Hôm nay,  

Mỹ: 50 Triệu Để Giúp Nhân Quyền Thế giới Mỹ: TQ, Miến Điện, VN là sát thủ nhân quyền

09/04/201100:00:00(Xem: 2801)

Mỹ: 50 Triệu Để Giúp Nhân Quyền Thế giới

Mỹ: TQ, Miến Điện, VN là sát thủ nhân quyền

WASHINGTON (VB) -- Hoa Kỳ nhấn mạnh đến việc Trung Quốc, Kampuchia, Miến Điện và Việt Nam là những quốc gia châu Á có thành tích nhân quyền u ám nhất trong năm 2010. Bản tin đaì VOA hôm Thứ Sáu 8-4-2011 đã viết như trên.

Tuy nhiên, chưa có thông tin nào về viễn ảnh VN có sẽ bị đưa vào danh sách các nước quan tâm CPC hay không.

VOA ghi nhận rằng, trong phúc trình hàng năm về nhân quyền của Bộ Ngoại giao, Hoa Kỳ nhắc đến những nỗ lực ngày càng tăng của Trung Quốc trong việc hạn chế tự do ngôn luận và làm im lặng những tiếng nói độc lập chính trị.

VOA nói rằng, phúc trình cũng ghi nhận việc Miến Điện vẫn giam giữ những nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ, sự tàn bạo gây chết người của lực lượng an ninh Kampuchia và việc Việt Nam đàn áp những người bất đồng chính kiến và tự do báo chí.

Phúc trình cũng nói việc đánh giá của họ về Bắc Triều Tiên bị ảnh hưởng bởi sự thiếu những nguồn tin độc lập nhưng ghi nhận là Bình Nhưỡng tiếp tục bắt người tùy tiện, gồm cả những người bị nghi ngờ phạm tội chính trị.

Một ngoại lệ tích cực trong danh sách là Indonesia vì phúc trình Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy việc tôn trọng nhân quyền được cải thiện tại nước này.

Tại Trung Quốc, chính phủ càng ngày càng nhắm vào những luật sư, các nhà hoạt động, các blogger và nhà báo, cùng lúc với chuyện hạn chế Internet. Phúc trình nói nhà cầm quyền gia tăng biện pháp đưa đi mất tích, giam giữ tại gia và cầm giữ tùy tiện. Trung Quốc cũng tiếp tục đàn áp văn hóa và truyền thống của những người Tây Tạng và những người ở phía tây.

Tại Miến Điện, quân đội tiếp tục hãm hiếp và tra tấn thường dân tại những vùng của người sắc tộc thiểu số trong khi chính phủ vẫn kiểm soát chặt chẽ các nhà sư Phật giáo. Phúc trình cũng nhận thấy Miến Điện vẫn còn tuyển mộ lính trẻ em và buôn người.

Chính phủ Việt Nam tiếp tục bắt giữ những nhà hoạt động chính trị xuyên qua một hệ thống tư pháp bị ảnh hưởng chính trị và tham nhũng. Việt Nam còn hạn chế tự do Internet.

Theo phúc trình này, lực lượng an ninh Kampuchia giết người mà không bị trừng phạt. Các nhà quan sát nhân quyền trong nước cũng nêu lên những trường hợp bắt giữ tùy tiện, gia hạn thời gian giam giữ trước khi xét xử và bóc lột trẻ em trong lực lượng lao động.

Nghiên cứu hàng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ bao gồm tình trạng nhân quyền của 194 quốc gia trên thế giới.

Mặt khác, đài RFI từ Paris cho biết rằng Hoa Kỳ đang huấn luyện các nhà hoạt động nhân quyền trên mạng.

Bản tin RFI nói rằng, từ hai năm nay, chính phủ Mỹ đã dành ra 50 triệu đôla để phát triển các công nghệ, nhằm bảo vệ những nhà hoạt động dân chủ khỏi nguy cơ bị chính phủ nước họ bắt giữ và truy tố. Hoa Kỳ cũng đã tổ chức các khóa huấn luyện cho khoảng 5.000 nhà hoạt động từ nhiều nước trên thế giới.

Cách đây sáu tuần, các nhà hoạt động nhân quyền từ Tunisia, Ai Cập, Syria và Liban đã tham gia một trong những khóa huấn luyện của Mỹ và họ đã hứa, khi trở về nước sẽ truyền bá lại những kiến thức đó cho những người khác.

Theo giải thích của các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, một trong những công nghệ đang được phát triển, được đặt tên là «tín hiệu báo động», giúp cho các nhà hoạt động, trong trường hợp bị bắt giữ, có thể xóa ngay khỏi điện thoại di động danh sách tên tuổi địa chỉ những người có liên hệ. Như vậy, cơ quan an ninh sẽ không thể truy bắt luôn những người khác.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ đã tài trợ cho các công ty tư nhân, đa số là công ty Mỹ, để phát triển hàng chục công cụ nhằm vượt qua màng lưới kiểm duyệt do một số chính phủ lập ra. Theo lời một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, một trong những công cụ này đã tỏ ra rất hữu ích tại Iran và đã trở nên phổ biến khắp vùng Trung Đông, nhưng ông từ chối tiết lộ tên của các công cụ đó, để không gây nguy hiểm cho những người có liên hệ.

Nói chung, Hoa Kỳ trang bị cho các nhà hoạt động nhân quyền những công nghệ giúp họ vượt qua những bức tường lửa trên mạng, bảo mật những tin nhắn qua điện thoại di động và chống lại những vụ tấn công tin học vào những trang web, trang blog của họ.

Theo lời thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đặc trách nhân quyền, Michael Posner, « đây cũng giống như trò đuổi bắt, các chính phủ liên tục sử dụng những công nghệ mới để bịt miệng những nhà bất đồng chính kiến. Chúng tôi thì cố đi trước một bước bằng cách hỗ trợ về mặt công nghệ, đào tạo và ngoại giao để người dân những nước đó được tự do bày tỏ quan điểm của mình.»

Tuy nhiên, bản tin RFI không nói gì về Hoa Kỳ đã huấn luyện được bao nhiêu nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam về các công nghệ như trên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ hôm Thứ Bẩy, bão mùa đông đưa tới vùng giữa nước Mỹ mưa lạnh và băng, gây mất điện nhiều nơi, đóng cửa các xa lộ và phi trường - bão được dự báo kéo dài
Ngũ Giác Đài và CIA (với mức độ nhẹ hơn) đang sử dụng quyền lực ít ai biết tới để nhòm ngó trương mục ngân hàng và thành tích tín dụng của hàng trăm người bị tình nghi
Hỏa hoạn phát sinh tại 2 nhà thờ Baptist vào lúc sáng sớm chủ nhật và 1 vụ đột nhập nhà thờ được khám phá - nhà chức trách không nói là có kẻ âm mưu đốt nhà. Nhưng
Bảo hiểm Blue Cross, hãng có nhiều khách hàng nhứt ở Cali và kể cả hãng Blue Shield, PacifiCare Health Systems Inc. and Health Net Inc đang làm chuyện đó
Có nhiều bác sĩ Phi Luật Tân di cư sang Mỹ để làm việc, với hy vọng kiếm được nhiều tiền hơn. Nhiều người, trước đây từng là bác sĩ giỏi ở Phi Luật Tân, đã phải làm y tá ở Mỹ.
Tiếng Quảng so với tiếng Quan Thoại giông giống như tiếng Tây Ban Nha so với tiếng Pháp. Tiếng Anh là tiếng được nhiều nước dùng nhứt thế giới, nhưng so với số người thì chỉ chiếm 10%
Mới đây, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã cảnh cáo các nhân viên nhà thầu của mình về nguy cơ xuất hiện một loại hoạt động gián điệp mới như trong các phim Hollywood
Tấm ảnh phổ biến bởi Florida Keys News Bureau cho thấy các thương phế binh Mỹ từ chiến trường Iraq và Afghanistan đang dùng tay quay bánh xe chạy đua băng dọc cầu Seven Mile Bridge
Năm ngoái, số việc làm đòi hỏi bằng tiến sĩ tăng đến 1,030 - lần đầu tiên con số này lên đến hơn 1,000. Tuy nhiên, số người tốt nghiệp tiến sĩ giảm từ 975 xuống còn 924
Tuần rồi một nhóm nghiên cứu sinh viên trường Đại học Duke và Berkley School of Information của University of California đã ấn hành một bản nghiên cứu lần đầu tiên về sự quan trọng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.