Hôm nay,  

Cùng Các Lãnh Đạo Gốc Á Họp Với TT Biden và PTT Harris, Đại Diện Gốc Việt Yêu Cầu Chính Phủ Biden Thương Thảo Lại Thỏa Thuận Trục Xuất Di Dân Việt

06/08/202117:06:00(Xem: 7045)

Lanh dao cong dong Viet gap Biden
Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris gặp mặt các lãnh đạo cộng đồng gốc Á, bản địa Hawaii và các đảo Thái Bình Dương tại Nhà Trắng hôm 5/8 để bàn về các vấn đề ảnh hưởng đến cộng đồng, gồm cả cải cách di trú. (nguồn: Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ)

 

Các lãnh đạo cộng đồng đại diện cho người Mỹ gốc Á, người dân bản xứ Hawaii và người dân các đảo Thái Bình Dương đã có cuộc họp với Tổng Thống Biden và PTT Harris tại Bạch Ốc hôm 5 tháng 8 và trong dịp này đại diện cộng đồng gốc Việt đã hối thúc chính phủ Biden tái thương thảo thỏa thuận trục xuất di dân gốc Việt, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 6 tháng 8 năm 2021. Bản tin của Đài VOA cho biết thêm tin tức về việc này như sau.

Lãnh đạo gốc Việt của một tổ chức dân sự đại diện cho cộng đồng Đông Nam Á ở Mỹ vừa thúc giục Tổng thống Joe Biden hành động để ngăn chặn việc trục xuất di dân Đông Nam Á và tái thương thảo một thoả thuận giữa Washington và Hà Nội liên quan đến những di dân gốc Việt đối mặt với lệnh trục xuất.

Quyen Dinh, giám đốc điều hành của Trung tâm Hành động Nguồn lực Đông Nam Á (SEARAC), cùng các lãnh đạo cộng đồng đại diện cho người Mỹ gốc Á, người bản địa Hawaii và người dân đảo Thái Bình Dương (AANHPI) đã gặp mặt Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris tại Nhà Trắng hôm 5/8 để thảo luận các chính sách và các vấn đề “có ảnh hưởng sâu sắc tới cộng đồng,” theo một thông cáo báo chí được SEARAC đưa ra cùng ngày. Nhiều vấn đề, từ quyền bầu cử cho tới cải cách di trú cho tới thù ghét người gốc Á, được thảo luận tại buổi gặp của các lãnh đạo cộng đồng với hai người đứng đầu chính phủ Mỹ.

Một tuyên bố của Nhà Trắng đưa ra hôm 5/8 cũng cho biết Tổng thống và Phó tổng thống đã gặp mặt 13 lãnh đạo cộng đồng, gồm có bà Quyen, đại diện cho nhiều sắc dân gốc Á, bản địa Hawaii và các đảo Thái Bình Dương, tại Nhà Trắng để thảo luận nhiều vấn đề, bao gồm Nghị sự của Chính quyền nhằm xây dựng lại một nước Mỹ tốt đẹp hơn.

Trong cuộc gặp này bà Quyen, sinh ra trong một gia đình tị nạn người Việt, đã nêu lên tình trạng trục xuất người Mỹ gốc Đông Nam Á và sự cần thiết đối với Chính quyền Biden phải hành động để ngăn chặn việc đưa họ trở về nơi họ đã rời bỏ đi.

Theo thống kê của SEARAC, kể từ năm 1998, hơn 13.000 người Mỹ gốc Việt, Campuchia và Lào đã nhận lệnh trục xuất cuối cùng, bao gồm cả những cư dân hợp pháp đang sinh sống ở Mỹ. Số lượng người Mỹ gốc Đông Nam Á bị giam giữ và trục xuất tăng cao dưới thời Chính quyền Tổng thống Donald Trump và một dự luật cải cách di trú, do 34 dân biểu của Đảng Dân chủ tài trợ, được đưa ra trước Quốc hội hồi cuối tháng 1 năm nay được kỳ vọng sẽ mở đường cho những người Mỹ gốc Đông Nam Á đã bị trục xuất có thể trở lại Mỹ hoặc đang trong quá trình chờ trục xuất có thể được ở lại Mỹ. SEARAC, tổ chức phi chính phủ ban đầu do những nhà hoạt động nhân đạo Mỹ thành lập năm 1979 để giúp giải quyết khủng hoảng di dân từ Đông Nam Á, là một trong 300 tổ chức ủng hộ và đang thúc đẩy cho dự luật này.

Tại cuộc gặp với Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Harris, bà Quyen đặc biệt thúc đẩy cho việc tái thương thảo hiệp định hồi hương song phương được Hà Nội và Washington ký kết nhằm bảo vệ những di dân Việt Nam khỏi bị trục xuất.

“Đây là một vinh dự khi được cảm ơn Tổng thống Biden vì di sản của ông trong việc thông qua Đạo luật Người tị nạn 1980, trong đó cho phép gia đình tôi và cộng đồng người tị nạn của chúng tôi tìm được nơi trú ẩn an toàn ở Hoa Kỳ – và chia sẻ sự đau lòng của những người tị nạn đó đang đối mặt với lệnh trục xuất cuối cùng vì những tội lỗi mà họ mắc phải thời niên thiếu trong hoàn cảnh nghèo đói nhiều thập kỷ trước,” bà Quyen nói và bày tỏ sự đánh giá cao đối với mức độ gắn kết và quan tâm của Chính quyền Biden đối với các cộng đồng gốc Á trong vấn đề này.

Một bản ghi nhớ được chính phủ Việt Nam và Mỹ ký kết năm 2008 cam kết rằng Hoa Kỳ sẽ không trục xuất những di dân người Việt tới Mỹ trước ngày 12/7/1995 – ngày hai nước tái thiết lập quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump đã tái thương thảo với Việt Nam và một bản ghi nhớ mới đã được ký kết hồi tháng 11 năm ngoái, trong đó cho phép trục xuất những người tị nạn Việt tới Mỹ trước năm 1995. Số lượng người Việt Nam bị trục xuất nhiều nhất dưới thời Tổng thống Trump, với tổng cộng 284 người bị trả lại nơi họ ra đi trong 3 năm kể từ khi ông Trump nhậm chức.

Hồi tháng 3 năm nay, 33 người tị nạn Việt Nam đã bị trục xuất dù đang trong thời gian 100 ngày thực hiện lệnh tạm ngưng giam giữ và trục xuất di dân của chính quyền Biden. Hàng chục thượng nghị sỹ và dân biểu Mỹ đã lên tiếng chỉ trích việc trục xuất này.

Trong cuộc gặp với các lãnh đạo cộng đồng hôm 5/8, Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Harris nhắc lại lời hứa của họ sẽ cùng hợp tác để đảm bảo các nhu cầu của cộng đồng người Mỹ gốc Á, người bản địa Hawaii và người dân đảo Thái Bình Dương “được lắng nghe, cải thiện và đáp ứng.” Hai nhà lãnh đạo cao nhất của Mỹ cam kết sẽ tiếp tục làm việc để tăng cường nền dân chủ và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người dẫn chương trình “Fox News Sunday,” Bret Baier đã hỏi ông Hogan rằng liệu ông có tin rằng Đảng Cộng hòa có thể giành chiến thắng vào năm 2024 nếu ông Trump là ứng cử viên hay không. Và ông Hogan đã trả lời rằng “Tôi nghĩ rằng điều đó sẽ có hại cho đảng, cho cựu Tổng thống Trump và cho cả đất nước. Vì vậy, tôi không nghĩ ông ấy sẽ tái tranh cử, và lời khuyên của tôi là ông ấy không nên tái tranh cử.”
Dự luật sẽ chi hàng trăm tỷ đô la để giúp hàng triệu gia đình có trẻ em, xây các trường mầm non miễn phí và hỗ trợ chăm sóc trẻ em. Hơn 500 tỷ USD cho các khoản giảm thuế và chi tiêu nhằm hạn chế lượng khí thải carbon. Đây được cho là khoản chi liên bang lớn nhất từ trước đến nay để chống lại biến đổi khí hậu. Các điều khoản khác bao gồm việc hạn chế tăng giá thuốc bán theo toa, mang tới lợi ích cho những người nhận Medicare và hỗ trợ người già, nhà ở và đào tạo việc làm. Gần như tất cả số tiền là từ tiền thuế thu từ những người giàu có và các tập đoàn lớn. Trưởng phòng báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki đã gọi thông báo của Manchin là “một sự đổi chiều đột ngột và không thể giải thích” và “vi phạm cam kết của ông ấy” với Tổng thống Biden và các Đảng Viên Dân Chủ trong Quốc hội.
Số điện thoại cầm tay mà tin nhắc được gửi đi từ đó, có được từ một người hiểu biết về cuộc điều tra, xuất hiện trong các dữ liệu được ghi danh với tên James Richard Perry của Texas, là tên đầy đủ của cựu thống đốc. Số điện thoại đó cũng được liên kết với dữ liệu thứ hai được ghi danh là địa chỉ email của Bộ Năng Lượng liên kết với Perry khi ông còn là bộ trưởng. Khi kể các sự kiện này, người phát ngôn đã không giải thích.
Palmer cho biết trong một lá thư viết tay gửi cho chánh án rằng ông cảm thấy bị phản bội bởi Trump và các đồng minh của ông là những người tuyên truyền các lý thuyết âm mưu. “Những người ủng hộ Trump đã bị dối gạt bởi những người mà vào lúc đó có quyền lực rất lớn,” theo ông đã viết trong lá thư. “Họ đã tiếp tục tung ra các câu chuyện sai sự thật về một cuộc bầu cử bị đánh cắp và ‘nhiệm vụ của chúng tôi’ là làm cách nào để đứng lên chống lại chính thể chuyên chế.” Palmer nói rằng thật là bất công rằng ông đã bị trừng phạt rất nặng nề trong khi những kẻ đầu sỏ thì không bị ngồi tù.
“Ông Waldron được cho là đã đóng một vai trò trong việc thúc đẩy các tuyên bố gian lận bầu cử và truyền tải các chiến lược tiềm năng trong việc lật ngược kết quả của cuộc bầu cử năm 2020. Ông ấy dường như cũng có những trao đổi với các quan chức trong Tòa Bạch Ốc Trump và Quốc hội trong những tuần trước khi xảy ra vụ bạo loạn ngày 6 tháng 1,” Dân biểu Bennie Thompson cho biết trong một tuyên bố.
Cơ Quan Giám Sát Thực Phẩm và Thuốc Men (FDA) đã mở rộng quyền tiếp cận loại thuốc phá thai Mifepristone, cho phép bệnh nhân nhận thuốc qua đường bưu điện thay vì phải đến trực tiếp các nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, theo trang TheHill đưa tin ngày Thứ Năm, 16 tháng 12 năm 2021.
Lowentha, 80 tuổi, là cây đại thọ trong cơ chế chính trị tại Long Beach, hôm Thứ Tư nói rằng ông đã quyết định không theo đuổi nhiệm kỳ khác trong Hạ Viện Hoa Kỳ để ông có thể dành thời gian cho việc tự chăm sóc mình và với gia đình ông, gồm 4 người cháu. Nhiệm kỳ của ông sẽ kết thúc vào tháng 1 năm 2023 khi Quốc Hội Mới tuyên thệ nhậm chức. “Đã tới lúc để dành thời gian nhiều hơn cho bản thân và gia đình và vui hưởng cuộc sống và không bị nhiều áp lực,” theo ông Lowenthal cho biết. “Tôi thường xuyên bị áp lực.”
Đầu tháng này, Nhà kinh tế trưởng của ADP, Nela Richardson cho biết thị trường chứng khoán mạnh cùng với giá nhà tăng cao “đã mang lại cho một số người có thu nhập cao các lựa chọn. Chúng tôi đã thấy một phần lớn lực lượng lao động thuộc thế hệ Boomer quyết định về hưu.” Khi đánh giá sự phục hồi việc làm, các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống, nhưng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động vẫn không được cải thiện với tốc độ tương tự.
Nói chung, các nhà hoạch định chính sách của FED dự báo rằng lạm phát sẽ đạt 5,3% vào cuối năm 2021, tăng so với mức 5% của tháng 10, theo thước đo ưa thích của Quỹ Dự Trữ Liên Bang. Họ kỳ vọng lạm phát sẽ chậm lại đáng kể xuống mức 2,6% hàng năm vào cuối năm 2022. Tỷ lệ thất nghiệp cũng được dự đoán sẽ giảm xuống 3,5% vào cuối năm tới, tương đương với mức trước đại dịch, khi mà tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 50 năm.
NDAA bao gồm việc tăng lương 2,7% cho quân đội, mua thêm máy bay và tàu hải quân, cùng với các chiến lược đối phó với các mối đe dọa địa chính trị, đặc biệt là Nga và Trung Quốc. Dự luật cũng bao gồm 300 triệu đô la cho Sáng Kiến Hỗ Trợ An Ninh Ukraine (Ukraine Security Assistance Initiative), 4 tỷ đô la cho Sáng Kiến Phòng Thủ Châu Âu (European Defense Initiative) và 150 triệu đô la cho hợp tác an ninh Baltic (Baltic security cooperation). Đối với Trung Quốc, Dự luật bao gồm 7,1 tỷ USD cho Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương (Pacific Deterrence Initiative) và tuyên bố ủng hộ việc bảo vệ Đài Loan, cùng với lệnh cấm Bộ Quốc phòng mua sắm các sản phẩm được sản xuất bằng lao động cưỡng bức từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.