Hôm nay,  

Nước Mỹ Nghẹt Thở

03/06/202014:37:00(Xem: 3395)
BuiVanPhu_20200603_NuocMyNghetTho_H01
Biểu tình ở Oakland, California chiều ngày thứ Hai 1/6/20 với 15 nghìn người tham gia trong ôn hoà và trật tự (Ảnh: Bùi Văn Phú)

BuiVanPhu_20200603_NuocMyNghetTho_H02
Người tham gia biểu tình đòi công lý cho George Floyd gồm nhiều sắc dân (Ảnh: Bùi Văn Phú)

BuiVanPhu_20200603_NuocMyNghetTho_H03
Downtown Oakland sáng ngày thứ Hai 1/6/20 sau đêm Chủ Nhật nhiều bạo động do một số phần tử lợi dụng bóng đêm để phá hoại (Ảnh: Bùi Văn Phú)

BuiVanPhu_20200603_NuocMyNghetTho_H04
Tiệm Walgreens đã bị phá và hôi của trong đêm Chủ Nhật 31/5/20 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

BuiVanPhu_20200603_NuocMyNghetTho_H05

“Black Lives Matter” là phong trào tố cáo cảnh sát tàn bạo và đòi công lý cho nạn nhân người da đen (Ảnh: Bùi Văn Phú)

BuiVanPhu_20200603_NuocMyNghetTho_H06
“Không có công lý, không có hoà bình” là một khẩu hiệu cũng thường thấy trong các cuộc biểu tình (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Trong một tuần qua biểu tình đã nổi lên tại nhiều thành phố lớn nhỏ ở Mỹ. Bắt đầu từ Minneapolis – St. Paul (Twin Cities) ở tiểu bang Minnesota, rồi lan ra Denver, Los Angeles, Washington D.C., Austin, Houston, Chicago, Atlanta, Portland, Oakland, San Francisco, Miami, New York.


Những cuộc biểu tình bùng phát khắp nơi bắt nguồn từ vụ việc xảy ra hôm thứ Hai 25/5 ở thành phố Minneapolis, khi cảnh sát viên da trắng Derek Chauvin bắt người đàn ông da đen George Floyd vì tình nghi dùng tiền giả. Chauvin lấy đầu gối đè cổ nạn nhân xuống đất trong 9 phút để sau đó nạn nhân tắt thở, dù Floyd đã nhiều lần kêu lên “I can’t breathe” – Tôi không thể thở.


Câu nói trên của nạn nhân đã trở thành khẩu hiệu trong các cuộc biểu tình trên toàn nước Mỹ trong tuần qua.


Sự việc được ghi lại qua điện thoại cầm tay, nhưng cảnh sát viên gây chết người không bị điều tra hay truy tố ngay.


Trước sự chậm trễ của văn phòng công tố viên địa phương, người dân Minneapolis đã xuống đường biểu tình đòi công lý cho nạn nhân trong những ngày sau đó và nhiều đêm đã có bạo động, trụ sở cảnh sát địa phương bị đốt, nhiều cơ sở thương mại bị đập phá, trong đó có một số cơ sở do người Việt làm chủ.


Thống đốc tiểu bang Minnesota cùng thị trưởng thành phố Minneapolis họp báo kêu gọi dân chúng tránh có hành vi bạo động và cho biết nhiều kẻ chủ mưu phá hoại, gây bạo động là đến từ những nơi khác.


Mấy ngày sau cái chết của George Floyd công tố viên mới ra lệnh bắt giam và khởi tố cảnh sát viên Derek Chauvin với tội giết người cấp độ 3.


Nhưng đã quá trễ. Việc đòi công lý cho George Floyd đã làm nổi lên phong trào biểu tình chống kỳ thị và nhanh chóng lan toả ra nhiều nơi.


Cuối tuần qua biểu tình đã diễn ra tại hơn 70 thành phố lớn nhỏ trên toàn nước Mỹ. Nhiều nơi đã có bạo động gây thiệt hại cho các cơ sở thương mại nơi khu phố chính của thành phố.


Tại miền Bắc California, từ thứ Sáu đã có biểu tình ở San Jose, San Francisco và Oakland.


Ban ngày các cuộc biểu tình diễn ra ôn hoà, nhưng khi bóng tối phủ xuống thì bắt đầu có bạo động và nhiều cơ sở thương mại lớn như Target, Walgreens, Best Buy, Home Depot bị đập cửa kính, người hôi của tràn vào lấy đồ.


Nhiều nơi trong vùng Vịnh San Francisco đã có giới nghiêm từ tối Chủ Nhật 31/5 cho đến sáng ngày thứ Hai.


Riêng San Jose, Thị trưởng Sam Liccardo ban hành lệnh giới nghiêm từ 8 giờ 30 tối đến 5 giờ sáng trong vòng một tuần lễ, bắt đầu từ tối Chủ Nhật 31/5.


Không như nhiều cuộc biểu tình trước đây ở vùng Vịnh San Francisco trong những năm qua, từ Phong trào 99%, Occupy Wall Street, cho đến biểu tình đòi công lý cho Oscar Grant – một thanh niên da đen bị cảnh sát da trắng bắn chết ở Oakland – tuy cũng có phá hoại cơ sở thương mại, chặn đường xa lộ, những cuộc biểu tình hiện nay với bạo động nhắm vào những cơ sở thương mại lớn và lan ra cả những thành phố nhỏ trong vùng.


Trong ba đêm cuối tuần qua, các cửa hàng Target, Home Depot, Best Buy, Walgreens, Walmart, cửa hàng bán xe Mercedes, Honda trong vùng đã bị đập cửa kính, người hôi của tràn vào lấy mọi thứ.


Hình ảnh trên tivi cho thấy nhiều người da trắng dùng gậy sắt, dùng xà beng đập cửa kính các cơ sở thương mại lớn trên phố chính Broadway ở thành phố Oakland trong đêm thứ Bảy.


Tại San Franciso, trung tâm thương mại Union Square cũng có những cửa hàng bị đập cửa kính.


Thành phố nhỏ Emeryville ngay cạnh Oakland có các tiệm Best Buy, Trader Joe’s, BevMo bị hôi của. Một vài cửa tiệm của người Việt cũng bị ảnh hưởng.


Qua tối Chủ Nhật, nhiều nơi từ Walnut Creek, Pleasant Hill đến San Leandro là những thành phố nhỏ trong vùng có những cửa hàng lớn bị phá và hàng hoá bị dọn sạch.


Trong khu thương mại vùng Vịnh San Francisco bây giờ các cửa hàng đều có ván ép bao bọc vì không biết khi nào sẽ có bạo động xảy đến. 


Chuyện cướp của như xảy ra trong mấy ngày qua thì không lan tràn trong những lần có biểu tình trước đây và thường tập trung ở San Francisco, Oakland hay Berkeley. Nay đã lan ra nhiều thành phố nhỏ nên nhiều nơi chính quyền địa phương đã ban hành lệnh giới nghiêm từ đêm Chủ Nhật vừa qua.


San Jose với đông người Việt sinh sống đang có lệnh giới nghiêm từ 8 giờ 30 tối đến 5 giờ sáng và kéo dài trong một tuần. Giới chức an ninh hy vọng bảo vệ được khu thương mại Santana Row và Fair Valley Mall trong những ngày tới.


Trước tình trạng vô luật pháp và phá hoại, hôi của lan tràn khắp nơi, Tổng thống Donald Trump lên án nhóm ANTIFA (anti Fascists) gây ra bạo động và cho đó là một nhóm khủng bố nội địa. Ông yêu cầu cơ quan FBI điều tra các hoạt động của nhóm.


Đây là nhóm từng hoạt động chống lại chính sách của Tổng thống Trump qua nhiều hành vi bạo động ở Oakland, Berkeley, San Francisco, Los Angeles ở California hay trên Portland ở tiểu bang Oregon. Trong những cuộc biểu tình trước đây, thành viên của nhóm luôn mặc đồ đen, đeo mặt nạ đen.


Biểu tình đã bùng lên ở cả trăm thành phố trên toàn nước Mỹ. Nhiều nơi cảnh sát không còn kiểm soát được an ninh nên đã xảy ra tình trạng vô luật pháp với xe bị đốt, cơ sở thương mại bị đập phá, hôi của.


Nhiều nơi có lệnh giới nghiêm từ tối đến sáng, hàng nghìn vệ binh quốc gia đã được lệnh sẵn sàng để bảo vệ an ninh cho khu vực.


Vì lời cứu cầu của người đàn ông da đen George Floyd: “I can’t breathe” – Tôi không thở được – không được cảnh sát viên da trắng Derek Chauvin đáp ứng, nước Mỹ đang rơi vào tình trạng nghẹt thở.


© 2020 Buivaphu



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
* Trump và MAGA Cộng Hòa lo ngại thế chiến thứ III với Nga nếu Mỹ tiếp tục trợ giúp Ukraine bảo vệ lãnh thổ chống Nga xâm lược. * Nhiều thành viên Cộng Hòa trong Quốc Hội chống các dự luật viện trợ cho Ukraine vì e ngại tổn phí của Mỹ cho chiến tranh Ukraine ảnh hưởng đến Hoa Kỳ với lạm phát cao và kinh tế trì trệ. * Từ một đảng có chính sách ngoại giao diều hâu, Đảng Cộng Hòa đã biến thành một đảng bồ câu, đặc biệt dưới thời Donald Trump, cô lập hóa nước Mỹ với thế giới. * Mục tiêu của Trump và MAGA Cộng Hòa là một nước Mỹ da trắng phát xít theo chủ nghĩa White Christian Nationalism, tương tự như chính sách dân tộc Nga của Putin...
Đảng Dân chủ có thể sẽ mất đa số trong cả hai viện của Quốc hội, nhưng đảng Cộng hòa đã không đạt được một chiến thắng vang dội như các cuộc thăm dò đã dự kiến. Kết quả này cũng làm cho cựu Tổng thống Donald Trump thất vọng và cần phải dè dặt hơn trong mọi dự định sắp tới...
Trong cuộc bầu cử vừa qua tại California, cử tri trên toàn California đã quyết định trên một số dự luật quan trọng. Mặc dầu cuộc đếm phiếu vẫn tiếp tục, kết quả hiện nay đã rõ ràng và không có dấu hiệu là bất cứ dự luật nào có thể thay đổi...
Khi mới đến Mỹ định cư, cuối thập niên 1970 tôi gặp một cựu chiến binh Mỹ từng phục vụ tại Việt Nam. Anh Mark khi đó tuổi chưa đến 30, nhập ngũ đầu thập niên 1970 theo lệnh động viên, có hai năm đóng quân ở Cần Thơ, Biên Hoà. Hết hạn nghĩa vụ, anh về làm việc ở thư viện Đại học Berkeley và tôi gặp anh ở đó, khi còn là sinh viên...
Sáu năm qua nước Mỹ đã rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài và ngày càng căng thẳng giữa hai chính đảng Dân chủ và Cộng hoà. Với việc Donald Trump được bầu làm lãnh đạo trong bầu cử tháng 11 năm 2016, Hoa Kỳ đã có một tổng thống với chủ trương dân túy, lo cho nước Mỹ trước hết, đưa nước Mỹ hùng cường trở lại. Chính sách đó làm thay đổi sinh hoạt chính trị đối nội và đối ngoại có ảnh hưởng cả thế giới...
Vào ngày 8 tháng 11 năm 2022 tới đây, các cử tri Mỹ sẽ đi bầu quốc hội vào giữa nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden và được gọi chung là Midterm Elections. Kết quả bầu cử này sẽ là thước đo về thành quả trong hai năm vừa qua và tiên đoán về triển vọng trong hai năm sắp tới của Tổng thống Joe Biden...
✱ Columbia Court: Dominion công ty sản xuất máy bầu cử đã kiện nhóm 3 bị đơn: Sidney Powell; Rudy Giuliani; và Mike Lindell về tội phỉ báng - Cả 3 xin tòa hủy vụ kiện của Dominion đòi bồi thường thiệt hại 1.3 tỷ USD. ✱ Columbia Court: Powell và Giuliani xuất hiện trên truyền hình cáo buộc Dominion có liên hệ với Venezuela. Giuliani tuyên bố rằng Dominion thuộc sở hữu của một công ty có tên là Smartmatic, được thành lập bởi ba người Venezuela để thay đổi các kết quả của cuộc bầu cử. - Dominion là một công cụ được tạo ra " để [Hugo Chávez] thực hiện vào cuộc bầu cử không bao giờ thua ” và được nhập khẩu vào Hoa Kỳ để thay đổi phiếu từ Trump sang Biden trong cuộc bầu cử năm 2020 ✱ Columbia Court: Lindell xuất hiện trên chương trình Newsmax đã tuyên bố rằng gian lận lớn nhất là máy Dominion - Chúng tôi có tất cả các bằng chứng !!! gian lận bầu cử lớn nhất trong lịch sử thế giới !!! Tội ác chống lại thế giới
✱ Axios: Sau tranh cãi với NARA về hồ sơ mật, nay lại đôi co với Thẩm phán đặc biệt do chính phía ông Trump đề cử… ✱ ABC News: NARA cho biết trong số 15 hộp hồ sơ được lấy lại 1.2022 chứa các vật phẩm được đánh dấu an ninh quốc gia được phân loại. ✱ NARA: NARA nhận được hồ sơ bao gồm giấy tờ đã bị cựu Tổng thống Trump xé bỏ - NARA tiếp tục theo đuổi việc đòi lại hồ sơ không được chuyển giao và để bảo quản một cách chính thức. ✱ Lawfare: Nhân viên trong Tòa Bạch Ốc thường phát hiện thấy những miếng giấy in làm tắc nghẽn bồn cầu- và tin rằng tổng thống đã ném những mảnh giấy đã bị xé vào bồn cầu. ✱ ABC News 5.2022: Triệu tập đại bồi thẩm đoàn để mở cuộc điều tra liên quan đến việc cựu TT Donald Trump bị cáo buộc xử lý sai các tài liệu mật, ✱ Yahoo/Fox TV/Shawn: Cựu Tổng thống Trump liệu đã bán hoặc chia sẻ tài liệu được phân loại cao cho người Nga hay cho người Ả Rập Xê Út hay những người khác không? ✱ TT Trump (2018) ký ban hành FISA Admend.Act 20.
Chỉ vài tuần sau khi bị kết tội khinh thường Quốc Hội, Steve Bannon, đồng minh lâu năm của Trump phải đối mặt với một bản cáo trạng cấp tiểu bang ở New York. Bannon đã bị buộc tội rửa tiền, gian lận và thông đồng liên quan đến âm mưu gây quỹ “We Build the Wall” ở cấp tiểu bang New York, mà trước ông đã được ân xá liên bang trong những ngày cuối cùng của Donald Trump ở Nhà Trắng...
Sau phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ lật ngược phán quyết Rose Vs Wade, làn sóng ủng hộ quyền phá thai đã lan rộng khắp Hoa Kỳ, kể cả ở những tiểu bang Cộng Hòa như Kansas. Tình hình này đã buộc một số ứng cử viên Đảng Cộng Hòa ở Cali phải dịu giọng hơn khi nói về chống phá thai.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.