Hôm nay,  

Theo Nghiên Cứu AREAA-UCLA: Mỹ Gốc Á Mất Nhiều Địa Ốc...

20/01/201100:00:00(Xem: 3385)
Theo Nghiên Cứu AREAA-UCLA: Mỹ Gốc Á Mất Nhiều Địa Ốc...; Số Người Có Nhà Không Tăng Sau Khủng Hoảng Xiết Nợ Nhà

LOS ANGELES (Ngày 19, Tháng Giêng 2011)– Theo một nghiên cứu mới đây của Hiệp Hội Địa Ốc Gốc Á Tại Hoa Kỳ (AREAA) và Trung Tâm Nghiên Cứu Người Mỹ Gốc Á thuộc đại học UCLA, thì những người có nhà trong cộng đồng Mỹ gốc Á và dân Đảo Thái Bình Dương đã chịu thiệt hại lớn lao nhất về tích sản địa ốc sau cuộc khủng hoảng xiết nợ nhà (foreclosure) xảy ra trên toàn quốc, ngay cả khi họ có mức lợi tức khá.
Trong khi số người Mỹ gốc Á có nhà đã gia tăng trong thời khoảng 2005 tới 2007 từ 59 phần trăm lên tới 60.3 phần trăm, thì cuộc nghiên cứu cho thấy cơn khủng hoảng xiết nợ nhà trên toàn quốc đã xóa sạch cái mức cải thiện khiêm tốn ấy vào năm 2008, đưa số người có nhà trong cộng đồng Mỹ gốc Á xuống 59 phần trăm vào năm 2009.
Ông Kenneth Li, Chủ Tịch AREAA, phát biểu, "Mức gia tăng ban đầu về số người Mỹ gốc Á làm chủ nhà đã tiêu tan trong cuộc suy thoái địa ốc hiện nay, đồng thời nó cũng khiến họ đối diện những rủi ro tài chánh lớn lao hơn vì nhà mất tích sản (equity)".
Bà Melany De la Cruz-Viesca, phụ tá giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Người Mỹ Gốc Á Đại Học UCLA, cho biết, "Nghiên cứu vẫn còn hạn chế về tình cảnh của người Mỹ gốc Á trong cuộc khủng hoảng xiết nợ nhà sau đó, nhưng những đánh giá sơ khởi và bằng chứng chưa đầy đủ cho thấy họ mất mát khá nhiều. Đặc biệt đáng ngại là sự mất mát về tích sản địa ốc mà hiện nay nhiều người Mỹ gốc Á có nhà đang phải đối diện."
Giá trị trung bình một căn nhà do người Mỹ gốc Á làm chủ đã giảm từ đầu cuộc khủng hoảng xiết nợ nhà năm 2007 sang đến năm 2009. Sự mất giá về tài sản địa ốc của người Mỹ gốc Á trong thời khoảng 2007 và 2009 là -$42,900, đối với người bản xứ Hawaii và gốc Đảo Thái Bình Dương (NHPI) thì con số mất mát là -$47,000. So sánh những con số này với trị giá tích sản mất mát trên toàn quốc trong cùng thời gian ấy là - $9,100. Phần lớn sự khác biệt về mất mát tích sản có thể giải thích là do việc người Mỹ gốc Á và gốc NHPI tập trung rất cao ở những vùng địa dư mà sự suy thoái địa ốc trầm trọng hơn những vùng khác trên toàn quốc.
Ông Li nói, "Khám phá này một lần nữa củng cố mối quan ngại mà AREAA đã nêu lên từ lâu là người Mỹ gốc Á bị bong bóng địa ốc tác động không cân xứng do dân số tập trung trong những thị trường như Los Angeles, Chicago và New York, là những nơi mà chi phí nhà ở vốn cao." Một yếu tố khác nữa ảnh hưởng tới số người làm chủ nhà trong cộng đồng AAPI là trở ngại đáng kể về ngôn ngữ. Theo kết quả nghiên cứu thì, "không nói giỏi tiếng Anh, đó vẫn là một trở ngại đáng kể, nếu không muốn nói là trở ngại đáng kể nhất, đối với việc sở hữu nhà cửa trong cộng đồng người Mỹ gốc Á." Cuộc nghiên cứu cho thấy 71 phần trăm người Mỹ gốc Á nói một thứ tiếng khác không phải tiếng Anh tại nhà mình, so với 20 phần trăm trên tổng dân số toàn quốc. Thêm nữa, dữ liệu năm 2009 cho thấy 32 phần trăm người Mỹ gốc Á "nói tiếng Anh chưa được rất giỏi", so với 9 phần trăm trên tổng dân số toàn quốc.

Ông Li phát biểu, "Điều này thể hiện đặc biệt rõ ràng khi người AAPI làm đơn xin được giảm bớt nợ nhà (loan modification). Cuộc khảo cứu này càng nhấn mạnh sự cần thiết cho cộng đồng AAPI, cùng với những đối tác trong ngành của chúng ta, phải có những sáng kiến tạo ra một chuyển biến thật sự nhằm giải quyết trở ngại ngôn ngữ tiến tới việc sở hữu địa ốc vững bền."
Cuộc khảo cứu đã cho thấy những thói quen về sở hữu nhà trong các cộng đồng Mỹ gốc Á, và cung cấp một bức tranh đa dạng về tình trạng khủng hoảng xiết nợ nhà và khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng tới người Mỹ gốc Á ra sao. Trong khi cuộc khảo cứu cho thấy người Mỹ gốc Á có lợi tức trung bình cao hơn nhiều so với tổng dân số ($73,745 cho người Mỹ gốc Á so với $61,021 cho tổng dân số), thì nó cũng cho thấy người Mỹ gốc Á vẫn còn đi theo sau tổng dân số về số người có nhà (59% người Mỹ gốc Á so với 65.9% tổng dân số).
Theo cuộc tổng kiểm kê dân số năm 2008, người Mỹ gốc Á chiếm 5 phần trăm tổng dân số. Các cộng đồng sắc dân Mỹ gốc Á có tỷ lệ sở hữu nhà cao hơn tỷ lệ tổng số người Mỹ gốc Á là người Việt (64%), người Phi (64%), người Lào (63%), người Nhật (62%) và người Hoa bao gồm cả Đài Loan (62%).
Trong các cộng đồng sắc dân Mỹ gốc Á, số người nói tiếng Anh chưa được giỏi lắm bao gồm người Việt (60%), Đại Hàn (59%), Hoa (56%) và Cambodia (55%). Những khám phá của cuộc nghiên cứu càng nhấn mạnh thêm sự đa dạng trong dân chúng, với nhiều nhóm sắc dân, văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo khác biệt, mỗi nhóm lại có một lịch sử và kinh nghiệm riêng.
Xin vào mạng của AREAA tại www.areaa.org để đọc toàn bộ văn bản của cuộc nghiên cứu "Báo Cáo Theo Dấu Những Người Làm Chủ Nhà trong Cộng Đồng Mỹ Gốc Á: Phân tích toàn quốc Hoa Kỳ, California, New York, Texas và Một Số Khu Thị Tứ Chọn Lựa" do Melany De LaCruz-Viesca và Brian Chiu thực hiện.
Được thành lập từ năm 2003, AREAA là một tổ chức ngành nghề chuyên nghiệp toàn quốc, hết lòng với việc lấp đầy khoảng cách về số người có nhà trong cộng đồng người Mỹ gốc Á Châu Thái Bình Dương (APA).
AREAA ủng hộ lập trường trên toàn quốc là làm giảm bớt những rào cản dẫn đến việc sở hữu nhà ở mà hiện nay cộng đồng APA đang phải đối diện, đồng thời nhắm tới việc nâng cao các cơ hội làm ăn cho những người hành nghề chuyên nghiệp trong lãnh vực địa ốc và nợ tiền mua nhà để có thể phục vụ một cộng đồng ngày càng lớn mạnh./.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người dẫn chương trình “Fox News Sunday,” Bret Baier đã hỏi ông Hogan rằng liệu ông có tin rằng Đảng Cộng hòa có thể giành chiến thắng vào năm 2024 nếu ông Trump là ứng cử viên hay không. Và ông Hogan đã trả lời rằng “Tôi nghĩ rằng điều đó sẽ có hại cho đảng, cho cựu Tổng thống Trump và cho cả đất nước. Vì vậy, tôi không nghĩ ông ấy sẽ tái tranh cử, và lời khuyên của tôi là ông ấy không nên tái tranh cử.”
Dự luật sẽ chi hàng trăm tỷ đô la để giúp hàng triệu gia đình có trẻ em, xây các trường mầm non miễn phí và hỗ trợ chăm sóc trẻ em. Hơn 500 tỷ USD cho các khoản giảm thuế và chi tiêu nhằm hạn chế lượng khí thải carbon. Đây được cho là khoản chi liên bang lớn nhất từ trước đến nay để chống lại biến đổi khí hậu. Các điều khoản khác bao gồm việc hạn chế tăng giá thuốc bán theo toa, mang tới lợi ích cho những người nhận Medicare và hỗ trợ người già, nhà ở và đào tạo việc làm. Gần như tất cả số tiền là từ tiền thuế thu từ những người giàu có và các tập đoàn lớn. Trưởng phòng báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki đã gọi thông báo của Manchin là “một sự đổi chiều đột ngột và không thể giải thích” và “vi phạm cam kết của ông ấy” với Tổng thống Biden và các Đảng Viên Dân Chủ trong Quốc hội.
Số điện thoại cầm tay mà tin nhắc được gửi đi từ đó, có được từ một người hiểu biết về cuộc điều tra, xuất hiện trong các dữ liệu được ghi danh với tên James Richard Perry của Texas, là tên đầy đủ của cựu thống đốc. Số điện thoại đó cũng được liên kết với dữ liệu thứ hai được ghi danh là địa chỉ email của Bộ Năng Lượng liên kết với Perry khi ông còn là bộ trưởng. Khi kể các sự kiện này, người phát ngôn đã không giải thích.
Palmer cho biết trong một lá thư viết tay gửi cho chánh án rằng ông cảm thấy bị phản bội bởi Trump và các đồng minh của ông là những người tuyên truyền các lý thuyết âm mưu. “Những người ủng hộ Trump đã bị dối gạt bởi những người mà vào lúc đó có quyền lực rất lớn,” theo ông đã viết trong lá thư. “Họ đã tiếp tục tung ra các câu chuyện sai sự thật về một cuộc bầu cử bị đánh cắp và ‘nhiệm vụ của chúng tôi’ là làm cách nào để đứng lên chống lại chính thể chuyên chế.” Palmer nói rằng thật là bất công rằng ông đã bị trừng phạt rất nặng nề trong khi những kẻ đầu sỏ thì không bị ngồi tù.
“Ông Waldron được cho là đã đóng một vai trò trong việc thúc đẩy các tuyên bố gian lận bầu cử và truyền tải các chiến lược tiềm năng trong việc lật ngược kết quả của cuộc bầu cử năm 2020. Ông ấy dường như cũng có những trao đổi với các quan chức trong Tòa Bạch Ốc Trump và Quốc hội trong những tuần trước khi xảy ra vụ bạo loạn ngày 6 tháng 1,” Dân biểu Bennie Thompson cho biết trong một tuyên bố.
Cơ Quan Giám Sát Thực Phẩm và Thuốc Men (FDA) đã mở rộng quyền tiếp cận loại thuốc phá thai Mifepristone, cho phép bệnh nhân nhận thuốc qua đường bưu điện thay vì phải đến trực tiếp các nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, theo trang TheHill đưa tin ngày Thứ Năm, 16 tháng 12 năm 2021.
Lowentha, 80 tuổi, là cây đại thọ trong cơ chế chính trị tại Long Beach, hôm Thứ Tư nói rằng ông đã quyết định không theo đuổi nhiệm kỳ khác trong Hạ Viện Hoa Kỳ để ông có thể dành thời gian cho việc tự chăm sóc mình và với gia đình ông, gồm 4 người cháu. Nhiệm kỳ của ông sẽ kết thúc vào tháng 1 năm 2023 khi Quốc Hội Mới tuyên thệ nhậm chức. “Đã tới lúc để dành thời gian nhiều hơn cho bản thân và gia đình và vui hưởng cuộc sống và không bị nhiều áp lực,” theo ông Lowenthal cho biết. “Tôi thường xuyên bị áp lực.”
Đầu tháng này, Nhà kinh tế trưởng của ADP, Nela Richardson cho biết thị trường chứng khoán mạnh cùng với giá nhà tăng cao “đã mang lại cho một số người có thu nhập cao các lựa chọn. Chúng tôi đã thấy một phần lớn lực lượng lao động thuộc thế hệ Boomer quyết định về hưu.” Khi đánh giá sự phục hồi việc làm, các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống, nhưng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động vẫn không được cải thiện với tốc độ tương tự.
Nói chung, các nhà hoạch định chính sách của FED dự báo rằng lạm phát sẽ đạt 5,3% vào cuối năm 2021, tăng so với mức 5% của tháng 10, theo thước đo ưa thích của Quỹ Dự Trữ Liên Bang. Họ kỳ vọng lạm phát sẽ chậm lại đáng kể xuống mức 2,6% hàng năm vào cuối năm 2022. Tỷ lệ thất nghiệp cũng được dự đoán sẽ giảm xuống 3,5% vào cuối năm tới, tương đương với mức trước đại dịch, khi mà tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 50 năm.
NDAA bao gồm việc tăng lương 2,7% cho quân đội, mua thêm máy bay và tàu hải quân, cùng với các chiến lược đối phó với các mối đe dọa địa chính trị, đặc biệt là Nga và Trung Quốc. Dự luật cũng bao gồm 300 triệu đô la cho Sáng Kiến Hỗ Trợ An Ninh Ukraine (Ukraine Security Assistance Initiative), 4 tỷ đô la cho Sáng Kiến Phòng Thủ Châu Âu (European Defense Initiative) và 150 triệu đô la cho hợp tác an ninh Baltic (Baltic security cooperation). Đối với Trung Quốc, Dự luật bao gồm 7,1 tỷ USD cho Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương (Pacific Deterrence Initiative) và tuyên bố ủng hộ việc bảo vệ Đài Loan, cùng với lệnh cấm Bộ Quốc phòng mua sắm các sản phẩm được sản xuất bằng lao động cưỡng bức từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.