Hôm nay,  

12 Nghiệp Đoàn Sẽ Tẩy Chay Đại Hội Đảng Dân Chủ 2012

05/09/201100:00:00(Xem: 3785)
12 Nghiệp Đoàn Sẽ Tẩy Chay Đại Hội Đảng Dân Chủ 2012; Obama Và Đảng Dân Chủ Mất Hậu Thuẫn Của Công Đoàn

WASHINGTON - Trong năm qua, các nghiệp đoàn bị lôi kéo vào 1 cuộc đấu tranh vì sự sống còn tại Wisconsin, Ohio và tại các tiểu bang khác, nơi các nhà lập pháp CH hạn chế quyền thương luợng của tập thể.
Ngoài ra, các thủ lãnh công đoàn than thở rằng ông TT mà họ vận động để bầu không chú tâm đủ mức để tạo ra việc làm và làm những kế hoạch can đảm để đoàn viên của họ trở lại làm việc. Chủ tịch Larry Hanley của Amalgamated Transit Union nói "Ông Obama vận động ồn ào, nhưng làm việc bé nhỏ". Nghiệp đoàn vẫn là cốt lõi trong cử tri DC - các thủ lãnh nghịệp đoàn sẽ xuất hiện cùng với TT Obama trong buổi lễ Labor Day tại Detroit, nơi ông Obama nói chuyện với họ trong cuộc tuần hành hàng năm vào ngày Thứ Hai 5-9.
Trong khi đó, các nghiệp đoàn bắt đầu chuyển tiền tài trợ ra khỏi các hoạt động tranh cử của đảng DC theo cách giận giữ để làm đảo ngược hay hạn chế các biện pháp của đảng CH có thể xoá sạch phong trào nghiệp đoàn.
Chủ tịch Richard Trumka của tổng công đoàn AFL-CIO nói đó là 1 phần trong chiến lược xây dựng 1 tiếng nói độc lập tách rời đảng DC.
Từ đầu năm nay, các tặng góp của công đoàn giúp các ứng viên liên bang đã sút giảm 40% so với năm 2009, theo kết quả khảo sát của Center for Responsive Politics. Trong tháng qua, 12 nghiệp đoàn loan báo sẽ tẩy chay đại hội toàn quốc của đảng DC trong năm tới. Phó chủ tịch của cơ quan cấp tiến Economic Policy Institute nhận xét "Quả lắc đã vung quá xa - tôi nghĩ trong năm tới tất cả các nghiệp đoàn hy vọng giữ cho những điều xấu không xẩy ra, và có càng nhiều càng tốt kế hoạch phát triển việc làm".
Ở Wisconsin, công đoàn thất bại trong cuộc vận động truất chức các nghị sĩ của đảng CH để giành quyền kiểm soát Thượng Viện - giờ đây, họ chi bạc triệu để thắng cuộc trưng cầu dân ý Tháng 11 để rút lại luật hạn chế quyền thương luợng tập thể tương tự Ohio. Khác hẳn sự lạc quan buổi đầu khi TT Obama mới nhậm chức, họ hy vọng Hạ Viện dưới quyền chi phối của đảng DC có thể làm luật cho phép nghiệp đoàn tổ chức công nhân dễ dàng hơn. Nghiệp đoàn càng thấy bất mãn hơn khi luật y tế cải tổ không bao gồm chương trình bảo hiểm do chính phủ điều hành - tiếp đó, chính phủ Obama lại cho gia hạn giảm thuế với nhà giàu từ thời TT Bush.

Tuy vận động tranh cử với đề tài tăng mức luơng tối thiểu, ông Obama chưa đụng chạm đến vấn đề ấy từ ngày nhậm chức - trước đây hưá sẽ cùng công nhân xuống đường đình công nếu quyền lợi của họ bị đe dọa, nhưng ông Obama từ chối lời mời đến Wisconsin, nơi hàng ngàn công nhân biểu tình phản đối luật hạn chế quyền thương lượng tập thể của nghiệp đoàn. Ông đã đem đến những thắng lợi nhỏ hơn mà không phải thông qua Lập Pháp, như ban quyền thương lượng tập thể hạn chế cho 44,000 nhân viên kiểm soát an ninh với hành khách ở sân bay. HĐ Quan Hệ Lao Động (NLRB) và các cơ quan có những viên chức do TT Obama bổ nhiệm đã tạo điều kiện cho nghiệp đoàn tổ chức công nhân tại các hãng hàng không, công ty đường sắt và kỹ nghệ bảo hiểm y tế. NLRB bị đảng CH "đánh" sau khi nộp đơn kiện tố cáo hãng Boeing lập xưởng ở South Carolina để trả thù công nhân tiểu bang Washington.
Công đoàn hoang mang hơn nữa khi chủ tịch Trumka tố cáo ông Obama làm việc với Tea Party về kiểm soát thiếu hụt ngân sách thay vì tìm kiếm kế hoạch tạo việc làm. Nghiệp đoàn và các tổ chức cấp tiến muốn ông Obama vận động 1 kế hoạch kích cầu hàng trăm tỉ MK - nếu chủ trương ấy bị bác tại Hạ Viện do đảng CH kiểm soát, họ muốn ông chứng tỏ uy thế lãnh đạo và giữ vững lập trường về các chi tiêu kích cầu. Điều đó khó xẩy ra. Vì ngân sách bị hạn chế và trần nợ công, ông Obama đuợc trông đợi đề nghị 1 gói kích cầu nhỏ hơn nhiều 787 tỉ đã thông qua năm 2009.
Kế hoạch kinh tế của ông Obama sẽ gồm gia hạn giảm thuế luơng, gia hạn trợ cấp thất nghiệp, tài trợ các dự án hạ tầng cơ sở, và các sáng kiến giúp doanh nghiệp tuyển dụng công nhân.
Bộ trưởng lao động Hilda Solis bênh vực ông Obama, rằng chính phủ đã thiết lập nhiều chuơng trình để tạo việc làm, gia hạn bảo hiểm thất nghiệp, cứu nguy kỹ nghệ xe hơi, và rằng đó là ưu tiên từ ngày đầu.
Tại các tiểu bang, nghiệp đoàn đối dầu nhiêàu thach thức. Tại Wisconsin, dân biểu CH Robin Vos nói những khoản tiền lớn do các thế lực hậu thuẫn nghiệp đoàn chi tiêu trong các cuộc bầu cử truất phế cho thấy rằng quyền lực chính trị đuợc bảo vệ, không vì quyền của công nhân.
Ở Ohio, công đoàn hy vọng thắng cuộc trưng cầu dân ý Tháng 11 để bãi bỏ luật về quyền thương lượng của công đoàn đã thông qua QH hồi đầu năm - trường đại học Quinnipac tổ chức khảo sát nhận thấy 56% cử tri muốn thu hồi luật mới về quyền thương lượng tập thể. 32% nói nên duy trì.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chàng sinh viên Hoa Kỳ Michael Phillips 24 tuổi bị bắt cóc ở thị trấn Nablus thuộc Tây Ngạn trong ngày hôm Thứ Tư đã được trả tự do - nguồn tin Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho biết nhóm bắt cóc
Cư dân California 28 tuổi Adam Gadhan có thể bị kết án tử hình về tội phản bội - tội phản bội chỉ mới dùng đến vài chục lần trong lịch sử Hoa Kỳ và chưa lần nào kể từ thế chiến 2. Cáo trạng của
Ông Bayan Elashi, 1 cựu viên chức của công ty máy điện toán Richardson, đã bị kết án 7 năm tù vì âm mưu giúp rửa tiền cho 1 nhân vật Hamas, là Mousa Abu Marzook - ông Elashi bị truy tố
TT Bush không ngưng bài diễn văn về năng lượng trong khi 1 số cư dân St Louis hò hét để phản đối - có tiếng phụ nữ hô lớn "Hãy Rút Khỏi Iraq Ngay". TT Bush chỉ nhìn thoáng qua phía
TT Bush nhắc lại rằng Hoa Kỳ đang lâm chiến, và nói an ninh của Hoa Kỳ hiện nay là vững hơn 5 năm trước, nhưng còn nhiều việc phải làm - trong buổi nói chuyện với 1 nhóm sĩ quan và cac nhà ngoại giao tại thủ đô, TT Bush nêu ra cac chi tiết trong 1 báo cáo mới về cac tiến triển của nỗ lực truy diệt khủng bố - theo báo cáo này, đánh khủng bố
LOS ANGELES (ASIANJOURNAL.COM) - Theo một cuộc thăm dò ý kiến bằng nhiều ngôn ngữ với các nhóm dân thiểu số, kết quả cho thấy rằng quý vị cha mẹ thuộc các nhóm dân thiểu số ở California đặt vấn đề học vấn của con cái lên hàng đầu. Trong cộng đồng người Mỹ gốc Á, một tỷ lệ rất cao - 90%
Theo Văn Phòng Thống Kê Dân Số, ở California, có 42.3% trong tổng số dân California không nói tiếng Anh tại nhà. Hơn 28% nói tiếng Tây Ban Nha (Spanish). 1/5 dân California cho biết là họ nói tiếng Anh "kém thông thạo" ("less than very well").Dưới đây là một vài dữ kiện về vấn đề
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.