Hôm nay,  

San Francisco đặt lại tên 44 trường học trong đó có Abraham Lincoln và George Washington

31/01/202109:17:00(Xem: 2559)

Bài của Rachel Grumman Bender

Yahoo News, January 28, 2021

 Hội đồng giáo dục Thành Phố Cựu Kim Sơn đã ra quyết định khiến gây tranh cãi là đặt lại tên cho 44 trường học khắp thành phố, thậm chí cả các trường có tên như cựu tổng thống Abraham Lincoln, George Washington, Thomas Jefferson và James Monroe. Quyết định này đã được chấp nhận bởi các thành viên của cộng đồng, xem xét tên của các trường học trong Học Khu Cựu Kim Sơn (San Francisco). Ủy ban nhận thấy hơn 40 trường lấy tên của các nhân vật lịch sử đã can dự vào việc chinh phục, nô lệ hóa con người hoặc đàn áp phụ nữ, ngăn cấm sự tiến bộ xã hội hoặc những người có hành động dẫn tới những cuộc thảm sát hoặc tước đoạt những cơ hội của những người như chúng ta để có một đời sống đúng đắn, tự do và theo đuổi hạnh phúc. George Washington bị cáo buộc là chủ nô lệ, Abram Lincoln bị cáo buộc là hỗ trợ cho chính sách tổn hại cho thổ dân Da Đỏ. Còn cựu thị trưởng Dianne Feinstein thì bị cáo buộc là đã cho dựng lại ngọn cờ Liên Hiệp Miền Nam (Confederate) sau khi nó bị tháo gỡ năm 1980 khi bà còn là thị trưởng thành phố này.

Không có gì ngạc nhiên. Phản ứng về quyết định gây tranh cãi này là lẫn lộn. Thị trưởng Cựu Kim Sơn London Breed đặt câu hỏi về thời điểm của quyết định khi rất nhiều học sinh không tới trường học vì đại dịch Corona. Bà Breed nói thêm trên Twitter rằng học sinh của chúng ta đang phải chịu đựng, Chúng ta nên nói về chuyện đưa các em đi học lại, giúp các em về tinh thần và giúp các em những gì cần thiết để lướt qua thời kỳ khó khăn này. Còn Bà Jean Barish- một thành viên của cộng đồng lại đồng ý về thời điểm và nói với tờ San Francisco Chronicle rằng tôi phải thú nhận rằng có những lý do để hỗ trợ cho quyết định này, nhưng tôi không làm được. Đây không phải là những quyết định được chung quyết vội vã.

            Những người tham gia các diễn đàn tự do (social media) cũng có những phản ứng riêng mà một người trên Twitter nói rằng quyết định này là đáng xấu hổ. Một người khác cũng trên Twitter chê trách phí tổn 1 triệu đồng phải trả để làm các bảng tên mới cho trường, sao không dùng tiền đó cho phụ huynh mà con em phải học ở nhà và đây là sự phí phạm một cách khủng khiếp.

            Một số người hết sức ngạc nhiên sao lại có tên Abraham Lincoln và Dianne Feinstein trong danh sách này. James Campbell- giáo sư dạy lịch sử tại Đại Học Stanford nói với Yahoo Life rằng ông không chống đối việc hủy bỏ các dinh thự, đền đài mang tên các nhân vật mà ngày nay không còn được tôn kính nữa nhưng ông lại lo ngại về cách hình thành quyết định và cũng lo ngại không biết nó có dừng lại hay không. Ông nói thêm là việc đổi tên này không những thiếu suy nghĩ mà còn là ngu dốt nữa. “Tôi ít khi dùng những từ ngữ này nhưng ngày nay tôi phải nói. Nếu Abraham Lincoln “dưới” chúng ta thì còn cái tên nào để đặt cho các trường học nữa?”

            Thế nhưng một số người khác lại hoan nghêng việc thay đổi. Louie Nguyễn- một phụ huynh có con học ở trường Adolph Sutro Elementary- lấy tên của cựu thị trưởng ở cuối thập niên 1980- nói với tờ San Francisco Chronicle rằng những ai bị gán cho tội kỳ thị người Da Đen và sẽ bị thay tên, tôi cho rằng đó là việc làm đúng đắn. Chúng ta không thể vinh danh họ khi đặt tên cho một trường tiểu học. Hãy tạo cơ hội để có một tên mới cho trường mà chúng ta hãnh diện. Một người khác viết trên Twitter rằng người ta có thể nghĩ chúng ta xóa bỏ lịch sử. Không, chúng ta chỉ sửa chữa, chấn chỉnh lại và xóa bỏ một vài lỗi lầm. Còn  Bridget Ford- nữ giáo sư - trưởng bộ môn lịch sử của California California State University East Bay chia xẻ ý nghĩ tương tự trong một bài viết năm 2020 vể việc đặt tên lại cho các trường ở California rằng : Đặt tên lại không có nghĩa là xóa bỏ lịch sử. Bà nói, có rất nhiều người trong lịch sử đã làm nhiều việc tốt đẹp để cải thiện cuộc sống của người Hoa Kỳ nhưng không bao giờ được ghi nhận. Đó mới chính là chuyện xóa bỏ lịch sử. Chúng ta phải hồi phục và vinh danh những người này. GS. James Campbell nói với Yahoo News rằng có một số lý do mà trường học khắp Hoa Kỳ đang tìm cách đặt lại tên các trường trong mấy năm gần đây đó là: Sự khấy động thù hận của bộ tham mưu của Ô. Trump, việc tái diễn lối giết người Da Đen của cảnh sát, việc nổi dậy của phong trào Black Lives Matter, sự mâu thuẫn về các tượng đài của Liên Hiệp Miền Nam, cuộc đụng độ chết người tại Charlottesville, Virginia – và đó là những yếu tố khiến công luận lo lắng về việc phải đổi tên cho các trường học. Thế nhưng GS. Campbell chỉ ra rằng không phải đơn thuần chỉ là đổi tên và tháo gỡ các tượng đải gây tranh cãi. Nếu chúng ta thực sự muốn một xã hội tồn tại- một xã hội đa dạng, đa chủng tộc, đa ngôn ngữ và là một xã hội dân chủ…chúng ta phải có can đảm nhìn thẳng thắn và trung thực vào lịch sử để thủ đắc những thành tố nhân ái, đáng kính trọng kể cả những thành tố đau buồn và khủng khiếp. Mục tiêu không phải là giành lấy những tượng đài mà là suy nghĩ một cách sâu xa về sự phức tạp của nền tảng công lý của chúng ta - mà từ đó đi tới để xây đắp một hệ thống pháp lý công bằng hơn, bao gồm nhiều người hơn- cho hiện tại và tương lai. GS. Campbell viết tiếp: Nếu sự xung đột về quá khứ đau buồn ngày hôm nay phục vụ cho mục tiêu nói ở trên thì tôi đi cùng với họ. Nhưng nếu chúng ta chỉ mong phá bỏ một vài tượng đài hoặc bôi xóa các tên trên bức tường của một vài trường học rồi vỗ vai nhau cho đó là giá trị cao cả…thì tôi sẽ không đi cùng với họ. (Hết phần dịch bài viết)



* * *

            
Đáng lý ra mọi người không phải nhọc tâm bàn luận hoặc xuống đường giết nhau về chuyện kỳ thị chủng tộc hay Da Trắng Là Thượng Đẳng nữa vì chiến dịch bình đẳng sắc tộc do Mục Sư Martin Luther King lãnh đạo năm 1968 thành công và đưa tới việc công nhận quyền bình đẳng của người Da Màu với người  Da Trắng.

Thế nhưng chuyện đời không đơn giản như vậy. Âm thầm trong cuộc sống riêng tư, ẩn tàng trong mọi cấu trúc xã hội như: quân đội, cựu chiến binh, cảnh sát, tòa án, sở cứu hỏa, các nhà lập pháp liên bang lẫn tiểu bang, người Da Trắng vẫn nuôi dưỡng tinh thần kỳ thị chủng tộc và rất đau buồn khi thấy người Da Màu (bao gồm Da Đen, Châu Mỹ Latin và Á Châu) mỗi ngày đông đảo tại Hoa Kỳ đã và đang đóng một vai trò rất quan trọng trong mọi lãnh vực của cuộc sống. Đặc biệt việc Ô. Obama- một người Da Đen đươc bầu làm tổng thống tám năm cũng gây đau buồn cho người Da Trắng không ít. Môt số đông Da Trắng vẫn nghĩ rằng tại sao con cháu của đám dân nô lệ cho tổ tiên chúng tôi lại có thể trở thành “tổng thống” của chúng tôi? Thậm chí một số đông người Việt cũng kỳ thị màu da và miệt thị Ô. Obama vì cho rằng người Da Đen không đủ tài năng và đạo đức làm tổng thống Hoa Kỳ và chức vụ tổng thống Hoa Kỳ chỉ dành riêng cho người Da Trắng mà thôi. Ngày 25/5/2020, biến cố Minneapolis khiến thanh niên Da Đen tên George Floyd chết vì bị một cảnh sát Da Trắng đè lên cổ trong hơn tám phút trước sự bình thản của ba cảnh sát viên đồng sự - đã dấy lên một phong trào phản kháng, không phải chỉ trong cộng đồng Da Đen và khắp thế giới. Sau đó, các nhóm quốc gia cực hữu và Da Trắng Là Thượng Đẳng phản công lại và đưa tới nhiều vụ đụng độ chết người với nhóm Black Lives Matter và tạo bất ổn toàn nước Mỹ. Các thành phố, các tiểu bang lo lắng, nếu sự chia rẽ và xung đột cứ kéo dài như vậy thì theo đúng câu ngạn ngữ “ Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết” (United we stand, divided we fall) cho nên hối hả tìm phương giải quyết.

Trước sự kiện một số dân biểu của tiểu bang như Texas, Mississipi đòi tách ra, thành lập quốc gia riêng, trong bài viết,” Liệu Nước Mỹ Có Bị Chia Cắt Không?” phổ biến ngày 15/12/2020, tôi đã viết như sau: “Người Việt chúng ta tới đây, sớm lắm là năm 1975. Tổ tiên chúng ta chưa có ở đây, chưa trải qua những ngày tháng gian khổ để giành từng tấc đất của người Da Đỏ, chưa đổ máu trong các cuộc Đệ I và Đệ II Thế Chiến. Chúng ta chưa trải tim óc để xây dựng đất nước này trong thời kỳ lập quốc. Ngày nay, chúng ta tuy có một số lá phiếu nhưng chưa đủ sức mạnh chính trị cũng như hãnh diện truyền thống dân tộc như người Da Trắng để quyết định vận mạng của đất nước này. Còn riêng cá nhân tôi, với thân phận của một người dân Da Màu, thiểu số, mới sống ở đây 35 năm, chắc chắn không đủ tư cách để can dự vào chuyện quá ghê gớm này.”

Dù là người da màu, thiểu số, nhưng trong một quốc gia dân chủ, thượng tôn pháp luật như thế này, dĩ nhiên chúng ta có tiếng nói. Nhưng với số dân 2,162,610 theo thống kê năm 2018, tức chưa tới 1% tổng số dân 328,239,523. Trong khi đó người Da Trắng chiếm 76.3%...liệu sắc dân Việt Nam có thể quyết định được vận mạng nước Mỹ không? Liệu có thể làm thay đổi kết quả cuộc bầu cử không? Nước Mỹ có đứng yên một chỗ chúng ta cũng không quyết định được. Nước Mỹ thay đổi chúng ta cũng không quyết định được.

 Là một cộng đồng da màu, thiểu số sống trên một đất nước “không phải quê cha đất tổ của mình”. Văn hóa này không phải văn hóa của mình. Lịch sử này cũng không phải do mình đã đổ xương đổ máu tạo ra. Do đó chúng ta cần có một thái độ, quan niệm sao cho thích hợp không ngoài mục đích để cá nhân và cộng đồng vươn lên trong tinh thần trọng pháp, hài hòa và đóng góp vào sự an ninh, thịnh vượng chung cho đất nước. Câu nói, “Biết mình biết ta” là lời khuyên vàng ngọc của tổ tiên mà chúng ta cần ghi nhớ.

Sau hết, người Việt chúng ta trong thế kỷ qua đã hứng chịu bao chia ly, thống khổ rồi. Chúng ta không cần có thêm bạo động, chia ly và chết chóc nữa. Theo tôi lịch sử nước Mỹ đã sang trang và chúng ta cầu mong nó đổi thay trong dân chủ và hòa bình. Còn những ai muốn dùng bạo lực để đạt mục tiêu thì tôi không dám có ý kiến.

Đào Văn Bình

(California ngày 31/1/2021)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cha mẹ của vị thành niên bị truy tố trong vụ nổ súng chết người tại trường trung học ở Michigan trong tuần này đã không nhận tội đối với các cáo buộc tội ngộ sát không cố ý vào sáng Thứ Bảy, 4 tháng 12 năm 2021, nhiều giờ sau khi cảnh sát cho biết đã bắt họ trong một nhà kho ở Detroit theo sau một cuộc truy tìm kéo dài nhiều giờ, theo CNN tường thuật hôm Thứ Bảy. Một chánh án tại Quận Oakland của Michigan đã đưa ra số tiền tại ngoại $500,000 cho mỗi người đối với James và Jennifer Crumbley, cha mẹ của Ethan Crumbley, là vị thành niên đã bị ngồi tù vì nghi ngờ giết 4 học sinh và làm bị thương 7 người khác tại Trường Trung Học Oxford hôm Thứ Ba.
Các công tố viên của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ nói rằng họ có bằng chứng cho thấy một người bạo loạn bị cáo buộc đã mang súng tới Tòa Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 6 tháng 1 năm 2021 để nhắm mục tiêu Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi và Lãnh Đạo Cộng Hòa Thượng Viện Mitch McConnell, theo CNN tường thuật hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021. Theo tài liệu hôm Thứ Năm, Guy Reffitt, thành viên của nhóm dân quân Texas Three Percenter, “đặc biệt nhắm mục tiêu ít nhất 2 nhà lập pháp – Chủ Tịch Hạ Viện, Nancy Pelosi, và Lãnh Đạo Cộng Hòa Thượng Viện, Mitch McConnell – là những người mà ông ấy tìm cách giết hay loại trừ khỏi tòa nhà Quốc Hội,”
Dự luật chi tiêu Build Back Better do Đảng Dân Chủ chủ trương sẽ giúp cho nhiều cư dân ở vùng Nam Cali được giảm thuế thường niên, thông qua việc không phải trả thuế liên bang cho thu nhập đã dùng để trả thuế tiểu bang và địa phương
Các quy định mới yêu cầu du khách hàng không quốc tế phải có giấy tờ kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính được thực hiện trong một ngày trước khi lên máy bay đến Hoa Kỳ sẽ có hiệu lực vào lúc 12:01 sáng Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021, các quan chức Hoa Kỳ xác nhận với trang Reuters hôm Thứ Năm, 2 tháng 12 năm 2021. Theo quy định hiện nay, du khách quốc tế đã được tiêm chủng có thể xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng ba ngày kể từ ngày khởi hành. Những người chưa được tiêm chủng phải có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính trong vòng một ngày trước khi lên máy bay.
9 luật sư đồng minh với cựu Tổng Thống Donald Trump đã được lệnh hôm Thứ Năm, 2 tháng 12 năm 2021, để trả cho Detroit và Michigan tổng cộng $175,000 trong các trừng phạt vì lạm dụng hệ thống tòa án với vụ kiện giả mạo thách thức các kết quả bầu cử năm 2020, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Năm, 2 tháng 12 năm 2021. Số tiền, phải được trả trong vòng 30 ngày, sẽ chi trả cho các phí tổn pháp lý của việc bào chữa chống lại vụ kiện, mà đã hơn $153,000 cho thành phố và gần $22,000 cho tiểu bang.
Ủy ban Hạ Viện điều tra vụ nổi dậy tại Tòa Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 6 tháng 1 đã bỏ phiếu hôm Thứ Tư, 1 tháng 12 năm 2021, để theo đuổi các cáo buộc tội khinh thường chống lại Jeffrey Clark, cựu viên chức Bộ Tư Pháp là người đã từ chối trả lời các câu hỏi của ủy ban, ngay cả khi ủy ban đã đồng ý để cho ông thử lại lần nữa, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Tư. Ủy ban đã bỏ phiếu với tỉ số 9-0 để theo đuổi việc cáo buộc trọng tội chống lại Clark, người đã liên kết với Donald Trump lúc đó là tổng thống để cố đảo ngược sự thất cử của ông.
Một học sinh 15 tuổi lớp 10 đã nổ súng tại trường trung học Michigan của cậu ấy hôm Thứ Ba, 30 tháng 11 năm 2021, giết chết 3 học sinh và làm bị thương 8 người khác, gồm ít nhất một giáo viên, theo các viên chức thẩm quyền cho biết, qua bản tin của Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Ba. Cảnh Sát Chìm của Quận Oakland là Mike McCabe phát biểu tại cuộc họp báo rằng các nhà điều tra vẫn còn cố gắng để xác định động cơ vụ nổ súng tại Trường Trung Học Oxford High School tại Oxford Township, một cộng đồng 22,000 dân cách Detroit 30 dặm về phía bắc.
Hôm Thứ Hai ủy ban đã lên lịch trình cho cuộc bỏ phiếu để theo đuổi các cáo buộc tội khinh thường chống lại Jeffrey Clark, cựu luật sư Bộ Tư Pháp là người đã liên kết với Tổng Thống Donald Trump khi ông cố đảo ngược sự thất bại trong cuộc bầu cử của ông. Nếu được ủy ban chấp thuận, khuyến nghị về các cáo buộc trọng tội khinh thường sẽ đưa tới toàn thể Hạ Viện để bỏ phiếu và rồi đưa tới Bộ Tư Pháp để truy tố. Clark đã xuất hiện để cung khai vào ngày 5 tháng 11 nhưng nói với các nhà lập pháp rằng ông sẽ không trả lời các câu hỏi một phần dựa vào các nỗ lực pháp lý của Trump để ngăn chận cuộc điều tra của ủy ban.
Hôm Thứ Sáu, 26 tháng 11 năm 2021, chứng khoán đã rớt mạnh với Dow Jones mất giá hơn 1,000 điểm, trong lúc biến thể mới của vi khuẩn corona lần đầu tiên được phát hiện tại Nam Phi có vẻ đang lây lan khắp thế giới, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Sáu. Các nhà đầu tư không chắc là biến thể có khả năng đảo ngược tiến trình nhiều tháng kiểm soát đại dịch Covid-19 hay không.
Kevin Strickland, 62 tuổi, đã được miễn tội vào sáng Thứ Ba, 23 tháng 11, sau khi thọ án nhiều thập niên tại Nhà Tù Western Missouri Correctional Center ở thành phố Cameron, tiểu bang Missouri. Strickland đã bị kết tội vào năm 1979 về một tội giết người và 2 tội giết người bậc hai trong một vụ 3 người bị giết chết. Ông đã nhận bản án 50 năm tù mà không có thể ân xá vì là một trọng tội mà, qua nhiều năm, ông đã khẳng định là ông không có dính vào. Chánh Án James Welsh đã xóa tất cả trọng tội chống lại Strickland. Việc thả ông đã trở thành việc giam cầm tù tội sai trái lâu nhất trong lịch sử của tiểu bang Missouri và là một trong những vụ bỏ tù sai lầm lâu nhất trong nước Mỹ, theo The National Registry of Exonerations.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.