Hôm nay,  

Nước Mỹ Co Cụm, Tự Cô Lập Sau Cuộc Chiến Iraq?

07/01/200700:00:00(Xem: 5181)

Nước Mỹ Co Cụm, Tự Cô Lập Sau Cuộc Chiến Iraq"

Cuộc chiến Iraq đã nâng số tử vong của lính Mỹ lên tới 3,000 đang là vấn đề nóng hổi làm nhức nhối mọi con tim Hoa Kỳ đúng vào năm mới 2007, được báo The Age bình luận như sau.

Không dễ dàng để tìm câu trả lời 'ở lại' hay rút quân mà không gây hậu quả tai hại. Nhưng rõ ràng là câu hỏi đã được đặt ra, đặc biệt khi TT Bush của Đảng Cộng Hòa rơi vào các trận tấn công dữ dội trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua, không chỉ là vấn đề rút lính Mỹ mà liệu có thể dẫn tới việc nước Mỹ sẽ bắt đầu áp dụng chủ nghĩa tự cô lập cho chính sách quốc tế hay không. Không chỉ vì cuộc chiến tranh VN mới làm cho nhiều người Mỹ có cảm giác rằng Hoa Kỳ chỉ nghĩ tới sự phồn thịnh của mình trước khi chia sẻ phần nào cho thế giới. TT Bush sẽ sớm nhận ra rằng Hoa Kỳ sẽ bị cô lập khi đồng minh quan trọng nhất của mình là TT Anh Tony Blair từ giã vũ đài chính trị.

Trong khi khuynh hướng chống Mỹ được tung hô ở một phần tư địa cầu, kết án Hoa Kỳ tội 'tái cấu trúc thế giới,' tại những nơi không giống Mỹ và không thích Mỹ. Ý tưởng cho rằng quân đội có thể áp đặt dân chủ là kỳ dị và kiêu ngạo. Nhưng người Mỹ đã là người dẫn đầu nền kinh tế toàn cầu, có một lực lượng ngoại giao thâm nhập khắp nơi, giúp chuyển biến các hệ thống chính trị và kinh tế xa hơn và rộng hơn như nước Mỹ vẫn thường làm.

Toàn cầu hóa, hiện đại hóa và dân chủ hóa được phối hợp với nhau theo khuynh hướng phi thường bởi khát vọng làm cho toàn cầu xích lại để con người có thể được hưởng thụ cuộc sống hiện đại, kỹ thuật tiến bộ và xã hội thịnh vượng. Và nó đang diễn ra khắp thế giới từ Đông Âu tới Á Châu, tới Phi Châu và Mỹ La Tinh. Với nền kinh tế toàn cầu trong một thập niên tăng trưởng bền vững, không lâu sau Hoa Kỳ và Liên Âu, nay tới Hoa Lục và Ấn Độ của Châu Á trở thành điển hình của sự phát triển, như Mỹ La Tinh, kể cả châu Phi, trở thành những vùng hòa bình nhất kể từ thập niên 1960, được nhiều người biết về các cuộc chiến ở Sudan, Somalia, Rwanda, Congo, Liberia, Algeria và Sierra Leone đã biến thập niên 1990 thành dòng thời gian đầy máu lửa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình ở châu Phi trong năm rồi là 5% là rất đáng khích lệ.

Tuy vậy, vẫn có người hoài nghị về sức mạnh có giới hạn của Hoa Kỳ và sức mạnh này đang được tái thẩm định - mà tội ác diệt chủng ở Sudan ở Darfur là bằng chứng hùng hồn về khả năng can thiệp của người Mỹ, đã để xảy ra vụ giết chóc 200,000 nhân mạng và 4 triệu người dân hiện phải sống nhờ viện trợ. Khắp châu Phi, các đối thủ cạnh tranh tìm tới, từ phía Tây. China, Brazil, Nga, Mã Lai, Ấn Độ, Đại Hàn đang khẳng định sự hiện diện của họ. Tương tự như thế, các chính phủ thiên tả Nam Mỹ cũng đang thách thức sự chi phối của người Mỹ.

Tân Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki-moon đã thừa kế tiến trình cải cách gặp không ít khó khăn. Mục tiêu chính yếu phải là tìm thêm nhiều phương pháp có hiệu quả để kiểm soát an ninh và hòa bình toàn cầu. Vì sự kiện Iraq nên LHQ không có một nỗ lực nào để đối phó với Bắc Hàn và Iran kể từ năm 2002 vào lúc TT Bush tuyên bố họ là các nước của 'trục ác.' Trong khi chấp nhận thêm một số quyền lực hạt nhân xuất hiện như Ấn Độ, Israel, thế giới lại sẽ thờ ơ với thể chế chậm tiến và thiếu ổn định. Xung đột Trung Đông đã làm xấu đi mối giao hảo toàn cầu và tăng thêm sinh lực cho bọn khủng bố. Tội ác chết người ở Gaza lẽ ra phải chấm dứt. Ở Anh, Gordon Brown cũng là người có uy thế như thủ tướng Blair, đang tràn đầy hy vọng về một cuộc điều trần tranh cãi về chủ nghĩa khủng bố.

Hoa Kỳ sẽ co cụm lại khắp nơi, để nhìn vào nội tại và suy nghĩ về kỷ nguyên mới, để xem liệu có nên quay lại với những mục tiêu của Mỹ đối với toàn cầu, đã được vinh danh từ sau Thế Chiến Thứ II.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
hôm Thứ Hai, khi xuất hiện trong buổi vận động tranh cử của cựu dân biểu Max Burns, TT Bush lại lên tiếng chỉ trích quyết định trong tuần qua của tòa tối cao tiểu bang New Jersey về hôn thú
Các viên chức quân đội nói: số quân nhân có mức độ vay mượn quá giới hạn không đuợc nhận cho lưu ngũ, và tình trạng nợ nần ấy có thể được coi là bất trắc về mặt an ninh quốc gia
Ông hi vọng rằng đặc sứ Natsios sẽ phục vụ đất nước cùng với lý tưởng nhân đạo. TT Bush cũng nói tới tin về sự đồng ý trở lại đàm phán 6 Phe của Bắc Hàn - ông muốn ngỏ lời cảm ơn
Trong chuyến đi vận động giúp 2 ứng cử viên cùng đảng CH hôm Thứ Hai,  TT Bush đã có dịp đóng vai trò hoạt náo - nhà báo nói vị tổng tư lệnh quân lực đã trở thành "quản trò", làm phóng viên nhớ
Cậu Ritchie Calvin Davis trộm 1 chiếc xe bus đang chờ bán đấu giá tại khu đất hội chợ miền trung Florida tại Orlando hôm Thứ 7, theo báo cáo của cảnh sát quận Seminole - chiếc xe này
1 phái đoàn khoảng 30 sĩ quan chỉ huy cấp trung đoàn và sư đoàn của quân đội Trung Quốc đã bắt đầu 5 ngày quan sát các căn cứ Hoa Kỳ tại các tiểu bang Hawaii và California
Gió hú khắp vùng đông bắc xé cành cây và giựt đứt dây điện, dìm hàng ngàn nhà vào bóng tối, và gây ít nhất 2 tử vong - trên 100,000 khách hàng của công ty điện bị mất điện
Đám cháy lan rộng 63 dặm vuông ở Riverside county còn đe dọa thảo mộc khô chết ở khu rừng hạn hán, nhưng các viên chức cứu hỏa hi vọng kiểm soát được vào tối Thứ Hai.
Hôm Thứ Hai, lãnh sự quán Mexico tại thành phố New York chứng kiến cư dân biểu tình phản đối cái chết của phóng viên Bradley Will tại Oaxaca - ông Will là công dân Hoa Kỳ đang làm việc
Morgan Quitno Press xếp hạng St Louis đứng đầu các thành phố nguy hiểm nhất nước Mỹ trong danh sách cập nhật hàng năm - tội ác bạo động tại đây tăng gần 20% tính từ năm 2004 đến 2005
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.