài thứ nhất của giáo sư Đinh Xuân Anh Tuấn nghiên cứu ảnh hưởng hơi NO ảnh hưởng phát triển phổi của chuột. Bài thứ 2 của Bs Daniel Dũng Trương trình bày cách điều hành khám bệnh Parkinson không có triệu chứng rối loạn thần kinh nặng.

Đặc biệt là phần Đọc Báo Y Khoa. Bs Nguyễn Tài Mai với một loạt bài như: 1) lưu ý những khác biệt giữa ecchymosis, purpura, petechia, erythrema, 2) điều trị hội chứng bệnh máu hypereosinophilic syndrome, 3) dùng thụ thể EGFR (Epidermal growth Factor Receptor) trong việc điều trị ung thư, 4) một tường trình về bệnh systemic lupus erythromatosus với các yếu tố di truyền và dịch học, vai trò quan trọng của tế bào T, vai trò cytokines trong lupus. Tóm lại, các cố gắng hiện nay trong việc chữa lupus là tìm cách giảm sự tác hại trên mô (tissue damage) do tự kháng thể (autoantibodies) gây nên.

Trong mục Sinh học, có bài của Bs Bùi Minh Đức nói về chữ Psychosomatic khi định bệnh, với ý kiến là bệnh trạng do đầu óc mình gây ra. Bs Nguyễn văn Đích trình bày: một xét nghiệm mới để tìm bệnh lao: Quantiferon-TB Gold. Ts Huỳnh Phước Đương bàn luận môi trường và di truyền, cho biết kết quả khảo cứu của Ts Đương về chuột thiếu gene SCA2. Khi những chú chuột này cho ăn uống bình thường thì mập gấp đôi lần chuột bình thường. Những chú chuột đực thì quả thật là messy. Nhưng khi cho chuột ăn ít mỡ, ít calorie, hoặc sống trong môi trường ít stresses, thì dòng chuột này thon thon đẹp hẳn ra, chuột đực hăng hái hơn và chuột cái sinh đẻ nhiều hơn. Ts Nguyễn Đức Thái thông tin thuốc chủng trị ung thư đầu tiên, đặc biêt ung thư thận và ung thư ngoài da melanoma.

Trong phần Hỏi Đáp y học có 3 bài: bài thứ nhất trả lời về cách điều trị da khô của bác sĩ Nguyễn Quang Tiến, chuyên khoa bệnh ngoài da. Bài thứ 2 đặt câu hỏi của Bs Nguyễn Thị Nhuận: Có thể ăn đưòng hóa học thả giàn không" Và bài thứ 3 của Bs Trần Mạnh Ngô trả lời câu hỏi về đổ mồ hôi tay và nách.

Trong mục Tham Khảo có một loạt bài như: 1) Khỉ Chimpanzé và tương lai của ngành dược, 2) Hamburger university, 3) hãy sót thương loài gấu, và 4) Nên thay đổi cách sống để sống khỏe, và sống thọ của bác sĩ thú y Nguyễn thượng Chánh. Ngoài ra, có  bài Ngày sức khỏe thế giới và hậu quả thay đổi môi trường sinh học tại Việt Nam đầu thế kỷ 21 của Thạc Sĩ Đào Duy Anh; và bài Cây đa, Sung, Vả, Si, Bồ Đề cuả Ts Dược khoa Trần việt Hưng.

Sau hết, xin mời quý vị ghé thăm những mục thường lệ của Bs Nguyên Nguyên như: Dịch Thuật từ Y Khoa Anh Viêt Pháp, International Classification of Diseases, Từ Điển Y Học Anh Việt Pháp, và Đố Vui để học. 

Xin kính chào tạm biệt quý vị và xin hẹn gặp quý vị tháng sau.

Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, tình trạng buồn nôn và nôn mửa thường xảy ra trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ chủ yếu do một loại hormone gây ra. Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này có thể dẫn tới những phương pháp điều trị tốt hơn cho tình trạng ốm nghén, kể cả những trường hợp hiếm gặp, nguy hiểm đến tánh mạng.
Thời tiết thay đổi có thể khiến cho tâm trạng và cảm xúc thay đổi theo, mùa lễ cũng có thể gây ra những thay đổi trong tâm trạng và hành vi của mọi người. Vào khoảng thời gian này trong năm, sẽ có nhiều người trong chúng ta cảm thấy căng thẳng, lo lắng và bực bội hơn bình thường. Những nguyên nhân gây căng thẳng có thể dẫn tới nguy cơ cao về các bệnh tim mạch, ngộ độc rượu và cả tỷ lệ tử vong do đột quỵ.
Salmonella lại hoành hành. Vào đầu tháng 12, các cửa hàng thực phẩm trên khắp Hoa Kỳ đã thu hồi dưa vàng (cantaloupes) sau khi người ta phát hiện ra rằng cả trái nguyên và loại cắt sẵn đều bị nhiễm khuẩn Salmonella ở 34 tiểu bang – và đã gây ra hai trường hợp tử vong. Dưa cantaloupes nhiễm salmonella cũng được phát hiện ở Canada, các viên chức y tế công cộng cũng ra lệnh thu hồi loại trái cây này.
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta đều đối mặt với rất nhiều kẻ xâm nhập tiềm ẩn, đặc biệt là trong mùa lạnh và ở những vùng khí hậu lạnh. Những vi sinh vật này, được gọi là các tác nhân gây bệnh (hay mầm bệnh), xuất hiện dưới nhiều hình thức như vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Hệ thống miễn dịch của cơ thể thiết lập nhiều tuyến phòng thủ để chống lại chúng. Và đây là cách hệ thống đa tầng này hoạt động.
Vào ngày Chủ Nhật 7 tháng 12 2023, tại Trung Tâm Thực Hành Chánh Niệm Nam Cali (MPC), Tiến Sĩ Giáo Dục Bạch Xuân Phẻ đã có buổi chia sẻ về cách hướng dẫn cho các em tuổi teen thực hành chánh niệm. Cùng tham dự buổi chia sẻ còn có chị Chơn Nguyên, y tá của Học Khu Centralia (Buena Park), huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, nhiều bậc phụ huynh có con em đang ở tuổi teen, tăng thân Xóm Dừa, Nụ Hồng…
Thuốc diệt siêu vi (Antiviral drugs) thường được coi là một phát minh của thế kỷ 20. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một điều bất ngờ trong hệ thống miễn dịch của chúng ta: Nó có thể tự mình tổng hợp các phân tử diệt siêu vi (antiviral) để phản ứng chống lại sự lây nhiễm của vi rút. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về một loại protein tạo ra các phân tử diệt siêu vi tự nhiên. Khác xa với phát minh hiện đại của nhân loại, tự nhiên đã tiến hóa các tế bào tiến hóa để tạo ra “loại thuốc” của riêng chúng – biện pháp phòng vệ xa xưa nhất để chống lại virus.
Trí tuệ nhân tạo / AI (Artificial Intelligence) gần đây được nhắc đến rất nhiều không những trong giới công nghệ máy tính mà cả trong các môi trường chính trị, kinh tế, xã hội vì tác dụng tiềm năng của nó trên mọi lãnh vực của đời sống con người. Riêng trong lãnh vực y học, AI đã và đang có những bước tiến đáng kể. AI đang được sử dụng để cải thiện kết quả của bệnh nhân, giảm chi phí và tăng hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe, có khả năng cách mạng hóa y học bằng cách cung cấp các chẩn đoán chính xác hơn, kế hoạch điều trị cá nhân hóa và cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân.
Cũng giống như một cuốn từ điển vật lý, ‘cuốn từ điển’ trong đầu của chúng ta cũng chứa thông tin về các từ, bao gồm các chữ cái, âm thanh và ý nghĩa hoặc ngữ nghĩa của từ, cũng như thông tin về các thành phần câu cú và cách ghép các từ lại với nhau để tạo thành các câu đúng ngữ pháp. ‘Cuốn từ điển’ đó còn là một cuốn từ điển các từ ngữ đồng nghĩa. Nó có thể giúp chúng ta kết nối các từ ngữ và xem chúng giống nhau về ý nghĩa, âm thanh hoặc chính tả như thế nào.
Vừa mới mua một thùng raspberry hôm qua, mà hôm nay chúng bắt đầu trông hơi…mốc lên rồi. Mà mang bỏ hết thì tiếc đứt ruột – hay là chỉ lấy những trái bị mốc bỏ ra là được? Không ít người sẽ quyết định như vậy. Tưởng chừng như vô hại, nhưng nấm mốc trên thực phẩm có thể gây ra nhiều vấn đề, từ chứng khó tiêu cho đến những tình huống nghiêm trọng nhất như tổn thương thận hoặc thậm chí là ung thư.
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.