Hôm nay,  

IMF Cho Bán 403.3 Tấn Vàng Tổng Trị Giá 11 Tỉ Mỹ Kim

10/04/200800:00:00(Xem: 2547)

Theo Financial Times,  Ban điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa biểu quyết thông qua quyết định cắt giảm 15% số nhân viên và bán khoảng 11 tỷ  Mỹ kim (tương đương 7 tỷ Euro, hay 5.5 tỷ bảng Anh) số vàng dự trữ khi thực hiện việc cải tổ lớn nhất kể từ khi Tổ chức này được thành lập.

Kế hoạch của IMF cắt giảm 380 nhân viên và bán 403.3 tấn vàng, tương đương khoảng 1/8 tổng khối lượng vàng dự trữ của Tổ chức này phải được sự chấp thuận của các quốc gia thành viên. Công cuộc cải tổ này đã nhận được sự ủng hộ của Bộ tài chính Mỹ, tuy nhiên việc bán vàng dự trữ phải chờ Quốc hội Mỹ chấp thuận, điều này phải đợi sau cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Một số thay đổi khác trong cấu trúc tổ chức của IMF cũng cần nhận được sự phê chuẩn của các nước thành viên.

Một phát ngôn viên của IMF cho biết việc bán vàng sẽ được thực hiện theo cách tránh làm xáo trộn thị trường vàng thế giới. Một phát ngôn viên của Hội đồng vàng thế giới, một tổ chức công nghiệp, cho biết "không ai trong số những người mà tôi nói chuyện cảm thấy lo lắng" bởi kế hoạch bán vàng này.

IMF đang nỗ lực bình ổn tình hình tài chính của mình trong bối cảnh đã có một sự sụt giảm đáng kể các khoản cho vay dành cho các nước đang bị khủng hoảng tài chính, nguồn thu chính của Tổ chức này, sau một thời kỳ ổn định của thị trường tài chính thế giới. Sự sụt gảm các khoản cho vay này khiến cho IMF dự kiến thiếu hụt 400 triệu  Mỹ kim vào năm 2010.

Giám đốc điều hành IMF, ông Dominique Stauss-Kahn, cho biết "đây là một sự đồng thuận quan trọng giúp cho Tổ chức này đạt được tình hình tài chính vững chắc".


Công cuộc cải tổ được đưa ra bàn bạc thực hiện trong bối cảnh ngày càng có nhiều ý kiến về việc xem xét lại mục tiêu hoạt động của IMF. Được thành lập vào lúc Chiến tranh Thế giới  thứ 2 sắp kết thúc, một phần sứ mệnh của IMF là định chế tài chính cho vay cuối cùng thực hiện việc cho các nước gặp khó khăn về tài chính vay, ngày nay IMF đang mở rộng vai trò của mình như là một Tổ chức giám sát và tư vấn chính sách kinh tế.

IMF cho biết: " Đã đến lúc phải thay đổi phương thức hoạt động, từ tổ chức chỉ thực hiện cho vay đơn thuần thành một mô hình doanh nghiệp trong đó có nhóm các chuyên gia trợ giúp các nước thực thi các chính sách kinh tế phù hợp".

IMF cũng đang nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào các cường quốc ở hai bờ Đại Tây Dương (Mỹ và các nước châu Âu), và ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của các nền kinh tế ở những khu vực khác trên thế giới.

Ông Colin Bradford, một thành viên của Viện nghiên cứu Brookings, tổ chức tham vấn hoạch định chính sách, cho biết: "Việc bán vàng là một động thái rất tích cực nếu bạn nghĩ rằng vấn đề là ở chỗ một định chế của thế kỷ 20 không thể đủ sức để giải quyết những vấn đề của thế kỷ 21".Tuy nhiên, một số tổ chức phi chính phủ cho rằng tiền có từ việc bán vàng nên được sử dụng cho đầu tư phát triển hơn là để trang trải các chi phí hành chính.

IMF cho biết số tiền thu được từ việc bán 13 triệu ounce vàng, với giá ước tính khoảng 850 đô la/1 ouncesẽ được chia làm hai phần, một phần sẽ để bổ sung quỹ tiền mặt cho các nước vay, và một phần viện trợ cho các tổ chức phi lợi nhuận đầu tư phát triển.
Khoảng 6.6 tỷ  Mỹ kim sẽ được bổ sung thêm vào khoản tiền 10 tỷ  Mỹ ki đang được đự trữ dưới dạng như quỹ tín thác dùng để mua trái phiếu và có thể là cả cổ phiếu, phần thu nhập từ hoạt động đó sẽ để trang trải chi phí cho nhân viên của IMF và chi phí hoạt động. Các viên chức tài chính cao cấp cũng không loại trừ khả năng thành lập một quỹ thịnh vượng độc lập. (V)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoa Kỳ đang mắc nợ 31 ngàn tỷ MK. Hiện nay, mỗi năm Washington chi nhiều hơn thu khoảng 1 ngàn tỷ MK, buộc Bộ Tài Chánh phải đi vay để bù vào khoản chênh lệch. Điều đó có nghĩa là nợ công quốc gia vẫn đang tăng lên. Nếu không có thay đổi gì lớn, khoản nợ này rồi sẽ lớn hơn so với khi nó đạt đỉnh điểm vào cuối Thế Chiến II. Hầu hết số nợ là do tích lũy dần trong suốt 20 năm qua. Năm 2001, Hoa Kỳ thực ra có dư dả tiền mặt – Bộ Tài Chánh thu thuế được nhiều hơn khoản chi cho các dịch vụ của chính phủ.
Gia tăng giá năng lượng, chuỗi cung ứng xáo trộn, và mức cầu phục hồi sau đại dịch là những nguyên nhân gây ra lạm phát trong 2021-2022. Chính sách tiền tệ thâu hẹp chừng mực của Quỹ Dự Trữ Liên Bang đã giúp lạm phát tiếp tục giảm và nguy cơ trì trệ kinh tế mờ dần. Cố gắng giảm bớt thiếu hụt ngân sách quốc gia cũng đã góp phần đáng kể vào việc kiềm chế lạm phát.
Trần Nợ là con số nợ tối đa mà quốc hội Hoa Kỳ cho phép bên Hành Pháp đi vay. Hiện nay chính phủ Mỹ đang nợ tới $31 ngàn tỷ đô la, tích lũy từ trước đến giờ; đã đụng trần rồi. Trần Nợ mới xuất hiện từ thời Thế Chiến thứ nhất. Trước đó, mỗi lần chính phủ Mỹ muốn vay nợ thì phải xin quốc hội cho phép. Khi nước Mỹ lâm chiến, cần vay nợ liên tiếp, quốc hội bèn đặt ra lệ mới, cho phép vay thả cửa nhưng dưới một giới hạn, gọi là Trần Nợ. Sáng kiến này giải quyết một vấn đề trước mắt nhưng gây rắc rối trong hai chục năm qua giữa hành pháp và lập pháp.
Trong hơn ba năm - chính xác là 1,016 ngày - Trung Quốc đã đóng cửa với cả thế giới. Hầu hết sinh viên nước ngoài rời khỏi đất nước khi bắt đầu đại dịch. Khách du lịch đã ngừng đến tham quan. Các nhà khoa học Trung Quốc đã ngừng tham dự các hội nghị nước ngoài. Các giám đốc điều hành người nước ngoài bị cấm quay trở lại công việc kinh doanh của họ ở Trung Quốc. Vì vậy, khi Trung Quốc mở cửa biên giới vào ngày 8 tháng 1, từ bỏ những tàn tích cuối cùng của chính sách “không covid”, việc đổi mới tiếp xúc thương mại, trí tuệ và văn hóa sẽ có những hậu quả to lớn, mà phần nhiều là lành tính.
Hoa Kỳ sắp chi 490 tỷ đô la trong 10 năm để giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện chăm sóc sức khỏe và giảm thâm hụt liên bang. Tất cả số tiền đó đến từ đâu? Học giả về kinh tế Nirupama Rao của Trường Michigan giải thích cách mà đạo luật mới sẽ giúp tăng đủ nguồn thu để trả cho các khoản miễn thuế trong lĩnh vực năng lượng sạch, các khoản trợ cấp theo Đạo luật Affordable Care Act và các ưu đãi cho các nhà sản xuất sử dụng công nghệ sạch hơn, cũng như các sáng kiến khác nữa. Và rằng, với tên gọi của nó, liệu Đạo Luật Giảm Lạm Phát (Inflation Reduction Act – IRC) có thực sự làm giảm lạm phát hay không?
Trong tháng 6, nền kinh tế Hoa Kỳ đã tạo thêm nhiều việc làm hơn dự kiến, báo hiệu thị trường lao động vẫn còn rất mạnh mẽ dù cho Quỹ Dự Trữ Liên Bang (FED) đã cố gắng làm cho nó suy yếu đi để kiềm chế lạm phát. Báo cáo việc làm ngày 8 tháng 7 năm 2022 cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp nhất trong 70 năm là 3.6%. Liệu điều này có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ tránh được một cuộc suy thoái hay không? Christopher Decker, kinh tế gia tại Trường Nebraska Omaha, giải thích các con số và ý nghĩa của chúng đối với FED và nền kinh tế. Bài viết được đăng trên trang TheConversation.
Bài phân tách sau đây sẽ bàn về những thiệt hại kinh tế Nga đang phải lãnh đủ. Nga với 142 triệu dân (2021) và tổng sản lượng nội địa (GDP) của 2020 là $3,876 tỉ (theo thời giá 2017), từ một nền kinh tế chỉ huy chuyển qua kinh tế tư bản quốc doanh với một khu vực tư nhân giới hạn sau khi Liên Xô xụp đổ. Kinh tế Nga đã thực hiện được mức phát triển tốt đẹp vào những năm 1998-2008. Tiếp theo là giai đoạn kinh tế trì trệ. Cuộc xâm chiếm Crimea vào 2014 đã đẩy Nga vào cuộc suy thoái kinh tế. Cuộc xâm lăng Ukraine vào 2022 sẽ làm kinh tế lún sâu vào một cuộc khủng hoảng chưa từng thấy vì những biện pháp trừng phạt kinh tế của khối các nước dân chủ.
Nhân dịp đầu năm 2022 và cũng là thời điểm đánh dấu một năm làm tổng thống của Joe Biden, chúng ta thử kiểm điểm nền kinh tế của Hoa Kỳ.
Người Mỹ, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, đã phải chịu đựng sức ép của giá cả tăng vọt trong những tháng gần đây. Giá mà người tiêu dùng trả cho mọi thứ, từ cá đến xăng dầu đã tăng vọt, với tốc độ thay đổi cao nhất trong nhiều thập kỷ. Lạm phát là sự gia tăng tổng quát và liên tục về giá của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Lạm phát làm xói mòn sức mua sắm của người tiêu dùng và giá trị tiền mặt của họ, do đó làm giảm thu nhập thực tế của họ. Một nền kinh tế hiện đại có hàng triệu thứ hàng hóa và dịch vụ mà giá cả liên tục giao động theo các luồng gió cung và cầu. Làm thế nào để tất cả những luồng thay đổi này có thể tụ lại một tỷ số lạm phát duy nhất? Như nhiều vấn đề trong lãnh vực đo lường kinh tế, câu trả lời khá đơn giản: Giá của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ được kết hợp thành một mức giá hoặc chỉ số duy nhất, và tỷ lệ lạm phát chỉ đơn giản là thước đo sự thay đổi của chỉ số này trong một số thời kỳ. Các nhà kinh tế học có nhiều công cụ để đo l
Một Hiệp định Thương mại Tự do mới, bao gồm một phần ba nền kinh tế thế giới, sẽ loại bỏ 90% thuế quan giữa 15 quốc gia Đông Á và Thái Bình Dương và dự kiến sẽ thúc đẩy xuất khẩu trong khu vực thêm 42 tỷ USD. Thông tin mới nhất về Hiệp định này do tác giả Đỗ Kim Thêm phiên dịch. Mời đọc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.