Hôm nay,  

Báo Cáo Việc Làm Tháng 6 Cho Thấy Có Thể Tránh Được Suy Thoái Nếu Không Sai Sót

15/07/202200:00:00(Xem: 11491)
Lam phat
 Dựa trên báo cáo việc làm tháng 6, Christopher Decker, kinh tế gia tại Trường Nebraska Omaha, giải thích các con số và ý nghĩa của chúng đối với FED và nền kinh tế. (Nguồn: pixabay.com)
 
Trong tháng 6, nền kinh tế Hoa Kỳ đã tạo thêm nhiều việc làm hơn dự kiến, báo hiệu thị trường lao động vẫn còn rất mạnh mẽ dù cho Quỹ Dự Trữ Liên Bang (FED) đã cố gắng làm cho nó suy yếu đi để kiềm chế lạm phát. Báo cáo việc làm ngày 8 tháng 7 năm 2022 cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp nhất trong 70 năm là 3.6%.

Liệu điều này có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ tránh được một cuộc suy thoái hay không? Christopher Decker, kinh tế gia tại Trường Nebraska Omaha, giải thích các con số và ý nghĩa của chúng đối với FED và nền kinh tế. Bài viết được đăng trên trang TheConversation.

Chúng ta rút ra được điều gì trong báo cáo việc làm tháng 6?

Bản báo cáo cho thấy nền kinh tế đã có thêm 372,000 việc làm trong tháng 6 năm 2022. Mặc dù con số này đã giảm so với mức tăng 384,000 việc làm hồi tháng 5 và thấp hơn nhiều so với các mức tăng khác gần đây, nhưng nếu xét theo các mức trong lịch sử thì con số này vẫn là rất tốt.

Mức tăng việc làm diễn ra trên diện rộng, với tất cả các lĩnh vực chính, làm tăng tổng biên chế phi nông nghiệp.

Nói chung, mọi người đang liên tục quay trở lại lực lượng lao động, phần lớn là do mức lương cao hơn cũng như chi phí sinh hoạt tăng cao, điều này khiến các gia đình khó khăn hơn nếu không có nguồn thu nhập ổn định. Ví dụ, trong tháng 6, số người làm việc bán thời gian vì lý do kinh tế đã giảm 707,000. Điều này cho thấy mọi người ngày càng mong muốn tìm kiếm và đảm bảo một công việc toàn thời gian để được trả lương cao hơn, ổn định hơn.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở nữ giới giảm nhẹ xuống còn 56.8% - thấp hơn một điểm phần trăm so với trước đại dịch COVID-19. Con số này cần được theo dõi chặt chẽ, và có thể là do phụ nữ do dự khi quay trở lại công việc hoặc đang gặp khó khăn trong việc tìm nơi để gửi con trẻ.
Picture6
Trong tháng 6, nền kinh tế Hoa Kỳ có thêm số lượng việc làm ít nhất trong hơn một năm, nhưng con số đó vẫn cao hơn mức tăng việc làm hàng tháng điển hình trước đại dịch.


Vậy có nghĩa là sẽ không xảy ra suy thoái?

Đó là một câu hỏi lớn.

Mức tăng trong tháng 6 rất mạnh, nhưng thị trường việc làm rõ ràng đang giảm nhiệt. Và có bằng chứng cho thấy nền kinh tế nói chung đang suy yếu - hai dấu hiệu cho thấy những nỗ lực tích cực gần đây của FED nhằm giảm lạm phát bằng cách kìm hãm tăng trưởng đang có hiệu quả.

Thị trường nhà ở là một trường hợp điển hình. Lãi suất thế chấp trung bình trong 30 năm tăng vọt lên mức cao nhất trong 13 năm là 5.8% vào tháng 6, sau khi FED nâng lãi suất thêm 0.75 điểm phần trăm, điều này đã ảnh hưởng đến việc mua nhà.

Và giờ đây, chúng ta thấy nó đã có hiệu quả trong các công việc liên quan tới xây dựng khu dân cư, số lượng công việc này đã giảm lần đầu tiên trong năm nay, do chi phí đi vay cao hơn làm giảm nhu cầu. Đây là lĩnh vực ta cần xem xét kỹ lưỡng để giúp xác định xem liệu những gì FED đang làm có mang tới hiệu quả cho nền kinh tế hay không.

Ngoài ra, trong tháng 5, doanh số bán lẻ bất ngờ sụt giảm và chỉ số triển vọng kinh tế giảm tháng thứ hai liên tiếp - cả hai đều là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại.

Có thể tránh được suy thoái không?

Có vẻ kỳ lạ khi ngân hàng trung ương Hoa Kỳ lại đang cố gắng làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế, nhưng điều đó cho thấy đối với các nhà quyết sách, việc chống lại lạm phát đang ở mức cao kỷ lục trong hơn 40 năm là quan trọng như thế nào.

Vấn đề giá cả tăng cao là một vấn đền nan giải lớn đối với FED, vì đây là một thành phần quan trọng trong “nhiệm vụ kép” của cơ quan - kiểm soát lạm phát và duy trì tăng trưởng việc làm lành mạnh.

Lạm phát tốc độ cao là căn bệnh ung thư đối với bất kỳ nền kinh tế nào. Khi mức tăng giá cả vượt xa mức thu nhập, người tiêu dùng phải hạn chế chi tiêu. Sản xuất giảm sút và người dân mất việc làm. Phương tiện duy nhất của FED để giảm lạm phát là kiềm chế nhu cầu bằng cách giảm nguồn cung cấp tiền và tăng lãi suất. Tuy nhiên, điều này cũng kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, FED đang cố gắng xoay sở để “hạ cánh mềm” - có nghĩa là giảm lạm phát mà không làm cho tăng trưởng bị tổn hại đến mức gây ra suy thoái.

Có một số dấu hiệu ban đầu cho thấy FED đang thành công. Nền kinh tế đang chậm lại, mặc dù việc làm trong tháng 6 cho thấy sức mạnh tiềm ẩn trên thị trường lao động. Đồng thời, lạm phát có vẻ như cũng đang giảm bớt, một phần là do nhu cầu xăng dầu toàn cầu giảm. Giá xăng ở Hoa Kỳ - mức giá mà người tiêu dùng nhìn thấy mỗi ngày - đã giảm trong những tuần gần đây sau khi leo lên đỉnh kỷ lục 5 đô la vào tháng 6.

Nhưng thực hiện một cuộc hạ cánh mềm là một điệu nhảy đòi hỏi sự tinh tế của FED. Ngân hàng trung ương có thể giảm nhu cầu về mọi thứ thông qua lãi suất, nhưng họ chẳng thể làm được gì nhiều về nguồn cung cấp. Nguyên nhân chính khiến chi phí năng lượng và thực phẩm tăng vọt trong những tháng gần đây không phải do nhu cầu cao mà là do chiến tranh ở Ukraine.

Các lệnh trừng phạt đối với Nga, nước xuất cảng dầu thô lớn thứ hai thế giới, và việc giảm lượng hàng vận chuyển từ Nga đến các khu vực của Châu Âu đã làm gián đoạn thị trường năng lượng và đẩy giá dầu toàn cầu lên cao.

Còn Ukraine, quốc gia sản xuất lương thực và hàng hóa nông nghiệp chủ chốt khác, đang gặp khó khăn trong việc xuất cảng bắp, lúa mì và các sản phẩm khác bởi vì Nga đang phong tỏa các cảng chính.

Tình trạng thiếu năng lượng và lương thực tiếp tục xảy ra có nghĩa là lạm phát có thể tiếp tục tăng cao bất kể FED có làm gì chăng nữa. Và điều đó có thể dẫn đến việc họ phải nâng lãi suất rất nhiều và cắt giảm tốc độ tăng trưởng để có tác động quan trọng đến việc tăng giá cả.

Điều này làm cho bước nhảy hiện tại của FED trở thành bước nhảy tinh tế nhất mà họ phải thực hiện kể từ những năm 1980, và nó phải được thực hiện một cách hoàn hảo thì mới có thể thành công. Báo cáo việc làm tháng 6 là một tin tốt, nhưng nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn. Dữ liệu trong tháng 8 và tháng 9 sẽ rất quan trọng để dự đoán xem nền kinh tế đang đi theo hướng nào – và liệu có hướng về suy thoái hay không.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm thứ Năm, các cổ phần tương đối yếu với tình hình chiến tranh leo thang giữa Russia và Ukraine, mặc dù tin kinh tế tăng trưởng mạnh.
Hôm thứ Tư, các cổ phần tương đối dậm chân tại chỗ với chỉ số S&P 500 ráng giữ mức kỷ lục 2,000 trong khi không có báo cáo kinh tế quan trọng.
Hôm thứ Ba, các cổ phần tương đối tiến lên, nhưng đủ để đưa chỉ số S&P 500 vượt mức kỷ lục mới trên 2,000 và Nasdaq trở lại mức cao nhất từ tháng 3 năm 2000.
Hôm thứ Hai, các cổ phần tiến lên và đưa chỉ số S&P 500 vượt mức cao kỷ lục mới gần 2,000, nhờ các thông báo sát nhập công ty và ECB tỏ ý định thêm khích động kinh tế.
Hôm thứ Sáu, các cổ phần tương đối yếu sau 4 ngày lên liên tiếp, với tình hình chiến tranh giữa Ukraine-Russia.
Chỉ số hoạt động sản xuất vùng Philadelphia tăng lên 28 trong tháng 8 so với 23.9 tháng 7 và cao nhất từ tháng 3 năm 2011.
Chỉ số Dow Jones đóng cửa lên 59.54 ở mức 16979.13 trong khi Nasdaq nhích thua 1.03 ở mức 4526.48. Lãi suất T-note 10-năm ở mức 2.43% lên 0.02.
Hôm thứ Ba, các cổ phần tiếp tục tiến lên mạnh nhờ tin thị trường địa ốc khả quan cùng với các báo cáo lợi tức tốt.
Hôm thứ Hai, các cổ phần vùng lên mạnh và đưa chỉ số Nasdaq vượt mức cao nhất trong năm 2014, với tin thị trường địa ốc khả quan cùng với các mua bán sát nhập công ty.
Hôm thứ Sáu, các cổ phần rớt xuống nhưng bớt thua vào lúc cuối giờ, với tin đụng độ giữa các binh lính của Ukraine và Russia trong địa phận Ukraine.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.