WASHINGTON - TT Obama đã đến Kenya hôm Thứ Sáu – ông sẽ lên tiếng tại hội nghị thượng đỉnh doanh nhân toàn cầu kỳ thứ 6 họp tại Kenya, và hội đàm với TT Kenyatta về các vấn đề nhân quyền, hợp tác thương mại và an ninh.
Hội nghị thuợng đỉnh doanh nhân đầu tiên, năm 2010, đuợc tiếp đón tại thủ đô Washington.
Sau Kenya, nguyên thủ Hoa Kỳ đến Ethiopia họp và nói chuyện tại bản doanh Addis Ababa của tổ chức Liên Phi.
Kenya huy động ít nhất 10,000 cảnh sát (bằng 25% lực luợng toàn quốc) để bảo vệ an ninh thủ đô – quan ngại về an ninh nổi lên khi hãng hàng không Kenya phổ biến trên mạng lịch bay của TT Obama với nhân viên của hãng.
Trước khi TT Obama đến, 2 bên đã ký 1 sô thỏa ước hạ tầng cơ sở và đầu tư về chăm sóc sức khoẻ – phát triển mậu dịch và đầu tư sẽ là đề tài thảo luận thêm trong ngày Thứ Bảy, biến Hoa Kỳ trở thành bạn hàng quan trọng thứ nhì của Kenya, sau Liên Âu. Nhưng, tai tiếng về tham nhũng của Kenya gây quan ngại chính phủ Hoa Kỳ với đánh giá của Transparency International xếp hạng Kenya vào bậc 145 trong 175 nước đuợc thẩm định.
Các viên chức Hoa Kỳ xác nhận: các thảo luận sẽ xét tới các vấn đề dân chủ, xã hội dân sự, nhân quyền và nguyên tắc pháp trị.
TT Kenyatta tuyên bố quyền của người đồng tính không là đề tài thảo luận trong khi PTT Ruto phát biểu trong 1 thánh lễ hôm 5-7 “Đồng tính luyến ái là chống lại kế hoạch của thuợng đế”. Với Washington, quyền của người đồng tính là thuộc về nhân quyền. An ninh và chống khủng bố là trọng tâm trong các buổi hội đàm của TT Obama – khủng bố tấn công sứ quán Hoa Kỳ tại Nairobi năm 1998. TT Kenyatta từng nói về hợp tác với Hoa Kỳ để đánh lại mối đe dọa của Hồi Giáo quá khích như loạn quân al-Shabab – năm 2013, nhóm này từ lân bang Somalia tấn công thương xá sang trọng Westgate tại Nairobi gây thiệt mạng 67 người. Quân đội Kenya trợ chiến tại Somalia từ năm 2011 và tham gia lực luợng Liên Phi AMISOM để bảo vệ chính quyền trung ương Somalia đuợc quốc tế công nhân và ủng hộ.
Nhưng, al-Shabab gia tăng các hoạt động tại Kenya. Hoa Kỳ tung phi cơ không người lái không tập al-Shabab, 1 cấp chỉ huy bị diệt hồi Tháng 9-2014, và 1 thủ lãnh can dự trận tấn công Westgate bị truy sát hồi Tháng 3.
Nhà chức trách Nairobi đưa tin: TT Obama có thể gặp PTT Ruto, là nhân vật bị toà hình sự quốc tế (ICC) truy tố các tội giết người, kỳ thị, tống xuất, giúp tổ chức bạo động quy gây ra hơn 1200 tử vong và 600,000 người di tản sau cuộc bầu cử TT 2007 bị thách thức. Nhưng, viên chức Hoa Kỳ cho biết TT Obama không định tiếp ông Ruto. Hồ sơ Ruto đã bị treo và các viên chức công tố giải thích: nhân chứng bị mua chuộc, bị hù dọa hay bị giết.
Hồ sơ kiện TT Kenyatta cũng đã đuợc ICC xếp lại hồi Tháng 12. Ông này bị tố cáo các tội giết nguời, cưỡng hiếp, tống xuất, tham gia tổ chức bạo động hậu bầu cử.
Đây là lần thứ 3 từ khi làm TT, ông Obama công du châu Phi – Bạch Ốc loan báo: TT Obama định dành ra 1 thời gian riêng tư với thân quyến tại Kenya – 1 số bà con có thể dự các sinh hoạt vinh danh ông.
Trong khi đó một bản tin khác cho biết rằng TT Obama đoàn tụ với gia đình bên nội tại Kenya tối Thứ Sáu, gồm vợ kế của ông nội đi từ làng quê ra thủ đô.
Cờ 2 nước tung bay 2 bên đường chào đón nguyên thủ Hoa Kỳ đến Nairobi.
Phó giám đốc EJ Hogendoorn phụ trách châu Phi của International Crissis Group nhận xét: người Keyna không gọi ông Obama là công dân Hoa Kỳ gốc Phi Châu mà là công dân Hoa Kỳ gốc Kenya.
Hầu như ông Obama không có gắn bó với thân phụ – ông từng nói thẳng về cuộc sống thiếu bóng dáng người cha sinh quán Kenya, và ông cảm thấy “sức nặng của sự thiếu vắng đó”. Ông biết thân phụ là kinh tế gia từng va chạm TT Jomo Kenyatta vì phân cách bộ tộc và về vấn đề tham nhũng.
Cuối tuần này TT Obama hội đàm với TT Uhuru Kenyatta, là con trai của ông Kenyatta Lớn.
Bà cụ Auma Obama tin rằng thân phụ TT Obama hẳn phải hãnh diện về con trai trở lại thăm quê nội ở địa vị nguyên thủ của cường quốc Hoa Kỳ.
Hội nghị thuợng đỉnh doanh nhân đầu tiên, năm 2010, đuợc tiếp đón tại thủ đô Washington.
Sau Kenya, nguyên thủ Hoa Kỳ đến Ethiopia họp và nói chuyện tại bản doanh Addis Ababa của tổ chức Liên Phi.
Kenya huy động ít nhất 10,000 cảnh sát (bằng 25% lực luợng toàn quốc) để bảo vệ an ninh thủ đô – quan ngại về an ninh nổi lên khi hãng hàng không Kenya phổ biến trên mạng lịch bay của TT Obama với nhân viên của hãng.
Trước khi TT Obama đến, 2 bên đã ký 1 sô thỏa ước hạ tầng cơ sở và đầu tư về chăm sóc sức khoẻ – phát triển mậu dịch và đầu tư sẽ là đề tài thảo luận thêm trong ngày Thứ Bảy, biến Hoa Kỳ trở thành bạn hàng quan trọng thứ nhì của Kenya, sau Liên Âu. Nhưng, tai tiếng về tham nhũng của Kenya gây quan ngại chính phủ Hoa Kỳ với đánh giá của Transparency International xếp hạng Kenya vào bậc 145 trong 175 nước đuợc thẩm định.
Các viên chức Hoa Kỳ xác nhận: các thảo luận sẽ xét tới các vấn đề dân chủ, xã hội dân sự, nhân quyền và nguyên tắc pháp trị.
TT Kenyatta tuyên bố quyền của người đồng tính không là đề tài thảo luận trong khi PTT Ruto phát biểu trong 1 thánh lễ hôm 5-7 “Đồng tính luyến ái là chống lại kế hoạch của thuợng đế”. Với Washington, quyền của người đồng tính là thuộc về nhân quyền. An ninh và chống khủng bố là trọng tâm trong các buổi hội đàm của TT Obama – khủng bố tấn công sứ quán Hoa Kỳ tại Nairobi năm 1998. TT Kenyatta từng nói về hợp tác với Hoa Kỳ để đánh lại mối đe dọa của Hồi Giáo quá khích như loạn quân al-Shabab – năm 2013, nhóm này từ lân bang Somalia tấn công thương xá sang trọng Westgate tại Nairobi gây thiệt mạng 67 người. Quân đội Kenya trợ chiến tại Somalia từ năm 2011 và tham gia lực luợng Liên Phi AMISOM để bảo vệ chính quyền trung ương Somalia đuợc quốc tế công nhân và ủng hộ.
Nhưng, al-Shabab gia tăng các hoạt động tại Kenya. Hoa Kỳ tung phi cơ không người lái không tập al-Shabab, 1 cấp chỉ huy bị diệt hồi Tháng 9-2014, và 1 thủ lãnh can dự trận tấn công Westgate bị truy sát hồi Tháng 3.
Nhà chức trách Nairobi đưa tin: TT Obama có thể gặp PTT Ruto, là nhân vật bị toà hình sự quốc tế (ICC) truy tố các tội giết người, kỳ thị, tống xuất, giúp tổ chức bạo động quy gây ra hơn 1200 tử vong và 600,000 người di tản sau cuộc bầu cử TT 2007 bị thách thức. Nhưng, viên chức Hoa Kỳ cho biết TT Obama không định tiếp ông Ruto. Hồ sơ Ruto đã bị treo và các viên chức công tố giải thích: nhân chứng bị mua chuộc, bị hù dọa hay bị giết.
Hồ sơ kiện TT Kenyatta cũng đã đuợc ICC xếp lại hồi Tháng 12. Ông này bị tố cáo các tội giết nguời, cưỡng hiếp, tống xuất, tham gia tổ chức bạo động hậu bầu cử.
Đây là lần thứ 3 từ khi làm TT, ông Obama công du châu Phi – Bạch Ốc loan báo: TT Obama định dành ra 1 thời gian riêng tư với thân quyến tại Kenya – 1 số bà con có thể dự các sinh hoạt vinh danh ông.
Trong khi đó một bản tin khác cho biết rằng TT Obama đoàn tụ với gia đình bên nội tại Kenya tối Thứ Sáu, gồm vợ kế của ông nội đi từ làng quê ra thủ đô.
Cờ 2 nước tung bay 2 bên đường chào đón nguyên thủ Hoa Kỳ đến Nairobi.
Phó giám đốc EJ Hogendoorn phụ trách châu Phi của International Crissis Group nhận xét: người Keyna không gọi ông Obama là công dân Hoa Kỳ gốc Phi Châu mà là công dân Hoa Kỳ gốc Kenya.
Hầu như ông Obama không có gắn bó với thân phụ – ông từng nói thẳng về cuộc sống thiếu bóng dáng người cha sinh quán Kenya, và ông cảm thấy “sức nặng của sự thiếu vắng đó”. Ông biết thân phụ là kinh tế gia từng va chạm TT Jomo Kenyatta vì phân cách bộ tộc và về vấn đề tham nhũng.
Cuối tuần này TT Obama hội đàm với TT Uhuru Kenyatta, là con trai của ông Kenyatta Lớn.
Bà cụ Auma Obama tin rằng thân phụ TT Obama hẳn phải hãnh diện về con trai trở lại thăm quê nội ở địa vị nguyên thủ của cường quốc Hoa Kỳ.
Gửi ý kiến của bạn