Hôm nay,  

Năm Cùng Tháng Tận, Chiến Trận Vẫn Còn

21/12/200600:00:00(Xem: 4289)

Năm cùng tháng tận, Chiến trận vẫn còn

Trong năm 2007, Hoa Kỳ và các đối thủ sẽ xoay trở ra sao"

Vào dịp cuối năm, người ta thường nhìn lại tình hình trong năm để dự đoán về những gì có thể xảy ra trong năm tới. Sau đây là một số biến cố quan trọng đã xảy ra trong năm 2006.

Sau Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10 năm trước, giới lãnh đạo tại Bắc Kinh chuẩn bị cho Quốc hội và Chính phủ ban hành những chương trình và biện pháp thay đổi đã được Hội nghị thông qua. Năm 2006 vì vậy mở đầu tại Trung Quốc với ưu tiên quan tâm là cải tổ đường lối kinh tế và cơ chế chính trị để tránh phân hoá xã hội vì mâu thuẫn giàu nghèo và xung đột quyền lợi giữa trung ương tại Bắc Kinh và các đảng bộ tại địa phương. Một đề tài chính được đưa lên làm ưu tiên là giải trừ tham nhũng, qua đó cũng giải trừ thế lực của các đảng bộ tham ô hay lộng quyền.

Vì lý do nội bộ ấy, Trung Quốc đã dồn trọng tâm vào bên trong và giữ lập trường trung hoà - đối nghịch thụ động - với Hoa Kỳ.

Tại Liên bang Nga thì tình hình khác hẳn. Ngay từ ba ngày đầu năm 2006, Nga cắt ống dẫn khí đốt cho Ukraine và qua đó cho cả Âu châu. Cường quốc này bắt đầu chứng minh là họ sẽ dùng năng lượng làm đòn bảy để nói chuyện với thế giới, trước tiên là với Liên hiệp Âu châu, và để chặn đà bành trướng của phong trào dân chủ đã tiến quá sâu vào tới Serbia, Georgia rồi Ukraine, vùng ảnh hưởng truyền thống của Nga. Trong suốt giai đoạn ấy, Hoa Kỳ chỉ phản đối một cách yếu ớt. Nói vắn tắt, mâu thuẫn Mỹ-Hoa không bùng nổ nhưng mâu thuẫn Mỹ-Nga đã gia tăng. Và sẽ kéo dài cả năm.

Trong vùng Trung Đông, lực lượng Hamas thắng cử tại Palestine và một chính phủ cực đoan đã thành hình khiến quyền lực của Tổng thống Mahmoud Abbas thuộc phe Fatah (được bầu lên vào đầu năm trước) bị giới hạn. Cũng vì lập trường không công nhận mà còn đòi tiêu diệt Israel của phe Hamas, Palestine bị thế giới lên án, Âu châu và Hoa Kỳ trừng phạt bằng lệnh cấm vận và chấm dứt viện trợ. Tình hình Palestine vì vậy vô cùng bất ổn trong suốt năm, cho tới cuối năm thì bị khủng hoảng vì xung đột bùng nổ giữa hai phe Fatah và Hamas khiến ông Abbas quyết định tổ chức bầu cử sớm. Thủ lãnh số hai của al-Qaeda lập tức liên tiếng đả kích quyết định này. Al-Qaeda muốn Hamas phải thắng và Isreal phải bị xóa, như quan điểm của Iran.

Trong khi ấy, Thủ tướng Israel là Ariel Sharon bị đứt gân máu ngay từ đầu năm và hôn mê trên giường bệnh trong suốt năm. Ông Ehud Olmert lên thay để lãnh đạo đảng Kadima và Chính phủ trong thế yếu. Cái thế yếu đó sẽ còn tiếp tục trong suốt năm và là yếu tố bất ổn khác.

Qua tháng Hai, có hai biến cố làm rung chuyển cả khối Hồi giáo lẫn tình hình Iraq.

Mở đầu là vụ trang hý họa châm biếm đạo Hồi xuất hiện tại Đan Mạch và được báo chí Âu châu bênh vực khi một số lãnh tụ Hồi giáo cực đoan sách động dân chúng biểu tình phản đối trong bạo động. Biến cố thứ hai còn nguy kịch hơn, là khi ngôi đền vàng tại As Samara bị đánh bom, mở đầu cho những xung đột tôn giáo giữa hai hệ phái Sunni và Shia của cùng một đạo Hồi. Khi ấy, Hoa Kỳ dường như lại chưa đánh giá đúng những hậu quả tai hại của biến cố này.

Khi ấy, nội bộ Hoa Kỳ bỗng bùng nổ một cuộc tranh luận về hồ sơ di dân bất hợp pháp, khởi sự từ tháng Tư. Chính quyền Bush và Thượng viện thì thiên về giải pháp ôn hoà và tìm cách hợp pháp hóa thành phần nhập lậu lâu năm và đã có việc làm ổn định và trả thuế hẳn hoi. Đồng thời, ông Bush đề nghị chương trình lao động tạm thời cho di dân gốc Trung Nam Mỹ hầu giải quyết vấn đề từ gốc rễ. Những đề nghị ấy lại bị Hạ viện coi là không đủ mạnh. Đa số đảng viên Cộng hoà muốn kiểm soát và trừng phạt gắt gao hơn - kể cả xây tường dọc biên giới miền Nam - để khỏi bị di dân nhập lậu.

Nghĩa là trong khi tình hình quốc tế và nhất là Iraq trở thành gay go hơn, chính trường Mỹ lại gay go cãi lộn bên trong và còn làm suy yếu tư thế của Chính quyền Bush vì một hồ sơ lưu cữu từ mấy chục năm và không thể có giải pháp ngắn gọn. Còn Chính quyền Bush thì cũng trong tháng Tư đã để xảy ra một biến cố ngoại giao làm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào mất mặt khi dự Thượng đỉnh tại Toà Bạch Ốc!

Đến tháng Sáu thì Hoa Kỳ càng thấy lạc quan với cục diện Iraq khi trùm khủng bố al-Qaeda tại Iraq là Abu Musab al-Zarqawi bị hạ sát, có thể là nhờ thông tin hay sự tiếp tay của các lãnh tụ phe Sunni. Chính phủ của ông Nouri al-Malaki lập tức thành hình với ba bộ để trống từ hồi tháng Ba nay đã có người, kết quả của sự dàn xếp thoả thuận giữa hai phe Sunni và Shia.

Vui mừng với kết quả ấy, Hoa Kỳ coi thường nhiều chuyển động khác trong khu vực, kể cả việc một tổ chức mệnh danh "Thượng Hội đồng Hồi giáo" đã cướp chính quyền tại Somali, khiến xứ này có thể lại là một hậu cứ mới cho quân khủng bố.

Qua tháng Bảy, dư luận Hoa Kỳ được nhắc nhở rằng khủng bố của Hồi giáo cực đoan vẫn tiếp tục hoành hành. Nhưng họ bất cần vì vụ khủng bố xảy ra quá xa, tại Mumbai của xứ Ấn Độ nên hơn 200 người thiệt mạng không làm dân Mỹ hắt hơi.

Có lẽ, lúc ấy, họ chỉ chú ý đến một đề mục quốc tế là Fidel Castro phải nhượng quyền cho người em là Raul Castro. Cuba bắt đầu tiến vào thời kỳ "hậu-Castro" và điều ấy chi phối rất nhiều cộng đồng người Mỹ gốc Cuba lẫn chính trị của Florida. Tại Nam Mỹ, Ứng cử viên trung hữu của Mexico là Felipe Calderon đã thắng phiếu khít khao ứng viên phe tả là Andres Manuel Lopez Obrador để lên làm Tổng thống nhưng gặp sự chống đối rất mạnh của quần chúng thiên tả. Hoa Kỳ đỡ được mối lo là một trào lưu thiên tả hay thân cộng sẽ tràn lên toàn vùng Trung Nam Mỹ.

Chuyện ấy chưa thấy kết quả thì xung đột bùng nổ tại Trung Đông từ tháng Bảy qua tháng Tám, do sự khiêu khích của phe Hamas ở Palestine và lực lượng Hezbollah tại Lebanon.

Bấy giờ dân Mỹ mới khám phá rằng Hezbollah được Iran và Syria yểm trợ từ mười mấy năm qua và còn tham chánh trong Quốc hội và Nội các Lebanon. Nói rằng dân Mỹ "khám phá" thật không sai. Một Dân biểu Mỹ vừa được đảng Dân chủ đưa lên cầm đầu Ủy ban Tình báo Hạ viện mà còn không biết là khủng bố al-Qaeda thuộc hệ phái Sunni hay Shia! 

Kinh hoàng nhất là lực lượng Hezbollah đã phát triển cơ sở tới Nam Mỹ và trong tháng Tám còn cầm cự với Israel suốt 34 ngày. Chẳng những uy tín của Thủ tướng Olmert sa sút tại Israel mà sức mạnh tâm lý của Israel trong khu vực cũng bị tổn thất nặng: một lực lượng khủng bố Hồi giáo đã đương cự được quân lực Israel bách chiến bách thắng!

Trong khi ấy, al-Qaeda và các cảm tình viên ở nhiều địa phương ("khủng bố nội hóa") vẫn bận rộn. Trong tháng Tám, nhà chức trách Anh quốc đã khám phá và kịp thời chặn đứng một kế hoạch đánh bom đồng loạt nhiều chuyến bay từ Anh qua Mỹ. Dư luận thế giới và Hoa Kỳ được nhắc nhở rằng tình hình Iraq là một chuyện, khủng bố vẫn còn và sẽ còn ra tay. Đây cũng là thời điểm mà tình báo Turkey loan truyền tin đồn là Hoa Kỳ có thể sẽ chia ba Iraq…Tại Á châu, chính quyền Hồ Cẩm Đào đã tiến được một bước khi cách chức một đảng viên cao cấp và cột trụ trong "cánh Thượng Hải" về tội tham nhũng. Cuộc chiến âm ỉ giữa trung ương tại Bắc Kinh và các đảng bộ địa phương bắt đầu thành công khai và thế hệ Hồ Cẩm Đào và (Thủ tướng) Ôn Gia Bảo có vẻ như đang thắng thế.

Còn tại Thái Lan, các tướng lãnh và phe đối lập tại thành phố đã đảo chánh Thủ tướng Thaksin Shinawatra khi ông này đang đọc diễn văn trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Biến cố ấy khiến uy tín của Thái Lan (và cả Quốc vương Thái) sa sút khiến một nhà ngoại giao kỳ cựu và có uy tín quốc tế của Thái mất luôn hy vọng thay thế Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan. Ông Ban Ki-moon của Nam Hàn đắc cử có khi là nhờ cuộc đảo chánh bất ngờ này tại Thái! Còn chính quyền mới của Thái thì đã vừa mới gây ra một vụ hốt hoảng tháo chạy trên thị trường chứng khoán Bangkok vì biện pháp kiểm soát đầu tư. Cái đuôi của biến cố này có thể sẽ còn quẫy vào năm tới.

Chuyện Đông Á năm qua không chỉ có vậy.

Qua tháng 10, Bắc Hàn tiến hành thử nghiệm võ khí như đã dọa, nhưng thiên hạ vẫn không rõ rằng đó là võ khí hạch tâm hay không và mạnh tới chừng nào. Dù sao, biến cố ấy tại Bắc Hàn và lời hăm tương tự của Iran đã khiến Hoa Kỳ lúng túng. Liên hiệp quốc và các nước khác đều lên án Bình Nhưỡng về hình thức mà không muốn có hành động trừng phạt cụ thể và còn đòi Mỹ phải nói chuyện tay đôi với Bắc Hàn.

Sau vụ xung đột giữa Hezbollah và Israel trong tháng Tám đến vụ Bắc Hàn và trò đùa Liên hiệp quốc, chưa khi nào uy thế và ảnh hưởng của Hoa Kỳ lại sa sút như vậy!

Đến tháng 11 thì uy tín của ông Bush và ảnh hưởng của đảng Cộng hoà tuột theo với kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ. Đảng Dân chủ giành được quyền kiểm soát Quốc hội (hơi bấp bênh tại Thượng viện) và Tổng trưởng Quốc phòng Donald Rusmfeld từ chức. Cả nước Mỹ nói về giải pháp cứu vãn cho Iraq, tìm một chiến lược khác để tháo chạy hoặc giảm quân hay tăng quân để tìm thành quả chưa ai biết là gì. Cùng lúc ấy, Toà Đại hình Iraq tuyên án tử hình Saddam Hussein và giao tranh bùng nổ dữ dội trong khu vực Baghdad giữa các hệ phái Sunni và Shia lẫn bên trong hệ phái Shia. Số thương vong cả Iraq lẫn Mỹ trong tháng 11 lên tới mức kỷ lục.

Qua tháng 12, trong khi Hugo Chavez tái đắc cử tại Venezuela với lập trường chống Mỹ gay gắt thì nhóm nghiên cứu lưỡng đảng về Iraq công bố kết quả nghiên cứu của họ. Ủy ban Baker-Hamilton trở thành trò cười của thế giới với 79 đề nghị rườm rà, đầy mâu thuẫn và không khả thi, nhất là đề nghị phải đàm phán với Iran và Syria để cùng tìm giải pháp cho Iraq. Ủy ban này có thể là nỗ lực của một số chính khách muốn gỡ thể diện cho Hoa Kỳ với kế hoạch tháo chạy đề nghị cho Chính quyền Bush. Ông Bush trả lời ngay là chưa quyết định.

Trong suốt tháng 12, ông tham khảo ý kiến của nhiều giới chức về quân sự, an ninh và ngoại giao lẫn các chuyên gia có thẩm quyền và hẹn sẽ công bố quyết định vào đầu năm tới. Có thể là ông chờ đợi cho tân Tổng trưởng Quốc phòng Robert Gates nhậm chức và nắm lại bộ máy quốc phòng trước khi công bố quyết định. Nhiều phần sẽ là đôn quân ngay trong ngắn hạn để tạo điều kiện an ninh cho những dàn xếp chính trị của chính quyền Iraq trước khi chính quyền này có khả năng tự đảm nhiệm an ninh trong những vùng hỗn loạn ngày nay. Khi ấy, Hoa Kỳ mới có thể tiến tới việc rút quân ra khỏi vùng hoả tuyến để khỏi bị tổn thất nhưng vẫn hiện diện đủ mạnh để giữ gìn an ninh cho toàn vùng.

Sau khi duyệt lại những biến cố trong năm 2006, người ta thấy rằng đây là một năm suy bại của nước Mỹ và ông Bush chỉ còn một năm để tìm lại thăng bằng trước khi uy tín và thế lực của Hoa Kỳ sẽ còn tuộc dốc thêm. Lý do là trong năm 2007 này, chính trường Mỹ sẽ lại bận rộn việc tranh cử 2008. Chuyện quốc tế sẽ là phụ thuộc, chỉ được nói tới vì mục tiêu tranh cử mà thôi. Các đối thủ của Mỹ, từ Iran tới Syria, từ Nga tới Trung Quốc, và cả quân khủng bố đủ loại sẽ có cơ hội rộng mở trong năm tới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
NSC cho biết năm 2022 là năm thứ hai liên tiếp nước Mỹ có hơn 46,000 người thiệt mạng trong các vụ tai nạn giao thông, tương đương 126 người mỗi ngày.
Vào ngày 15-11-2022 tại tư dinh Mar-a-Lago, Florida cựu Tổng thống bị thất sủng Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ tái tranh cử Tổng thống vào năm 2024. Ngay ngày hôm sau Dân Biểu Hoa Kỳ Gerry Connolly (Dân Chủ, Virginia) cho biết rằng các Dân Biểu Dân Chủ sẽ đưa ra một nghị quyết để đảm bảo rằng Trump không bao giờ có thể giữ chức vụ tổng thống nữa bằng cách viện dẫn Tu Chính Án Thứ 14..
✱ Washington Examiner: FBI đã thu thập đủ bằng chứng để buộc tội Hunter Biden với các tội danh liên quan đến gian lận thuế - Bộ trưởng Garland: "Sẽ không có sự can thiệp với bất kỳ hình thức chính trị không phù hợp nào vào công việc của «công tố viên» Weiss”. ✱ Grassley Senate gov: Nếu ông «Weiss» tiến hành một cuộc điều tra đầy đủ và hoàn chỉnh, ông nên sở hữu những hồ sơ này. Trong trường hợp ông không có và không sở hữu những hồ sơ này, chúng tôi khuyên ông nên xem xét chúng một cách chi tiết. ✱ New York Post: Cuộc điều tra đã mở rộng vào năm 2018 để xem xét các giao dịch kinh doanh quốc tế của Hunter có ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp chính trị của Tổng thống Biden. ✱ BBC News: Hunter Biden có thể bị buộc tội trốn thuế - Đảng Cộng hòa tuyên bố sẽ điều tra anh ta tại Hạ viện nếu họ giành được đa số ghế trong cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng tới.
Herschel Walker vừa chấm dứt hi vọng tái tranh cử tổng thống của Trump. Herschel Walker loạng choạng, lầm bầm, lóng ngóng cuối cùng đã thất bại trong cuộc đua vào Thượng viện Georgia. Nhưng trong khi Walker có thể sẽ rời khỏi chính trường và chìm vào tình trạng mờ mịt, người đàn ông đã lôi kéo ông Walker vào cuộc đua và áp đặt một ứng cử viên rõ ràng không đủ tiêu chuẩn vào Đảng Cộng Hòa Georgia, hiện đang gặp khó khăn trong việc giải quyết thiệt hại...
✱ Lãnh đạo Thiểu số Thượng viện Mitch McConnell "bất kỳ ai gặp gỡ những người ủng hộ quan điểm bài Do Thái, theo đánh giá của tôi, rất khó có khả năng được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ." ✱ Cựu Phó TT Mike Pence nói rằng Trump nên xin lỗi vì đã ngồi ăn với Fuentes. “Trump đã sai khi cho một người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng, một người bài Do Thái và người phủ nhận Holocaust ngồi chung bàn,”- "Và tôi nghĩ ông ta nên xin lỗi vì điều đó".
* Cựu Tổng Thống Trump tuyên bố tái tranh cử để tránh bị truy tố nhưng vô hiệu quả. * Trump sẽ bị truy tố trước hoặc sau mùa lễ 2022. * Việc đề cử ông Jack Smith làm cố vấn đặc biệt để giám sát cuộc điều tra hình sự cựu Tổng Thống Trump chỉ làm chậm trễ một vài tuần là cùng. Trường hợp này khác với việc đề cử Robert Muller. * Trump sẽ bị truy tố về vụ lưu trữ bất hợp pháp tài liệu mật quốc gia và vụ bạo loạn 6/1. * Truy tố ăn cắp tài liệu mật dễ dàng như truy tố buôn bán ma túy. Trường hợp bạo loạn 6/1 phức tạp hơn. * Phiên tòa sẽ kéo dài 12 – 24 tháng và kết thúc trước nhiệm kỳ của Tổng Thống Biden chấm dứt. * Việc truy tố Trump của cố vấn đặc biệt không ảnh hưởng đến việc tái tranh cử của cựu tổng thống ngoại trừ Tu Chánh Án 14 được mang ra xét xử.
✱ The Guardian, Uk: Donald Trump tuyên bố ứng cử chắc chắn sẽ không làm cho việc truy tố ông ta trở nên bất khả thi - chẳng qua chỉ là một nỗ lực nhằm đánh lừa mọi người, và nó không làm thay đổi mức độ tội ác của ông ta đã phạm - nhiều khả năng khiến Trump trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên phải vào tù. ✱ NY Post: Cựu Bộ Trưởng Tư pháp Bill Barr cho rằng chính phủ liên bang có đủ bằng chứng để buộc tội cựu Tổng thống Donald Trump - ông ta đã thất bại với tư cách tổng thống trước đây, thời không nên tìm kiếm một nhiệm kỳ khác ✱ Yahoo News/Ms Evans: Donald Trump không thể cứu nước Mỹ - Ông ta thậm chí không thể tự cứu được mình - Ông ấy đã lợi dụng chúng tôi để giành được Tòa Bạch Ốc. ✱ Brookings Edu: Cựu tổng thống phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của ông ta đã phạm ở Georgia. Chúng tôi kết luận rằng Trump có nguy cơ cao sẽ bị truy tố hình sự ở Fulton County.
Vào ngày 15-11-2022 tại tư dinh Mar-a-Lago, Florida cựu Tổng thống bị thất sủng Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ tái tranh cử Tổng thống vào năm 2024. Ngay ngày hôm sau Dân Biểu Hoa Kỳ Gerry Connolly (Dân Chủ, Virginia) cho biết rằng các Dân Biểu Dân Chủ sẽ đưa ra một nghị quyết trong tuần này để đảm bảo rằng Trump không bao giờ có thể giữ chức vụ tổng thống nữa bằng cách viện dẫn Tu Chính Án Thứ 14. Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định rằng những người tham gia những cuộc phản loạn (insurrection) bị cấm giữ các chức vụ liên bang và ông Connolly cam kết đảm bảo các hành động của Trump vào ngày 6 tháng 1 năm 2021 không bị lãng quên...
Dù vẫn còn một ít kết quả chưa được công bố và cuộc tái bầu cử “runoff” thứ nhì cho chiếc ghế Thượng viện tại tiểu bang Georgia vào đầu tháng12 tới, cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022 tại Hoa Kỳ xem như đã kết thúc. Nếu làn sóng đỏ của phía Cộng Hòa không có được kết quả như dự đoán hay theo mong đợi từ đảng này thì ngược lại, việc đảng Dân Chủ thắng thêm chiếc ghế Thượng Viện cùng các ghế Thống Đốc tiểu bang trước tình trạng lạm phát gia tăng và tổng thống đương nhiệm bị sụt giảm mức ủng hộ là một cuộc ngược dòng đáng kể...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.