Hôm nay,  

Khủng Hoảng Bảo Hiểm Y Tế

12/11/200600:00:00(Xem: 6105)

Mỹ Trên Bờ Khủng Hoảng Bảo Hiểm Y Tế

Hệ thống bảo hiểm y tế tư Mỹ đã bị xói mòn. Giá bảo hiểm y tế tư tăng như hoả tiển. Tiền người dân đóng bảo hiểm, tiền chung chịu khi đi bác sĩ hay lấy thuốc, các công ty bảo hiểm đòi hỏi khách hàng càng cao. Càng ngày càng nhiều người Mỹ không có một loại bảo hiểm y tế nào, công hay tư. Các công ty, nay đã gần 1 phần 6 dân số. Công ty, cơ xưởng ngày càng sợ đóng tiền bảo hiểm cho người làm và tránh bảo hiểm y tế cho người làm.

Trong thời điểm hai năm sắp bầu tổng thông và Đảng Dân Chủ chiếm được quyền lập pháp này, vấn đề gay góc bị bỏ lơ được công luận đem ra bàn lại. Đó là bảo hiểm sức khoẻ toàn dân, bảo hiểm một cửa, chỉ có nhà nước là ngươi duy nhứt đứng ra trả tiền thầy, tiền thuốc cho người dân - như Medicare trả cho người già, người bịnh, chớ không phải hàng mấy chục hãng bảo hiểm tư đứng ra trả cho người đi làm hiện thời, gần 50 triệu người Mỹ không có một thứ bảo hiểm nào cả.

Theo Gs Robert Blendon, của ĐH Harvard School of Public Health, Boston. Đó là một vấn đề đáng được đem lên bàn mổ, phân tích đến nơi, đến chốn. Nhưng vì nhiều lý do, lâu nay vấn đề đó bị bỏ lửng lờ. Bảo hiểm y tế cho toàn dân, do nhà nước là người duy nhứt trả cho nhà thương, bác sĩ, và dược phòng như ở Canada, Britain, hay Australia, vấn đề quan yếu ấy lại bị bỏ lửng.

Theo Ong bị bỏ lửng vì có một sự chống đối từ lối sống của người Mỹ, càng ít chánh quyền càng tốt. Nhưng bỏ lửng là thái độ con đà diểu, chui đầu xuống cát, mà không dám nhìn thẳng để đối diện với vấn đề. Vấn đề là bảo hiểm y tế trên bờ vực thẩm đổ vở. Bác sĩ Woolhandler and Blendon cũng thấy như vậy. Người dân Mỹ bản tánh nghi nan Nhà Nước, không tin khả năng của chánh quyền trong việc điều hành việc chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân.

Trái lại thích để việc này cho thị trường giải quyết, theo quyết định chọn lựa của tư nhân. Thêm vào đó vì lợi nhuận, các công ty bảo hiểm y tế, giới y sĩ, và dược sĩ có thế lực rất lớn, luôn chống đối, không muốn nhà nước can dự vào việc của họ, Báo Wall Street nhận định mới đây cho biết những giới này là những người kiếm nhiều lời nhứt nhì trong xã hội Mỹ. Năm 2002, tài sản của họ tăng lên 14%; Tạp chí Fortune liệt kê trong 500 người giàu nhứt Mỹ, họ tới 2.3%.

Trước đây vào thập niên 1990, TB Cali giàu mạnh nhứt Mỹ, khi đem Dư luật bảo hiểm y tế một cửa, tức Nhà Nước trả, thì cử tri 1 người đồng ý nhưng có tới 12 người không chịu. Dự luật chết yểu.

Nhưng tình thế không thể làm khác được. Bác sĩ John Geyman, Chủ tịch hội PNHP có 14,000 hội viên nói bảo hiểm một cửa là điều không thể tránh được. Thống kê cho biết 60% người Mỹ đồng ý đòi hỏi Nhà nước tài trợ 2 ngàn tỷ Đô cho tổ chức một hệ thống bảo hiểm y tế nhu Medicare, trực tiếp trả tiền thấy tiền thuốc và tiền nhà thương cho người dân như Medcare đang làm việc đó cho người già người bịnh và người nghèo bây giờ. Làm thế là triệt nguồn sống và thế làm giàu trên sức khỏe của người dân đối với họ.

Họ tung tiền ra vận động hành lang quyền lực hành pháp và lập pháp, quyết liệt không cho nhà nước xen vào việc làm ăn của họ. Một lãnh vực mà số tiền nói ra nghe chóng mat. Mỹ nói chung mỗi năm bỏ ra 15% tổng sản lượng để chăm sóc sức khoẻ. Trong đó 31% dành cho việc điều hành của các cơ quan bảo hiểm y tế công và tư - tư nhiều lần lớn hơn công. Trong khi đó ở Canada chỉ bỏ ra 10% tổng sản lượng cho vấn đề y tế, chỉ tốn 1.3% cho chi phí điều hành hành nhưng toàn dân được chăm sóc sức khoẻ.

Sức khoẻ toàn dân là một vấn đề lớn của một quốc gia dân tộc. Các nhóm quyền lợi đặc biệt và quyền lợi riêng tư có thể dùng quen biết, tiền tài để khoả lấp vấn đề trong một giai đoạn, nhưng không thể trong trường kỳ. Vấn đề bảo hiểm y tế cho toàn dân, vấn đề 1 phần 6 dân số Mỹ, bất cứ lúc nào cũng không có một thứ bảo hiểm y tế nào sẽ là một vấn đề chánh trị, một đề tài tranh cử trong năm 2008.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
1 phụ nữ thi uống nước do 1 đài phát thanh vùng Sacramento tổ chức đã chết hôm Thứ Sáu, 1 thời gian sau cuộc thi "Nín Tè" mà đài KDND 107.9 treo giải 1 máy video game
Từ hôm Thứ Bẩy, bão mùa đông đưa tới vùng giữa nước Mỹ mưa lạnh và băng, gây mất điện nhiều nơi, đóng cửa các xa lộ và phi trường - bão được dự báo kéo dài
Ngũ Giác Đài và CIA (với mức độ nhẹ hơn) đang sử dụng quyền lực ít ai biết tới để nhòm ngó trương mục ngân hàng và thành tích tín dụng của hàng trăm người bị tình nghi
Hỏa hoạn phát sinh tại 2 nhà thờ Baptist vào lúc sáng sớm chủ nhật và 1 vụ đột nhập nhà thờ được khám phá - nhà chức trách không nói là có kẻ âm mưu đốt nhà. Nhưng
Bảo hiểm Blue Cross, hãng có nhiều khách hàng nhứt ở Cali và kể cả hãng Blue Shield, PacifiCare Health Systems Inc. and Health Net Inc đang làm chuyện đó
Có nhiều bác sĩ Phi Luật Tân di cư sang Mỹ để làm việc, với hy vọng kiếm được nhiều tiền hơn. Nhiều người, trước đây từng là bác sĩ giỏi ở Phi Luật Tân, đã phải làm y tá ở Mỹ.
Tiếng Quảng so với tiếng Quan Thoại giông giống như tiếng Tây Ban Nha so với tiếng Pháp. Tiếng Anh là tiếng được nhiều nước dùng nhứt thế giới, nhưng so với số người thì chỉ chiếm 10%
Mới đây, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã cảnh cáo các nhân viên nhà thầu của mình về nguy cơ xuất hiện một loại hoạt động gián điệp mới như trong các phim Hollywood
Tấm ảnh phổ biến bởi Florida Keys News Bureau cho thấy các thương phế binh Mỹ từ chiến trường Iraq và Afghanistan đang dùng tay quay bánh xe chạy đua băng dọc cầu Seven Mile Bridge
Năm ngoái, số việc làm đòi hỏi bằng tiến sĩ tăng đến 1,030 - lần đầu tiên con số này lên đến hơn 1,000. Tuy nhiên, số người tốt nghiệp tiến sĩ giảm từ 975 xuống còn 924
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.