Hôm nay,  

Nhật Không Sợ Hàng Hoa Lục: Phẩm Chất Kém Vì Lương Thấp

16/01/200700:00:00(Xem: 3988)

Nhật Không Sợ Hàng Hoa Lục: Phẩm Chất Kém Vì Lương Thấp

OTTAWA (KL 4.1.07).- Gần đây Nhật đã vọt tăng số hàng hoá được chế tạo tại Trung quốc, tiếng tăm về sản phẩm Trung quốc đã thực sự nổi lên, khiến cho người ta cho rằng không bao lâu Trung quốc sẽ thay thế Nhật Bản như “Xưởng chế tạo cho cả thế giới”.

 Song đánh giá khách quan về khả năng công nghiệp của Trung quốc cho thấy quốc gia này còn lâu trước khi trở thành một nước công nghiệp thực sự tiền tiến để sánh với Nhật Bản.

Hầu hết các sản phẩm Trung quốc cho xuất khẩu đều gia công bằng sức người, cho thấy cơ sở mậu dịch của Trung quốc điển hình là một nền kinh tế mới được công nghiệp hoá (NIE: Newly Industrialized Economy).

Nền công nghiệp này khác hẳn với nền công nghiệp của các quốc gia đã phát triển, các món hàng xuất khẩu là loại máy cơ cụ (Tooling machines) ứng dụng kỹ thuật.

Mặc dầu Trung quốc đang gia tăng đóng góp vào thị phần toàn cầu như một số sản phẩm về tin học được gọi là hàng cao kỹ, hàng xuất khẩu của Trung quốc vẫn tập trung cao vào loại sản phẩm ở hạng thấp.

Như trường hợp về máy TV, Nhật Bản đặc biệt chuyên về mẫu hàng có độ phân giải cao (High definition) với chất lượng (quality) cao hơn, trong khi các mẫu mã do Trung quốc sản xuất thuộc loại mẫu hàng có giá trị thấp hơn nhiều do trình dộ tay nghề và văn hoá công nhân quá thấp.

Nhìn hẳn vào tiến trình mậu dịch của Trung quốc, người ta nhận ra các hàng hoá mang nhãn “Made in China” hầu hết là những bộ phận do nước ngoài sản xuất, có một số bộ phận được làm tại Nhật.

Theo thống kê của nhà nước Trung quốc, số hàng xuất khẩu sang Hoa kỳ là một triệu Mỹ kim, Trung quốc đã phải cho nhập 500 ngàn Mỹ kim các bộ phận và một số hàng hoá của các nước trung gian không nằm trong tổng sản lượng nội địa (GDP) của Trung quốc.

Ngoài ra bộ phận được nhập khẩu có tỷ lệ cao là các sản phẩm cao kỹ (high tech) hơn là sản phẩm thuộc loại hạ kỹ (low tech). Một computer có nhãn “Made in China”, phần lớn các bộ phận là loại du nhập như bộ xử lý (CPU) của Intel, hệ điều hành (OS) của Microsoft và màn hình LCD do Nhật Bản hay Nam Hàn làm ra.

Hơn nữa có khoảng nửa số hàng hoá Trung quốc cho xuất khẩu đều do các chi nhánh của công ty nước ngoài có cổ phần nằm tại Hoa lục sản xuất ra phải chia lời, trả tiền tác quyền và các phụ phí khác.

Ngay như những công ty của người Trung quốc không dùng vốn của nước ngoài, phần lớn các công ty này phải làm hàng phải theo hợp đồng  OEM (chế tạo theo như công ty gốc) và được bán ra với nhãn của công ty nước ngoài. Theo như thế cái giá trị có bách phân rất nhỏ dưới nhãn “Made in China” hiện thời là “Made by China”.

Loại hàng OEM này mới tương ứng với tổng sản lượng nội địa Trung quốc (China ‘s Gross National Product), trừ đi khoản phí các bộ phận được nhập khẩu từ các nước ngoài.

Trung quốc vẫn phải lệ thuộc vào các đối tác nước ngoài để có được kỹ thuật tiền tiến mới và các hàng hiệu được quốc tế công nhận. Ngoài vấn đề này, các công ty của người Trung quốc vẫn còn thua sút các đối tác nước ngoài về mọi mặt như vốn liếng, nguồn tay nghề hay vận dụng kinh doanh.

Cuối cùng Trung quốc không có con đường chọn lực nào khác hơn là xuất khẩu cạnh tranh bằng lao động giá rẻ. Chính vì thế nhà nước Trung quốc phải mở  chính sách chiêu dụ chất sám hay nhân tài  gốc Trung quốc hiện đang nằm tại nước ngoài.

Trên thực tế cho thấy, cái lớn nhất đóng góp trong hàng hoá xuất khẩu của Trung quốc trông cậy vào lao động giá rẻ, thứ lương thấp cho công nhân tính quân bình chưa tới 100 Mỹ kim hàng tháng, sự đóng góp này quá nhỏ nhoi. Sự đóng góp tuy nhỏ nhưng thành lớn nhờ vào lao động của hàng tỷ dân số.

Theo như thế, nói chung là hàng hoá Trung quốc có thể cạnh tranh được là nhờ mức lương thấp trong nước với sản phẩm dùng toàn nhân lực gia công (sản xuất theo mạng lưới gia đình), không cần tới công nghiệp. Giá lương thấp tất nhiên năng xuất lao động cũng kém hẳn về lượng cũng như về phẩm.

Khi mức lương của người Trung quốc được như mức lương của người Nhật, lúc đó năng xuất công nhân cao, Trung quốc mới thực sự là đối thủ ghê gớm của Nhật Bản.

(Bài do Kim Lai chuyển ngữ từ bình luận của C. H. Kwan, viện sĩ lão thành của Viện Nghiên cứu Kinh tế, Mậu dịch và Công nghiệp tại Nhật (RIETI).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Về kinh tế, Bộ Thương Mại nói mức đặt hàng bền lâu tăng 0.7% trong tháng 6, trên dự tính 0.2%, trong khi tháng 5 được điều chỉnh giảm 1%.
Hôm thứ Năm, các cổ phần tiến lên vào lúc buổi sáng với mùa báo cáo lợi tức lên cao điểm, cùng với một số tin kinh tế,
Hôm thứ Tư, các cổ phần blue-chip tương đối yếu vì Boeing, trong khi nhóm dược phẩm và hi-tech tiến lên nhờ báo cáo lợi tức tốt của Biogen Idec và Apple,
Hôm thứ Ba, các cổ phần tương đối tiến lên nhờ tin kinh tế khả quan cùng với một lô báo cáo lợi tức.
Hôm thứ Hai, các cổ phần tương đối yếu vì tình hình chiến tranh trong vùng Gaza,
Chỉ số Dow Jones đóng cửa lên 123.37 ở mức 17100.18 trong khi Nasdaq thắng 68.70 ở mức 4432.15. Lãi suất T-note 10-năm ở mức 2.484% lên 0.009.
Hôm thứ Năm, các cổ phần bị bán tháo xuống nặng sau vụ máy bay Malaysia Airlines rớt gần biên giới Ukraine-Russia.
Hôm thứ Tư, các cổ phần tiến lên mạnh và tiếp tục đẩy chỉ số kỹ nghệ Dow vượt mức cao mới, nhờ các báo cáo lợi tức tốt và thương thuyết sát nhập công ty.
Về kinh tế, hoạt động cơ xưởng sản xuất vùng New York tăng lên 25.6 trong tháng 7 so với 19.3 tháng 6.
Hôm thứ Hai, các cổ phần tiến lên mạnh và đưa chỉ số kỹ nghệ Dow vượt trên mức 17,000 và mức cao kỷ lục mới,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.