Hôm nay,  

Dũng Xin Greenspan Góp Ý Cứu Kinh Tế; Sanchez Thư Cho Bush, Đòi Đưa VN Vô Sổ CPC

24/06/200800:00:00(Xem: 5027)
WASHINGTON -- Nửa ngày sau khi Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đặt chân lên nước Mỹ, Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Loretta Sanchez “Gửi Thư Đến Tổng Thống Bush Yêu Cầu Đề Cập Tình Trạng Nhân Quyền Trong Cuộc Gặp Gỡ với Thủ Tướng Việt Nam và Đề Nghị Liệt Kê Việt Nam Lại Vào Danh Sách Các Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt.”

Bản tin từ văn phòng DB Sanchez viết:

 “Để chuẩn bị cho chuyến viến thăm Washington sắp tới của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Dân Biểu Loretta Sanchez, đồng Chủ Tịch Nhóm Việt Nam Caucus cùng các đồng nghiệp khác trong một lá thư thúc đẩy Tổng Thống Bush nhấn mạnh tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam và kêu gọi ông nên liệt kê Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC).

Hằng năm từ khi năm 2001, Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (gọi ngắn là USCIRF) đã đề nghị Hoa Kỳ nên liệt kê Việt Nam vào danh sách CPC.  Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã xóa tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC vào tháng 11 năm 2006.  Từ lúc đó Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế tiếp tục đề nghị Hoa Kỳ nên bỏ Việt Nam vào lại danh sách CPC.  Dưới Chính Phủ Bush, Việt Nam đã được làm thành viên của Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO), được hưởng Quy Chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn (PNTR) và được trở thành thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An.

Lá thư cũng nhấn mạnh mối quan tâm đặc biệt đến các nhà đấu tranh dân chủ ôn hòa đang bị đàn áp tại Việt Nam mà Bộ Ngoại Giao không chú tâm đến.  Những vụ đàn áp đó đi ngược lại các công ước nhân quyền quốc tế như Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và qui định trong Công Ước Quốc-Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị.”

Theo bản tin ngaỳ 23-6 của báo điện tử Nhân Dân, trụ sở tại Hà Nội, ông Dũng đã tới Hoa Kỳ đêm chủ nhật 22-6. Bản tin viết:

“Theo đặc phái viên TTXVN, 16 giờ 40 phút (giờ địa phương) ngày 22-6 (4 giờ 40 phút giờ Việt Nam ngày 23-6), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã đến sân bay quân sự Andrews, Thủ đô Washington...”

Về chương trình làm việc của ông Dũng, bản tin baó Nhân Dân viết thêm:

“Theo chương trình, ngày 23-6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có nhiều cuộc gặp với một số nhân vật quan trọng như Quốc vụ khanh bang Winconsin Michael Morgan, cựu Bộ trưởng  Ngoại giao Hoa Kỳ M.Albright, Cố vấn đối ngoại của Thượng nghị sĩ Barack Obama...” và cũng có các “buổi làm việc với Hội đồng Tư vấn nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam-Hoa Kỳ và tiếp một số tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ...”

Trong khi đó, báo nhà nứơc VietNamNet, cùng ngày, cũng ghi lại buổi nói chuyện giữa ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Alan Greenspan, cựu Thống Đốc Quỹ Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ, khi ông Dũng hôị ý về cách giaỉ quyết các nan đề kinh tế Việt Nam.

Theo đaì VOA ngày 23-6-2008, các vấn đề ông Dũng  muốn tham khaỏ với Hoa Kỳ, được kể như sau:

“... nhằm củng cố mối quan hệ thân hữu và sự hợp tác về nhiều mặt giữa hai nước cho những lợi ích chung, đặc biệt là trong các lãnh vực kinh tế, giáo dục và đào tạo, khoa học kỹ thuật và môi sinh.

Trong chuyến viếng thăm này, ông Dũng sẽ gặp Tổng Thống Bush, và hai ông sẽ thảo luận những phương thức nhằm củng cố sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong nhiều vấn đề, trong có vấn đề ASEAN, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, giáo dục, năng lượng và khí hậu thay đổi, an ninh thực phẩm và sự hội nhập kinh tế trong khu vực.”

Đặc biệt, ông Dũng sẽ hôi ý kinh tế gia Alan Greenspan:

“...sẽ có những cuộc gặp gỡ bên lề với các kinh tế gia Mỹ, trong có ông Alen Greenspan, cựu Chủ Tịch Hội Đồng Thống Đốc Cơ Quan Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ để xin ý kiến về các vấn đề kinh tế, bất động sản và tài chính...

Thông Tấn Xã AFP trích lời ông Ernie Bower, cựu Chủ Tịch Hội Đồng Kinh Doanh Hoa Kỳ - ASEAN nói rằng ông Dũng có thể nêu ra với Tổng Thống Bush những vấn đề như giá nhiên liệu, phụ cấp trong vấn đề nhiên liệu, đà lạm phát gia tăng giữa lúc giá thực phẩm và nhiên liệu ngày càng tăng vọt gây ảnh hưởng trầm trọng cho nền kinh tế Việt Nam.

Ông Bower nghĩ rằng ông Dũng sẽ hỏi Tổng Thống Hoa Kỳ về chính sách của Mỹ đối với những vấn đề này và Việt Nam có thể làm những gì để giải quyết các vấn đề đó. Hiện là một cố vấn kinh doanh trong khu vực, ông Bower cho biết thêm rằng vấn đề hiện nay là liệu Việt Nam có duy trì được đà tăng trưởng và kiểm soát được tình trạng lạm phát hay không.

Theo AFP, Việt Nam lâu nay gặp khó khăn vì lạm phát gia tăng, thâm hụt mậu dịch ngày càng nhiều, tiền tệ mất giá và đang lo ngại về chuyện giới đầu tư nước ngoài có thể rút sang các nơi khác. Tháng 5 vừa rồi, tỷ lệ lạm phát lên tới mức 25% so với một năm trước đó, giá gạo và mễ cốc khác tăng 68% trong khi các vụ bất ổn lao động ngày càng nhiều.

Cũng tin của AFP cho hay giới chức Việt Nam đang thảo luận với Hoa Kỳ về việc có thể mở nhiều cuộc thương thảo để đạt được một thỏa hiệp đầu tư song phương trong chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Nguyển Tấn Dũng, trong đó Việt Nam sẽ ký kết với các công ty đa quốc của Hoa Kỳ một vài thỏa hiệp kinh doanh.

Tuy nhiên, các công ty Mỹ đang lo ngại trước những khó khăn kinh tế của Việt Nam. Ông Marray Hiebert, giám đốc sở đặc trách vùng Đông Nam Á của Phòng Thương Mại Hoa Kỳ nói rằng các nhà kinh doanh Mỹ đang lo ngại trước đà lạm phát gia tăng mau lẹ tại Việt Nam và hậu quả của sự kiện này đối với tổn phì kinh doanh và với lực lượng lao động tại địa phương. Ông Hiebert ghi nhận sự kiện giá thực phẩm và nhiên liệu gia tăng cũng đã đưa đến chuyện công nhân đình công. Nhà chức trách Việt Nam nói là đã có 30 vụ đình công xảy ra trong năm nay...”

Dự kiến, các cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ liên tục biểu tình phản đối ông Dũng và phaí đoàn từ thủ đô Washington DC, cho tới các thành phố ở Texas ông sẽ tới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hơn 30 trận gió lốc đã được báo cáo tại ít nhất 6 tiểu bang, gồm Missouri, Tennessee và Mississippi. Một trận gió lốc kéo dài hơn 250 dặm từ Arkansas tới Kentucky có thể đã bị thiệt hại bởi cơn gió lốc chạy dài hung bạo, theo nhà khí tượng của CNN cho biết. “Tôi chắc chắn số người chết tại Kentucky là 70 và có thể, trên thực tế vượt quá 100 trước cuối ngày,” theo Thống Đốc Kentucky Andy Beshear cho biết vào trưa Thứ Bảy. “Mức độ tàn phá không giống bất cứ thứ gì mà tôi đã từng thấy.” Một trong những nơi bị tàn phá nặng nề nhất là thành phố Mayfield thuộc tây nam của Kentucky, nơi gió lốc tàn phá xưởng làm nến Mayfield Consumer Products vào tối Thứ Sáu trong khi nhiều người đang làm việc ở đó. Khoảng 110 người lúc đó đang bên trong xưởng và hàng chục người bị lo sợ đã chết tại đó, theo Beshear cho hay.
Một người đàn ông tại thành phố Fountain Valley, Quận Cam, hôm Thứ Sáu, 10 tháng 12 năm 2021, đã bị kết tội giết người và âm mưu thực hiện giết người với người đàn ông khác trên biển vào đêm khuya trên chuyến đi bằng thuyền trên biển ngoài khơi Hải Cảng Dana Point Harbor, theo Báo Orange County Register tường thuật hôm Thứ Sáu. Hoang “Wayne” Xuan Le đã bị cáo buộc âm mưu với Sheila Ritze để dụ Tri “James” Minh Dao vào chiếc thuyền của Ritze hôm 14 tháng 10 năm 2019 với lời hứa về chuyến đi câu cá qua đêm.
Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ (Tối Cao Pháp Viện) đã phán quyết rằng các nhà cung cấp dịch vụ phá thai có thể kiện để thách thức luật phá thai của Texas gây nhiều tranh cãi, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Sáu, 10 tháng 12 năm 2021. Luật của Texas, được biết là SB8, trao người dân quyền kiện các bác sĩ là những người thực hiện việc phá thai đã quá 6 tuần lễ, trước khi hầu hết phụ nữ biết rằng họ có thai. Tuy nhiên, trong phán quyết tòa tối cao nói rằng luật này có thể vẫn còn hiệu lực. Các bác sĩ, các nhóm vận động bảo vệ quyền của phụ nữ và chính phủ Biden đã chỉ trích nặng nề luật này.
Quan tài của cựu Thượng Nghĩ Sĩ, cũng là cựu Ứng Cử Viên Tổng Thống Đảng Cộng Hòa và cựu chiến binh Thế Chiến Thứ Hai Bob Dole đã được đặt tại Tòa Nhà Quốc Hội hôm Thứ Năm, khi tổng thống và những người khác đến để bày tỏ sự tôn kính đối với một “nhân vật vĩ đại của lịch sử chúng ta” là người đã phục vụ cho đất nước trong chiến tranh và trong chính trị với chủ nghĩa thực dụng, tài trí, lịch thiệp và thỏa hiệp, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Sáu, 10 tháng 12 năm 2021.
Nỗ lực này là nhằm giữ cho các bãi rác ở tiểu bang đông dân nhất của Hoa Kỳ không còn rác thải thực phẩm, ảnh hưởng tới không khí khi chúng phân hủy. Khi thức ăn thừa và các vật liệu hữu cơ khác bị phân hủy, chúng sẽ thải ra khí metan, một loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn và gây hại trong thời gian ngắn hơn so với lượng khí thải carbon từ nhiên liệu hóa thạch. Để tránh những khí thải đó, California có kế hoạch bắt đầu chuyển chất thải thực phẩm thành phân hữu cơ hoặc năng lượng.
Một tòa phúc thẩm liên bang đã đưa ra phán quyết chống lại nỗ lực che giấu các tài liệu trước Ủy ban Hạ viện điều tra vụ bạo loạn ngày 6 tháng 1 năm 2021 ở Điện Capitol của cựu Tổng thống Donald Trump, theo trang Apnews đưa tin hôm Thứ Năm, 9 tháng 12 năm 2021. Trong phán quyết dài 68 trang, hội đồng ba vị thẩm phán đã bác bỏ các lập luận khác nhau của Trump nhằm ngăn chặn thông qua các hồ sơ đặc quyền hành pháp mà Ủy ban cho là quan trọng đối với cuộc điều tra vụ bạo loạn ngày 6 tháng 1.
Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua và gửi cho Tổng thống Joe Biden dự luật đầu tiên trong hai dự luật cần thiết để nâng trần nợ công 28,9 nghìn tỉ đô la của chính phủ liên bang và ngăn một vụ vỡ nợ chưa từng có, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Năm, 9 tháng 12 năm 2021. Thượng viện đã bỏ phiếu 59-35 cho dự luật, với 10 Đảng viên Cộng hòa, bao gồm cả Lãnh Đạo Thiểu Số Thượng Viện Mitch Mcconnell, ủng hộ dự luật. Hồi đầu tuần này, Mitch Mcconnell cho biết ông tin rằng thủ tục là vì lợi ích tốt nhất của đất nước vì nó tránh vỡ nợ. Hạ viện do Đảng Dân chủ lãnh đạo đã thông qua đạo luật vào tối Thứ Tư, 8 tháng 12 năm 2021 với tỉ lệ 222-212, chỉ một đảng viên Cộng hòa ủng hộ.
Đơn khiếu nại được đệ trình vài giờ sau khi Dân biểu Bennie Thompson, chủ tịch Ủy ban, tuyên bố rằng ông "không có lựa chọn nào khác" ngoài việc tiếp tục với các cáo buộc khinh thường Quốc hội đối với Meadows. Meadows đã không xuất hiện vào hôm Thứ Tư, 8 tháng 12 năm 2021, sau khi luật sư của ông, George Terwilliger, nói với Ủy ban rằng thân chủ của ông sẽ không hợp tác. Dân biểu Thompson lưu ý rằng Meadows đã cung cấp tài liệu cho Ủy ban, bao gồm email và tin nhắn cá nhân trong nỗ lực của cựuTổng thống Donald Trump nhằm lật ngược kết quả cuộc bầu cử năm 2020, và cũng xuất bản một cuốn sách, được phát hành trong tuần này, thảo luận về cuộc tấn công vào ngày 6 tháng 1.
Sự tăng giá nhà ở Hoa Kỳ sẽ chậm lại một nửa ở mức hai con số vào năm 2022 nhưng vẫn vượt xa mức tăng giá tiêu dùng và tiền lương, và khả năng chi trả sẽ xấu đi trong hai đến ba năm tiếp theo, theo một cuộc thăm dò ý kiến các nhà phân tích bất động sản của Reuters hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021. Thường được coi là nền tảng của hạnh phúc tài chính và niềm tin của người tiêu dùng, thị trường nhà ở Hoa Kỳ không chỉ vượt qua được sự suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra, mà còn vượt trội hơn so với nền kinh tế nói chung.
Nunes, người phải đối mặt với mối đe dọa về một khu vực đông Dân chủ hơn thông qua việc tái phân chia khu vực trước kỳ giữa nhiệm kỳ năm tới, là đồng minh thân cận của cựu Tổng thống Donald Trump. Trước đây, ông từng là chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện khi đảng Cộng hòa chiếm đa số, trong đó ông đã dẫn đầu các nỗ lực của các đồng minh của Trump nhằm làm mất uy tín cuộc điều tra về Nga của FBI và cuộc điều tra của Cố vấn đặc biệt Robert Mueller. Nunes cũng là người ra mặt bảo vệ Trump trong lần luận tội đầu tiên, và khi đó Tổng thống đã trao Huân chương Tự do cho Nunes hồi tháng 1 năm 2021. Trump ca ngợi Nunes trong tuyên bố của nhóm truyền thông, gọi ông là “một chiến binh và một nhà lãnh đạo.” Trump từng ca ngợi rằng “Anh ấy sẽ trở thành một CEO xuất sắc của TMTG,.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.