Hôm nay,  

Tướng Mỹ: Phi Cơ Robot Vô Dụng Trong Tác Chiến

21/09/201300:00:00(Xem: 4385)
WASHINGTON - Phi cơ không người lái (UAV) dùng trong các hoạt động do thám, tìm và diệt khủng bố là hầu như vô dụng trong môi trường tác chiến, theo đánh giá của Tướng không quân Mike Hostage.

Ông nói: 1 phi đội MQ-1 Predator hay MQ-9 Reaper không ngang sức 1 chiến đấu cơ phản lực bay cao hơn và nhanh hơn như Hoa Kỳ dùng trong các phòng thủ không phận căn bản khắp thế giới.

Tướng Hostage tuyên bố tại 1 phiên họp của Air Force Association "Predator và Reaper là vô dụng trong môi trường bị thử thách", theo tường thuật của Foreign Policy. Ông giải thích "Cho đến nay, tôi không đưa Predator hay Reaper tới không phận eo biển Hormuz nếu không có chiến đấu cơ bảo vệ".

Tuần này, không quân tiết lộ: chiến đấu cơ F-22 đã nghênh cản 1 chiếc F-4 Phantom của Iran áp sát 1 Predator trên không phận Hormuz mấy tháng trước. Hồi cuối năm 2012, chiến đấu cơ Iran bắn 1 Predator cũng tại vùng này, và không trúng đích.


Trươc đây, Ngũ Giác Đài dự định huy động 65 đội UAV tuần tiễu, mỗi đội 4 chiếc, bay khắp thế giới trong năm nay - nhưng, không quân hoài nghi về hiệu quả của UAV có khả năng hạn chế.

Theo lời Tướng Hostage, không quân khuyến cáo: đó không là cơ cấu mà Hoa Kỳ cần hay có thể thực hiện trong tình thế mà các hoạt động tăng tiến của đối phương có thể đối đầu.

1 viên chức không quân khác gợi ý tương tự, là sau khi triệt thoái tại Afghanistan, nơi UAV có thể tung hoành, không quân nên thay thế phi cơ không người lái bằng phi cơ tàng hình.

Theo Tướng 3 sao Bob Otto của tình báo không quân, nên đầu tư vào UAV có khả năng hữu hiệu hơn chống lại các mục tiêu đuợc phòng thủ kiên cố.

Tướng Hostage nói thêm: không quân Hoa Kỳ cần có phi cơ trinh sát mới vào đầu thập niên 2020, để đi trước Nga và Trung Quốc, là 2 phe đang phát triển và định xuất cảng phi cơ tàng hình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hầu hết người Mỹ đều nói rằng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo đang lớn dần và trở thành mối quan ngại đáng sợ của đất nước. Chính vấn đề nhạy cảm
Trong một bài báo mới đây của Nicole C. Brambila, dòng di dân lậu đã bơm vào nền kinh tế quận Riverside gần 1.5 tỉ đô hàng năm trong khi chỉ phải trả có 32 xu
Bản phúc trình quốc hội Hoa Kỳ cảnh cáo rằng Bộ Ngân Khố Mỹ phải cải thiện hơn việc hợp tác các sở để quan sát các hoạt động tình nghi rửa tiền. Bản phúc trình của cơ quan kiểm toán
Tưng bừng múa lân trong lễ hội Đặt Tên Trung Hoa cho cô gấu trúc panda được 100 ngày tuổi tại Sở Thú Atlanta hôm 15-12-2006. Tên gấu trúc này là Mei Lan, có nghĩa là "Atlanta Beauty"
Nghiên cứu này do Đại Học Southampton thực hiện trong 20 năm, dựa trên 8,000 người tình nguyện, nói rằng ở tuổi 10, các em được thử nghiệm được xác định
Bắt đầu Lễ Hội Ánh Sáng tại California, Thống Đốc Arnold Schwarzenegger đã cùng với các lãnh tụ
Hawai là nơi tỷ lệ xài xăng dầu cao nhứt thế giới. Gấp đôi Mỹ lục địa, gấp 4 Au châu và 28 lần nhiều hơn người Trung Quốc. Dễ hiểu vì là một tiểu bang Mỹ nằm giữa Thái Bình Dương
Quảng cáo là một ngành hốt bạc ở Mỹ. Bầu cử quảng cáo. Buôn bán quảng cáo. Cái gì cũng quảng cáo. Nhưng người làm quảng cáo là những người lương lớn hơn
Giữa 2004 và 2005, dòng di dân từ 49 tiểu bang khác chạy vào Cali bằng nhiều cách. Dữ liệu của Bộ Tài Chính tiểu bang cho thấy lần đầu tiên trong thập niên này, nhiều người rời Cali
Chủ nghĩa toàn cầu hóa kinh tế đã được những kinh tế gia, học giả hết lòng ca ngợi rất nhiều năm. Lợi đâu chưa thấy, thực tế phũ phàng đã rõ ràng ở Mỹ: người lao động Mỹ được trả lương
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.