Hôm nay,  

2/3 Dân Mỹ Gốc Á Theo Đảng Dân Chủ

3/18/201800:00:00(View: 4458)
Nhìn chung, người Mỹ gốc Á Châu vẫn nghiên về cánh tả (Dân Chủ). 2/3 người Mỹ gốc Á Châu xác nhận theo Đảng Dân Chủ, theo các thăm dò được thực hiện bởi APIAVote.

Sam Park và các bậc cha mẹ thuộc thế hệ thứ nhất của ông định cư tại vùng ngoại ô thành phố Atlanta – và thuộc loại bảo thủ mà có vẻ chỉ ở cánh hữu đối với một gia đình cố gắng hội nhập theo các láng giềng miền Nam trong giới trung lưu. “Khi tôi 9 hay 10 tuổi, tôi hỏi cha tôi rằng, ‘Tại sao chúng ta theo Đảng Cộng Hòa?’ Cha tôi đã trả lời rằng, ‘Bởi vì chúng ta là tín đồ Thiên Chúa,’” bây giờ ông Park nhớ lại. Nhưng 2 thập niên qua nhanh, và hoàn cảnh đã thay đổi. Mẹ của ông Park, từng là người rất bảo thủ, đã lật lại kịch bản. “Mẹ tôi đã trở thành một người Dân Chủ kiên trì. Cũng tại ông Trump. Bà thực sự, thực sự không thích ông Trump,” Park cho biết như vậy. Park nói tiếp rằng, “Và tôi nghĩ nhiều người mẹ cũng cảm thấy như vậy.”

Cử tri Mỹ gốc Việt trẻ được sống lại bởi những năm tháng của triều đại Obama, theo Genie Nguyen, là một nhân viên địa ốc tại Virginia và là người sáng lập tổ chức bất vụ lợi Voice of Vietnamese American, cho biết như vậy. Tổ chức của cô ấy đã tổ chức một cuộc hội thoại truyền thanh toàn quốc và vận động cho các chọn lựa ngôn ngữ mở rộng và dễ dàng tiếp cận các nguồn bầu cử. Kinh nghiệm của cô ấy, các cử tri Việt thuộc thế hệ thiên niên kỷ thích thú trong nền giáo dục vừa túi tiền hơn, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường, và họ đặc biệt thức tỉnh về các vấn đề di trú. “Chúng tôi cùng nhau làm việc tìm ra giải pháp,” Nguyen cho biết, “và con cái của chúng tôi phải đi học với nhiều người Mỹ gốc La Tinh: Họ là những người bạn của những người có Giấc Mơ Mỹ.”

Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, theo thăm dò bởi AALDEF kết luận rằng 84% cử tri Mỹ gốc Ấn Độ, Cam Bốt và Nam Hàn đã bỏ phiếu cho bà Clinton, và chỉ có 14% bầu ông Trump. Bà Clinton đã làm tốt nhất với các cử tri gốc Pakistan và Bangladesh – chiến thắng 96% phiếu bầu của họ. Trump đã làm tốt nhất với các cử tri gốc Việt – chỉ có 32% số phiếu bầu. Nhìn chung, 79% cử tri Mỹ gốc Á Châu được thăm dò cho biết họ đã chọn bà Clinton, và chỉ có 19% bầu cho ông Trump.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tổng Thống Donald Trump khẳng định rằng dự luật thuế mới của ông, vừa được một ủy ban quan trọng của Quốc Hội thông qua vào ngày 18 tháng 5, sẽ mang lại lợi ích cho mọi tầng lớp người dân Hoa Kỳ. Trong phát biểu ngày 1 tháng 5, Trump tuyên bố: “Luật này sẽ giúp một gia đình bình thường có thêm hàng ngàn Mỹ Kim mỗi năm.” Đúng là nhiều người sẽ thấy mình còn lại nhiều tiền hơn sau thuế. Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu phi đảng phái lại cho rằng người giàu sẽ được lợi nhiều nhất, còn những người kiếm tiền ít nhất lại có thể mất đi một phần thu nhập, nhất là khi chính phủ cắt giảm các chương trình như Medicaid và Trợ Giúp Thực Phẩm Supplemental Nutrition Assistance Program (SNAP).
Trong số 145 sắc lệnh hành pháp mà Tổng Thống Donald Trump đã ban hành, từ quy định về sức nước mạnh hay nhẹ trong vòi sen cho đến xuất cảng hải sản, có một sắc lệnh đáng chú ý. Được ký vào ngày 23 tháng 4 với tiêu đề tưởng chừng đơn giản: “Khôi Phục Bình Đẳng Cơ Hội và Trọng Dụng Tài Năng” (Restoring Equality of Opportunity and Meritocracy), sắc lệnh này lại mang tham vọng tái định hình toàn bộ luật dân quyền Hoa Kỳ. Ngay cả những người hay nghi ngại Trump cũng không khỏi giật mình nhận ra, điều quan trong lần này không chỉ là mục tiêu mà ông nhắm đến, mà còn là những chọn lựa đầy toan tính.
Chỉ sau 100 ngày đầu tiên Donald Trump trở lại làm tổng thống, người dân Mỹ giờ đây hoang mang về hướng đi của đất nước mình. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số người Mỹ đồng ý rằng Trump là "một nhà độc tài nguy hiểm"; tin rằng tổng thống đang mở rộng quyền hạn của mình, coi thường pháp quyền, đưa Hoa Kỳ đi chệch khỏi các nguyên tắc căn bản từ khi lập quốc.
Tỉ lệ chấp thuận Tổng Thống Trump suy giảm đáng kể- Trump làm kinh tế tồi tệ hơn- Đa số dân Mỹ phản đối việc cắt giảm các chương trình xã hội bao gồm Medicaid - Trong trận tái đấu giả định năm 2024, Kamala Harris dẫn trước Donald Trump.
Kể từ khi chính thức đóng cửa vào năm 1963, nhà tù Alcatraz đã trở thành một phần huyền thoại của nước Mỹ. Tọa lạc trên một hòn đảo ngoài khơi California, nơi này từng là nhà tù liên bang nổi tiếng với danh xưng “không thể vượt ngục” – bốn bề là biển cả, vừa lạnh thấu xương vừa nhiều sóng dữ. Alcatraz từng giam giữ những tên tội phạm khét tiếng nhất Hoa Kỳ, từ Al “Scarface” Capone đến George “Machine Gun” Kelly.
Trước khi trở thành Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (Democratic National Committee, DNC), Ken Martin đã dành cả đời làm việc trong đảng, qua mọi cấp độ – từ cơ sở đến trung ương. Chặng đường ấy bắt đầu với một người mà Martin luôn kính trọng: cố TNS Paul Wellstone – một chính khách cấp tiến, luôn kiên định với các lập trường táo bạo như việc phản đối cuộc chiến tại Iraq, điều từng khiến ông đối đầu với nhiều nhân vật quyền lực.
Từng là trụ cột vững chãi của hệ thống tài chánh toàn cầu, đô la Mỹ (MK, USD) nay lại khiến thị trường lo sợ. Từ khi đạt mức cao hồi giữa tháng 1, giá trị “đồng bạc xanh” của Hoa Kỳ đã lao dốc hơn 9% so với các đồng tiền mạnh khác. Điều đáng lo ngại hơn cả, là gần phân nửa đà sụt giảm này chỉ diễn ra sau ngày 1 tháng 4, dù lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm lại tăng nhẹ 0.2%.
Không những sản lượng kinh tế suy thoái, thị trường chứng khoán cũng đã giảm mạnh. Niềm tin của người tiêu dùng đã hạ xuống mức thấp nhất kể từ khi đại dịch COVID-19.
Trước khi trở thành Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (Democratic National Committee, DNC), Ken Martin đã dành cả đời làm việc trong đảng, qua mọi cấp độ – từ cơ sở đến trung ương. Chặng đường ấy bắt đầu với một người mà Martin luôn kính trọng: cố TNS Paul Wellstone – một chính khách cấp tiến, luôn kiên định với các lập trường táo bạo như việc phản đối cuộc chiến tại Iraq, điều từng khiến ông đối đầu với nhiều nhân vật quyền lực.
Hoa Kỳ từ trước đến nay vẫn luôn có một mối quan hệ phức tạp với người di dân và tị nạn, mặc cho một phần trong huyền thoại quốc gia luôn khắc họa chúng ta là một xứ sở của những người mới đến. Trong huyền thoại đó, họ — những người di dân — là một phần của chúng ta. Song song với điều đó, nước Mỹ cũng từng nhiều lần trải qua những cơn bùng phát dữ dội của tâm lý bài ngoại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.