Hôm nay,  

Dân Đài Loan Vào VN Đầu Tư

18/01/200700:00:00(Xem: 3955)

Dân Đài Loan Vào VN Đầu Tư: Ít Rủi Ro, Ít Lệ Thuộc Hoa Lục

Việt Nam có cái lợi thế nằm trong tình trạng an ninh và ổn định về xã hôi cũng như kinh tế để thu hút các nhà đầu tư. Có nhiều vấn đề vẫn còn đó, nhưng các nhà kinh doanh Đài Loan cho biết, không có cái gì mà Việt Nam không có thể chỉnh hay sửa được. – Jessie Ho, ký giả Đài Bắc

OTTAWA (KL, 16/1/07) –  Giữa trưa trời nóng, dân chúng ra ngoài đường bụi bậm ngồi uống cà phê ở một hàng bán nước uống nước lề đường. Gần ngà tư, hàng trăm chiếc xe gắn máy cũ nhận còi inh ỏi để  dành đường đi.

Cảnh tượng này quá thông thường tại Việt Nam.

Không lâu, cái hàng nước nhỏ lề đường nay đã trở thành một hàng cà-phê ngon nhất ngoài đường, còn những chiếc xe gắn máy bệ rạc, cũ mèm được thay bắng những dóng xe hơi du lịch chạy trên những con đường được trải nhựa, sau đó cái nước cộng sản này gia nhập tổ chức WTO về mậu dịch thế giới vào ngày thứ năm vừa qua.

Việt Nam hiên nay là thành viên thứ 150 của tổ chức WTO, một ngôi sao sáng trên sân chơi thế giới không thua gì các quốc gia BRIC (Brazil, Russia, India và China).

Các xí nghiệp nước ngoài sẽ dễ dàng vào thị trường Việt Nam khi chính quyền nước này cắt bớt thuế và rỡ đi hàng rào cản mậu dịch. Trong khi các công ty Việt Nam được phép cho xuất khẩu hàng và dịch vụ vào các thị trường nước ngoài.

Cái quốc gia này nằm trong khối ASEAN đã sang chói trong việc đăng cai  hội nghị kinh tế  Á châu thượng đỉnh APEC tại thủ đô Hanoi hồi tháng mười một.

Biến diễn này không những làm cho 21 nguyên thủ quốc gia của các thành phần kinh tế được gặp mặt, nó còn cho 1200 vị tổng giám đốc của các công ty đến quan sát ngay Việt Nam. Kết quả thực quá phi thường với những lời ca ngợi về việc đổi mới của Việt Nam hiện nay, ngay như cả Tổng thống George W. Bush của Hoa Kỳ đã phải lên tiếng, giá như tôi là một nhà kinh doanh trẻ, tôi sẽ đầu tư ngay tại Việt Nam.

Việt Nam được coi như quốc gia tại Á châu, có nền kinh tế phát triển đứng hàng thứ hai sau Trung quốc, được ghi nhận có nền kinh tế phát triển 8,17 phần trăm so với tổng sản lượng nội địa hồi năm ngoái và sẽ phát triển tới mức 8,5 phần trăm trong năm nay.

Mầm kinh tế này đã biến Việt Nam thành một nơi đấu tư ăn ý nhất. Một thoả thuận nặng kí mới đây đã đạt được là đại công ty Intel Corp, một công ty Hoa Kỳ nổi tiếng thế giới về chip CPU (vi sử lý) đặc dụng cho computer, đại công ty này đã tuyên bố đầu tư một tỷ Mỹ kim để lập nhà máy thử và tích hợp bán dẫn lớn nhất tại Saigon.

Tổng số, theo Việt Nam công bố, có 6.813 dự án đầu tư nước ngoài hồi năm ngoài, hầu hết tại miển Nam Việt Nam, vốn đầu tư đăng ký này đã đạt tới 60 tỷ Mỹ kim, theo ghi nhận của Cơ quan Đầu tư Nước ngoài của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư của nhà nước Việt Nam.

SỰ HIỆN DIỆN CỦA CÁC CÔNG TY ĐÀI LOAN.

Việt Nam hiện nay đã chuyển từ nền kinh tế tập trung sau thập niên và chịu đổi mới để theo hướng kinh tế với lý danh như kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa để né vết xe sụp đổ như Liên Sô.

Việt Nam nhận đầu tư nước ngoài năm 1988. Nhưng doanh nhân Đài Loan khởi sự đầu tư vào thập niên 1990, khi chính quyền Đài Bắc đưa ra chính sách “Nam tiến” với sự đồng thuận của Hoa Kỳ. Chính sách này đã cho phép các doanh nhân Đài Loan đầu tư vào các quốc gia của vùng Đông Nam Á để chia bớt nguy cơ đầu tư và giảm đi sự lệ thuộc vào Hoa lục.

Công cuộc đầu tư đã tập trung vào các công nghiệp biến chế sử dụng toàn lao động truyền thống như xưởng dệt, xưởng làm hàng bằng chất dẻo (plastics), xưởng làm giầy, xưởng giấy và xưởng lắp ráp xe gắn máy.

Cộng cuộc đầu tư theo đúng tiến trình môi sinh thiên nhiên, như vùng đống cỏ là sinh thái của loài gậm nhấm.Sau khi loài gậm nhấp phát triển và bài tiết bừa bãi ngập đồng cỏ, vùng đồng cỏ trở thành sinh thái thích hợp cho các hạt  cây lớn nẩy mầm và cây lớn lên vươn cao trong sinh thái mới.

Các xí nghiệp Đài Loan đã dâm rễ đấu tiên để thành lập tại Việt Nam như hãng Sanyang Industry Co, hãng Formosa Group, hãng Ta Ya Electric Wire & Cable Co, hãng Pou Chen Corp, hãng Vedan International (Holdings) Ltd và hãng Kung Long Batteries Industrial Co.

“Chi phí thấp, công nhân có chất lượng và chịu khó là yếu tố đầu tiên đã thu hút các hãng Đài Loan đi vào thị trường Việt Nam,” theo lời của Tina Chen, phát ngôn viên hãng Pou Chen, hãng làm giầy lớn nhất hế giới đã làm hàng cho các đại gia nổi tiếng như Nike Inc, Adias AG, Reebok Ltd và Puma AG. Hãng Pou Chen đã lập xưởng làm giầy tại Việt Nam năm 1944 tuyệt đối tôn trọng các tác quyền cũng như số lượng hàng đặt của các đại gia nổi tiếng, không giống như tại Trung quốc cho gia công để làm hàng nhái gây thiệt hại cho các đại gia này.

Nhờ  Thê chiến II, cuộc chiến tranh của Pháp tại Đông Dương tử năm 1946 tới 1954, rối tới cuộc chiến tranh Nam Bắc tại Việt Nam có  trên 60 phần trăm người trẻ tuổi trong dân số 85, 3 triệu người nằm trong độ tuổi 30.

Việt Nam có các giao hảo với các cường quốc mậu dịch quan trọng trên thế giới như Pháp thống trị ngày xưa, các quốc gia lân bang nằm trong vùng Đông Nam Á, Trung quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Việt Nam được Hoa Kỳ bỏ cấm vận năm 1994 và đã bình thường hoá ngoại giao với Washington sau này mang lại nhiều quyền lợi kinh tế thực lớn cho Việt Nam, chưa kể sự nối tay với Việt kiều khắp nơi trên thế giới.

Bình quân lương tại Việt Nam hiện nay là 60 Mỹ kim một tháng, trong khi đó giá lương dọc duyên hải Đông Nam tại Hoa lục đã lên tới  90 Mỹ kim , một tháng.

Việt Nam có truyền thống của đạo Khổng chú trọng vào giáo dục và tự trau dồi học vấn. Làng nào cũng có một trường học, hơn 90 phần trăm dân số đều biết đọc và biết viết, khiến cho chi phí đào luyện kỹ năng giảm đi rất nhiều như so với Trung quốc.

Gần một trăm năm bị Pháp đô hộ, ảnh hưởng Tây phương đã khiến cho dân Việt Nam cởi mở trước ảnh hưởng của nước ngoài và có thể bắt kịp các quan niệm mới cũng như các khuynh hướng của thế giới như chúng thích hợp với sinh thái của dân Việt Nam.

Thí dụ như gia tăng các trường học Việt Nam chuyên chú vào sinh ngữ Anh, cũng có nhiều sinh viên cao đẳng vừa học tiếng Anh, vừa học tiếng Hoa sau lớp học nhờ vốn quốc ngữ La Mã hoá, theo lời của  Arthur Ting, chủ tịch hãng Phu My Hung Corp,  công ty liên doanh Đài- Việt về động sản tại Việt Nam.

Tình trạng chính trị và xã hội ổn định còn là cái lợi cho Việt Nam, khác hẳn Trung quốc. Khoảng cách giầu nghèo tại Trung quốc quá xa, quan thì xa bản nha thì gần; mỗi lần chờ được trung ương giải quyết xí nghiệp nước ngoài đầu tư đã tan ra mây khói vì dân bản xứ vẫn còn quấn quít với cái ý thức hệ Mao.

Vì chính sách cạnh tranh thả nổi tại Trung quốc, công ty Kung Long Batteries Industrial, một hãng sản xuất bình điện lớn nhất cho xe hơi và xe mô-tô, đã hốt bạc.

Để cắt giảm thặng dư mâu dịch, nhà cầm quyển Trung quốc hồi tháng chín đã cho huỷ bỏ việc trả lại 13% thuế thu của bình điện, khiến cho các nhà chế tạo bình điện của người Trung quốc phải lên giá.

Phần đông các hãng đã chuyển sang đặt hàng của hãng Kung Long đang hoạt động chung với hãng Lee Long Việt Nam Co,  cơ sở lớn nhất có nhiều đấu tư của các nuốc ngoài tại Việt Nam.

“Lệnh đặt hàng đã vọt lên gấp mười lần, chúng tôi đang cho mở rộng khả năng cung ứng, tăng 70% so với quí đầu năm nay,” theo lời của ông Lee Jui-chun, tổng giám đốc hãng Lee Long.

HỘI NHẬP

Việt Nam cũng dùng cầu nhẩy chung với ASEAN trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế trong vùng lớn hơn.

Ngoài việc dễ dãi để gia tăng  các khoản mậu dịch tư do thích hợp, khối ASEAN đang tìm cách tạo ra một thị trường chung vào năm 2015 để hàng hoá và dịch vụ lưu chuyển tự do.

Khi các công ty nước ngoài thiết lập được các cơ xưởng tại Việt Nam cho việc xuất khẩu, khâu cơ sở hạ tầng của Việt Nam sẽ có lợi như mãi lực nội địa gia tăng và đầu tư nước ngoài vô tràn ngập, ai cũng có thu nhập nhờ đó các công ty tài chánh phát sinh như bảo hiểm, chứng khoán và tư vấn kinh doanh.

Điển hình như số xe mô-tô tại Việt Nam hiên nay là 12 triệu chiếc, cứ mỗi năm tăng lên chừng hai triệu chiếc, thương số của Lee Long tất nhiên phải đẩy lên, theo lời ông Lee.

Các doanh nghiệp khác cũng có lợi nhờ vào chuyện này là các nhà cung cấp vật liệu xây cất như xi-măng và thép, nhà làm bàn ghế, hãng sản xuất hàng gia dụng và các nhà cung cấp hàng tiêu dùng theo nhu cầu chủ yếu.

Song cái trở ngại đầu tiên phải vượt qua tại Việt Nam cho các công ty này là hạ tầng cơ sở của Việt Nam còn kém.

Điển hình như hãng Phu My, hãng Vedan và hãng dệt Formosa Industries Corp"") đã thiết lập nhà máy điện riêng và bán số điện thặng dư cho EV (Electricity of Vietnam), một công ty điện độc quyền của nhà nước.

Nhưng nhà phân phối điện độc nhất này đã ước tính hiện còn thiếu khoảng 1700 megawatt điện nội năm nay.

Thiếu các đường xa lộ kiến cho thời gian vận chuyển cũng như phí tổn tăng lên, trong khi các cảng quanh thành phồ Saigon thì đấy ắp, còn các cảng mới vẫn chưa mở ra được cả ba năm nay.

Vedan là một nhà máy sản xuất phụ gia cho thực phẩm, xây cất ở cảng gần nhà máy khi vào Việt Nam năm 1991 để vận chuyển sản phẩm bột ngọt MSG (Monosodium Glutamate) cồng kếnh, phẩm vị ưa thích của hầu hết dân Á châu.

Cảng Vedan Phước Thái có thể thuận tiên cho những con tầu 12 ngàn tấn để ra vào các nguyên liệu và các thành phẩm.

Nhưng nạn tham nhũng lan tràn và chính sách bảo thủ của nhà nước là những trở ngại cho việc đầu tư.

Nhưng các trở ngại này xem ra không bắt nạt nổi các nhà đầu tư đang đổ sô vào Việt Nam. Sau nền công nghiệp biến chế truyền thống, khâu cao kỹ là cho người mới đến đang tin tưởng vào cái nến kinh tế năng động của Việt Nam.

“Đây là một vùng đất có nhiều cơ hội,” theo lời của ông Paul Wu ("""), tổng giám đốc hãng  Mitac Precision Technology Vietnam Co (""""""), một chi nhánh của  Mitac International Corp ("""") chế các máy chủ (servers), computers để bàn và các sản phẩm truyền thông di động.

Tháng mười năm 2005, hãng Mitac khai trương nhà máy của hãng tại Công viên Công nghiệp Quế Võ, cách Hanoi 33 cây số. Việc đầu tư của Mitac là cung cấp hàng đặt của Canon Inc, một công ty Nhật Bản, do nhà máy này làm ra, theo lời của ông Wu.

Việc đầu tư của hãng Intel đã làm cho mặt cao kỹ của Việt Nam nổi lên, nhưng Việt Nam thiếu mất chuỗi cung cấp cao kỹ để cho các công ty cao kỹ chọn Trung quốc hơn là Việt Nam.

Ông Wu cho biết, cái này không thành vấn đề.

Khi chính quyền Việt Nam đã nhất định triển khai công nghiệp cao kỹ mới ra dàng, nhất là phần mềm, cái hạ tầng cơ sở này sẽ từ từ mò tới mà thôi, theo lời ông Wu. Ông này cho biết thêm, cái tiềm năng kinh doanh ghép với những khích kệ mà chính quyền đưa ra sẽ đương nhiên lôi cuốn các vai cao kỹ lập ra các chuỗi cung cấp bán dẫn tich hợp tại Việt Nam.

Dự tính của ông Wu không sai, công ty Hon Hai Precision Industry Co, hãng lớn nhất chuyên thầu việc sản xuất điện tử. đã công bố ngày thứ ba là hãng này sẽ đầu tư một tỷ Mỹ kim để lập cơ xưởng tại Việt Nam để giúp cho công ty này đạt được các mục tiêu tiến phát.

Nhiều loại khuyến khích do chính quyền Việt Nam đưa ra sẽ giúp đạt được dự kiến cao kỹ. Các nhà cung cấp phần mềm và dịch vụ trong và ngoài nước sẽ được miễn thuế 28% trong bốn năm kể từ ngày đóng thuế doanh thu, còn được hưởng 50% các chi phí cho phép khấu trừ vào thuế cho bốn năm sau. Sản phẩm phần mềm không bị thuế trị giá gia tăng cũng như thuế xuất khẩu.

Theo thoả hiệp với Intel, chính quyền Việt Nam sẽ cho khấu trừ vào thuế 50% chi phí được phép trong vòng chin năm.

 ĐÚNG ĐƯỜNG ĐI

Quyết định của chính quyền Việt Nam đưa ra theo kế hoạch phát triển phải theo đúng đường đi.

Việt Nam từng có lần chứng tỏ trong một thời gian ngắn trong việc xuất khẩu cà-phê thành công. Nhà nước đã khuyến khích nông dân nhất thiết trồng và mở ra các đồn điền cà-phê.

Sản lượng cà phê cho ra năm 1995 chưa được 4 triệu bao (mỗi bao cân nặng 60 kg). Vào năm 1999, Việt Nam đã vượt Columbia trở thành quốc gia sản xuất cà-phê nhiều nhất đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Brazil (Ba Tây), thua Brazil 11 triệu bao.

Theo đúng con đường này khâu cao kỹ vươn cao cũng không khó khăn mấy.

“Cách đây 30 năm, không có ai ngờ rằng Đài Loan với mảnh đất nhỏ bé và thiếu tài nguyên thiên nhiên trở thành nhà máy của các sản phẩm điện tử thuộc loại cao kỹ. Việt Nam sẽ không thua gì Đài Loan trong vị thế hiện nay,” theo lời của ông Wu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Về kinh tế, Bộ Thương Mại nói mức đặt hàng bền lâu tăng 0.7% trong tháng 6, trên dự tính 0.2%, trong khi tháng 5 được điều chỉnh giảm 1%.
Hôm thứ Năm, các cổ phần tiến lên vào lúc buổi sáng với mùa báo cáo lợi tức lên cao điểm, cùng với một số tin kinh tế,
Hôm thứ Tư, các cổ phần blue-chip tương đối yếu vì Boeing, trong khi nhóm dược phẩm và hi-tech tiến lên nhờ báo cáo lợi tức tốt của Biogen Idec và Apple,
Hôm thứ Ba, các cổ phần tương đối tiến lên nhờ tin kinh tế khả quan cùng với một lô báo cáo lợi tức.
Hôm thứ Hai, các cổ phần tương đối yếu vì tình hình chiến tranh trong vùng Gaza,
Chỉ số Dow Jones đóng cửa lên 123.37 ở mức 17100.18 trong khi Nasdaq thắng 68.70 ở mức 4432.15. Lãi suất T-note 10-năm ở mức 2.484% lên 0.009.
Hôm thứ Năm, các cổ phần bị bán tháo xuống nặng sau vụ máy bay Malaysia Airlines rớt gần biên giới Ukraine-Russia.
Hôm thứ Tư, các cổ phần tiến lên mạnh và tiếp tục đẩy chỉ số kỹ nghệ Dow vượt mức cao mới, nhờ các báo cáo lợi tức tốt và thương thuyết sát nhập công ty.
Về kinh tế, hoạt động cơ xưởng sản xuất vùng New York tăng lên 25.6 trong tháng 7 so với 19.3 tháng 6.
Hôm thứ Hai, các cổ phần tiến lên mạnh và đưa chỉ số kỹ nghệ Dow vượt trên mức 17,000 và mức cao kỷ lục mới,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.