Hoa Kỳ Có Thể Đối Mặt Với Cuộc Khủng Hoảng "Mức Trần Nợ"* Nếu Cứ ‘Bình Chân Như Vại’

16/02/202310:25:00(Xem: 3183)

 

debt ceiling

Tháng 2 năm 2023, bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chánh Hoa Kỳ, đã cảnh báo về khả năng mất thanh toán các khoản trợ cấp của Chính phủ Liên bang, nếu Quốc Hội không nhanh chóng đạt được thỏa thuận về nâng mức trần nợ công. (Nguồn: pixabay.com)

 WASHINGTON – Phòng Ngân Sách Quốc Hội (CBO) cho biết Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ sẽ cạn kiệt khả năng thanh toán tất cả các hóa đơn vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay nếu không nâng mức trần nợ (debt ceiling) lên, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Tư, 15 tháng 2 năm 2023.

 

Trong một báo cáo được đưa ra cùng với triển vọng ngân sách hàng năm, Phòng Ngân Sách Quốc Hội cảnh báo nguy cơ có thể xảy ra một vụ vỡ nợ liên bang lịch sử trước tháng 7 nếu dòng tiền chảy vào Ngân Quỹ trong tháng 4 – thời điểm người dân Hoa Kỳ thường nộp hồ sơ thuế thu nhập hàng năm – chậm hơn so với kỳ vọng.

 

Tốc độ của doanh thu sắp tới, cùng với hiệu suất của nền kinh tế Hoa Kỳ trong những tháng tiếp theo, khiến các viên chức chính phủ khó dự đoán chính xác ngày mà Bộ Tài Chánh có thể bắt đầu không còn khả năng chi trả cho nhiều khoản nợ nếu Quốc Hội không có hành động.

 

Báo cáo của CBO cho biết: “Nếu mức trần nợ không được nâng lên hoặc chặn lại trước khi sử dụng hết các biện pháp đặc biệt, chính phủ sẽ không còn khả năng thanh toán các hóa đơn theo nghĩa vụ. Kết quả là, chính phủ sẽ phải trì hoãn thanh toán cho một số hoạt động, không thể trả nợ, hoặc cả hai.”

 

CBO cho biết thâm hụt ngân sách hàng năm của Hoa Kỳ sẽ ở mức trung bình 2 ngàn tỷ đô la từ năm 2024 đến năm 2033, gần chạm mức kỷ lục của thời kỳ đại dịch vào cuối thập niên này. Dự báo này có khả năng thúc đẩy nhu cầu cắt giảm chi tiêu của Đảng Cộng Hòa.

 

Trong khi đó, ước tính tỷ lệ thất nghiệp là 4.7% trong năm 2023, cao hơn nhiều so với mức 3.4% hiện tại.

 

Giám đốc CBO Phillip Swagel cho rằng sự gia tăng lãi suất cao hơn đang ảnh hưởng đến lĩnh vực nhà ở, cùng với đó là việc đầu tư kinh doanh bị chậm lại.

 

Ông Swagel cho biết: “Về lâu dài, các dự đoán của chúng tôi cho thấy rằng cần có những thay đổi trong chính sách tài khóa để giải quyết vấn đề lãi suất ngày càng tăng và giảm thiểu các hậu quả bất lợi khác của ‘núi nợ’ ngày càng cao.”

 

Nhu cầu nâng mức trần nợ được thúc đẩy bởi các luật chi tiêu và cắt giảm thuế trong quá khứ, một số được ban hành dưới thời cựu tổng thống Donald Trump. Sau khi chạm mức trần nợ 31.4 ngàn tỷ đô la vào ngày 19 tháng 1, Bộ trưởng Tài Chánh Janet Yellen cho biết Bộ Tài Chánh đã có thể tiếp tục thanh toán các khoản nợ, trợ cấp liên bang và thực hiện các khoản chi khác ít nhất cho đến ngày 5 tháng 6.

 

Năm 2023 này, các nghị sĩ Đảng Cộng Hòa và Tổng thống Joe Biden đang bất đồng về lộ trình nâng trần nợ công. Ông Biden cho biết sẽ không thương lượng về vấn đề nâng mức trần nợ, trong khi Đảng Cộng Hòa cũng sẽ không gật đầu cho quyết định nâng mức trần nợ, nếu không có những nhượng bộ trong vấn đề chi tiêu của các chương trình an sinh xã hội và bảo hiểm y tế quốc gia.

 

An sinh xã hội và Medicare, chương trình hưu trí phổ biến của chính phủ và chương trình chăm sóc sức khỏe dành cho người cao niên từ 65 tuổi trở lên, đang là tâm điểm của cuộc tranh luận về giới hạn nợ và tài trợ của chính phủ. Cả hai Đảng đang chạy đua cho cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội năm 2024.

 

Theo một cuộc thăm dò dư luận của Reuters/Ipsos được tiến hành từ ngày 6 tới ngày 13 tháng 2, hầu hết người dân Hoa Kỳ không theo dõi chặt chẽ câu chuyện mức trần nợ của Washington, nhưng họ vẫn lo lắng rằng nó có thể gây tổn hại đến tài chánh của họ.

 

Trong cuộc thăm dò, 55% người trưởng thành ở Hoa Kỳ cho biết họ nghe rất ít hoặc không biết gì về cuộc tranh luận, nhưng 3/4 số người được hỏi cho biết họ muốn Quốc Hội phải đạt được thỏa thuận vì một vụ vỡ nợ liên bang sẽ gây thêm căng thẳng tài chánh cho gia đình họ, phần lớn là do chi phí đi vay có thể cao hơn.

***

 

*Trn N là con s n ti đa mà quc hi Hoa Kỳ cho phép bên Hành Pháp đi vay. Hin nay chính ph M đang n ti $31 ngàn t đô la, tích lũy t trước đến gi; đã đng trn ri. Trn N mi xut hin t thi Thế Chiến th nht. Trước đó, mi ln chính ph M mun vay n thì phi xin quc hi cho phép. Khi nước M lâm chiến, cn vay n liên tiếp, quc hi bèn đt ra l mi, cho phép vay th ca nhưng dưới mt gii hn, gi là Trn N. Sáng kiến này gii quyết mt vn đ trước mt nhưng gây rc ri trong hai chc năm qua gia hành pháp và lp pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trần nợ là mức ấn định số tiền tối đa mà chính phủ có thể vay nợ. Quốc hội biểu quyết số nợ tối đa, tạo ra mức “Trần Nợ”, và chính phủ không được vay tiền nhiều hơn mức “Trần Nợ” này. Chính phủ Hoa Kỳ đã đụng đầu vào “trần nợ” từ tháng Giêng năm 2023, khi số nợ lên tới $31.4 ngàn tỷ đô la. Bộ Tài Chánh không được vay nữa, phải “du di” các món chưa dùng trong ngân sách để xài tạm vào các mục đã hết tiền. Nhưng từ đầu tháng Sáu, sẽ bắt buộc phải vay nợ thêm mới có tiền chi tiêu. Nếu không thanh toán được thì chính phủ bị “vỡ nợ”, chính phủ Mỹ sẽ không có tiền trả lãi và vốn từ các món nợ cũ, công khố phiếu Mỹ sẽ mất giá trị kéo theo những tai họa kinh tế khôn lường cho kinh tế nước Mỹ lẫn kinh tế thế giới.
Hoa Kỳ đang mắc nợ 31 ngàn tỷ MK. Hiện nay, mỗi năm Washington chi nhiều hơn thu khoảng 1 ngàn tỷ MK, buộc Bộ Tài Chánh phải đi vay để bù vào khoản chênh lệch. Điều đó có nghĩa là nợ công quốc gia vẫn đang tăng lên. Nếu không có thay đổi gì lớn, khoản nợ này rồi sẽ lớn hơn so với khi nó đạt đỉnh điểm vào cuối Thế Chiến II. Hầu hết số nợ là do tích lũy dần trong suốt 20 năm qua. Năm 2001, Hoa Kỳ thực ra có dư dả tiền mặt – Bộ Tài Chánh thu thuế được nhiều hơn khoản chi cho các dịch vụ của chính phủ.
Gia tăng giá năng lượng, chuỗi cung ứng xáo trộn, và mức cầu phục hồi sau đại dịch là những nguyên nhân gây ra lạm phát trong 2021-2022. Chính sách tiền tệ thâu hẹp chừng mực của Quỹ Dự Trữ Liên Bang đã giúp lạm phát tiếp tục giảm và nguy cơ trì trệ kinh tế mờ dần. Cố gắng giảm bớt thiếu hụt ngân sách quốc gia cũng đã góp phần đáng kể vào việc kiềm chế lạm phát.
Trong hơn ba năm - chính xác là 1,016 ngày - Trung Quốc đã đóng cửa với cả thế giới. Hầu hết sinh viên nước ngoài rời khỏi đất nước khi bắt đầu đại dịch. Khách du lịch đã ngừng đến tham quan. Các nhà khoa học Trung Quốc đã ngừng tham dự các hội nghị nước ngoài. Các giám đốc điều hành người nước ngoài bị cấm quay trở lại công việc kinh doanh của họ ở Trung Quốc. Vì vậy, khi Trung Quốc mở cửa biên giới vào ngày 8 tháng 1, từ bỏ những tàn tích cuối cùng của chính sách “không covid”, việc đổi mới tiếp xúc thương mại, trí tuệ và văn hóa sẽ có những hậu quả to lớn, mà phần nhiều là lành tính.
Hoa Kỳ sắp chi 490 tỷ đô la trong 10 năm để giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện chăm sóc sức khỏe và giảm thâm hụt liên bang. Tất cả số tiền đó đến từ đâu? Học giả về kinh tế Nirupama Rao của Trường Michigan giải thích cách mà đạo luật mới sẽ giúp tăng đủ nguồn thu để trả cho các khoản miễn thuế trong lĩnh vực năng lượng sạch, các khoản trợ cấp theo Đạo luật Affordable Care Act và các ưu đãi cho các nhà sản xuất sử dụng công nghệ sạch hơn, cũng như các sáng kiến khác nữa. Và rằng, với tên gọi của nó, liệu Đạo Luật Giảm Lạm Phát (Inflation Reduction Act – IRC) có thực sự làm giảm lạm phát hay không?
Trong tháng 6, nền kinh tế Hoa Kỳ đã tạo thêm nhiều việc làm hơn dự kiến, báo hiệu thị trường lao động vẫn còn rất mạnh mẽ dù cho Quỹ Dự Trữ Liên Bang (FED) đã cố gắng làm cho nó suy yếu đi để kiềm chế lạm phát. Báo cáo việc làm ngày 8 tháng 7 năm 2022 cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp nhất trong 70 năm là 3.6%. Liệu điều này có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ tránh được một cuộc suy thoái hay không? Christopher Decker, kinh tế gia tại Trường Nebraska Omaha, giải thích các con số và ý nghĩa của chúng đối với FED và nền kinh tế. Bài viết được đăng trên trang TheConversation.
Bài phân tách sau đây sẽ bàn về những thiệt hại kinh tế Nga đang phải lãnh đủ. Nga với 142 triệu dân (2021) và tổng sản lượng nội địa (GDP) của 2020 là $3,876 tỉ (theo thời giá 2017), từ một nền kinh tế chỉ huy chuyển qua kinh tế tư bản quốc doanh với một khu vực tư nhân giới hạn sau khi Liên Xô xụp đổ. Kinh tế Nga đã thực hiện được mức phát triển tốt đẹp vào những năm 1998-2008. Tiếp theo là giai đoạn kinh tế trì trệ. Cuộc xâm chiếm Crimea vào 2014 đã đẩy Nga vào cuộc suy thoái kinh tế. Cuộc xâm lăng Ukraine vào 2022 sẽ làm kinh tế lún sâu vào một cuộc khủng hoảng chưa từng thấy vì những biện pháp trừng phạt kinh tế của khối các nước dân chủ.
Nhân dịp đầu năm 2022 và cũng là thời điểm đánh dấu một năm làm tổng thống của Joe Biden, chúng ta thử kiểm điểm nền kinh tế của Hoa Kỳ.
Người Mỹ, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, đã phải chịu đựng sức ép của giá cả tăng vọt trong những tháng gần đây. Giá mà người tiêu dùng trả cho mọi thứ, từ cá đến xăng dầu đã tăng vọt, với tốc độ thay đổi cao nhất trong nhiều thập kỷ. Lạm phát là sự gia tăng tổng quát và liên tục về giá của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Lạm phát làm xói mòn sức mua sắm của người tiêu dùng và giá trị tiền mặt của họ, do đó làm giảm thu nhập thực tế của họ. Một nền kinh tế hiện đại có hàng triệu thứ hàng hóa và dịch vụ mà giá cả liên tục giao động theo các luồng gió cung và cầu. Làm thế nào để tất cả những luồng thay đổi này có thể tụ lại một tỷ số lạm phát duy nhất? Như nhiều vấn đề trong lãnh vực đo lường kinh tế, câu trả lời khá đơn giản: Giá của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ được kết hợp thành một mức giá hoặc chỉ số duy nhất, và tỷ lệ lạm phát chỉ đơn giản là thước đo sự thay đổi của chỉ số này trong một số thời kỳ. Các nhà kinh tế học có nhiều công cụ để đo l
Một Hiệp định Thương mại Tự do mới, bao gồm một phần ba nền kinh tế thế giới, sẽ loại bỏ 90% thuế quan giữa 15 quốc gia Đông Á và Thái Bình Dương và dự kiến sẽ thúc đẩy xuất khẩu trong khu vực thêm 42 tỷ USD. Thông tin mới nhất về Hiệp định này do tác giả Đỗ Kim Thêm phiên dịch. Mời đọc.
300x250_CTA-Vietnamese-NguoiViet
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.