Hôm nay,  

Tiền Từ Saudi Nuôi Khủng Bố Al-qaeda; Mỹ Đối Đầu Với Ảnh Hưởng Của Wikileaks...

30/11/201000:00:00(Xem: 3902)

Tiền Từ Saudi Nuôi Khủng Bố al-Qaeda; Mỹ Đối Đầu Với Ảnh Hưởng Của WikiLeaks...

NEW YORK   -       Tài liệu mật do WikiLeaks thẩm lậu trong đợt thứ 3 phổ biến qua báo The New York Times và 4 cơ sở truyền thông lớn có thể gây khủng hoảng ngoại giao mà Hoa Kỳ là trung tâm. Báo Der Spiegel của Đức, cũng như tờ Times, viết "Sự việc này gần giống như hiện tượng sụp đổ chính trị của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ". 1 tuyên bố hôm chủ nhật của Bạch Ốc cảnh báo hàng ngàn tài liệu bị lộ có thể gây bất trắc với các nhà ngoại giao, tình báo và các viên chức khác.
Một tiết lộ được báo New York Times cho biết rằng, công văn bộ ngoaị giao Mỹ  nói, “Nhuũng người tài trợ Saudi vẫn là nguồn tiền nuôi các nhóm dân quân Hồi Giáo như Al-Qaeda.”
Tiết lộ naỳ không ghi cụ thể tên cá nhân nào, nhưng cũng không phải là mới, vì một hồ sơ năm 2007 trong bản phúc trình về bài trừ ma túy thế giới do Bộ Ngoaạ Giao Mỹ nói rằng các cá nhân Saudi và các hội từ thiện Saudi đã và đang bơm tiền nuôi khủng bố Al-Qaeda từ 25 năm qua.
Từ chiều chủ nhật, WikiLeaks cho biết các trao đổi bị thẩm lậu lần này là lớn chưa từng thấy và tài liệu mật từ sau năm 1966 sẽ đuợc công bố qua nhiều giai đoạn, trong vài tháng - WikiLeaks xác nhận các tài liệu sẽ phô bày sự thật về các hoạt động do thám của Hoa Kỳ với các đồng minh và với LHQ, bỏ qua hay chấp nhận tham nhũng và lạm dụng nhân quyền tại các nước bạn, thương thuyết cửa hậu với các nước có khuynh huớng trung lập, và vận động hành lang giúp các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
WikiLeaks tuyên bố "Mọi trẻ em Hoa Kỳ đuợc dạy rằng TT đầu tiên là George Washington không thể nói dối - nếu các chính phủ sau tuân theo nguyên tắc ấy, thì đợt thẩm lậu tài liệu này sẽ chỉ là sự sách nhiễu.”
Trên 250,000 tài liệu của Bộ ngọai giao buộc chính phủ Obama kiểm soát sự thiệt hại, hạn chế ảnh hưởng từ các thẩm định không thuận lợi của các lãnh đạo quốc tế và từ các phô lộ hậu trường của nền ngoại giao Hoa Kỳ. Công bố của WikiLeaks khuếch đại sự báo động toàn cầu về tham vọng nguyên tử của Iran, cũng tiết lộ chiến thuật áp lực của Hoa Kỳ nhắm tới các điểm nóng tại Afghanistan, Pakistan và Bắc Hàn.
Ngoài ra, ngoại trưởng Hillary Clinton định lên tiếng về các hậu quả ngoại giao vào hôm Thứ Hai - trước tiên, bà có thể ứng phó với các hậu quả sau khi rời thủ đô Washington để công du 4 nước Trung Á và Trung Đông.


Các thẩm lậu đã đưa ra ánh sáng về các điểm nóng nguyên tử, kể ra chi tiết các quan ngại của Hoa Kỳ, Israel và thế giới Arap về chương trình nguyên tử của Iran, quan ngại của Washington về kho vũ khí nguyên tử của Pakistan, cũng như các gợi ý của Hoa Kỳ về khả năng thống nhất bán đảo Hàn như là giải pháp lâu dài với nguy cơ xâm luợc từ Bắc Hàn.
Không tiết lộ nào là đặc biệt "gây nổ", nhưng là vấn đề với các viên chức liên quan và với các sáng kiến mật mà họ muốn giữ kín.
Trong chặng ghé đầu của bà Clinton, là Kazakstan, bà dự hội nghị của tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), 1 nhóm ngoại giao gồm nhiều nước có nói tới trong các tài liệu bị thẩm lậu. Các viên chức Hoa Kỳ có thể phải hàn gắn các thương tổn tiếp theo các tiết lộ rằng họ thu thập thông tin cá nhân về các nhà ngoại giao khác, gồm cả TTK của LHQ và ban tham mưu, là vuợt quá lẽ thuờng.
Phát ngôn viên James Crowley của Bộ ngoại giao chống chế "Các nhà ngoại giao của chúng tôi làm phận sự ngoại giao - họ tìm kiếm thông tin cần cho việc định hình chính sách và hành động. Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ và các nước làm những việc ấy từ hàng trăm năm".
Trong khi đó, nhà sáng lập WikiLeaks, ông Julian Assange, cho biết chính phủ Obama tìm cách bưng bít bằng chứng về các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và các hành vi tội ác khác của Washington.
Nhưng, hành động của WikiLeaks bị lên án rộng rãi - Bộ ngoại giao Pakistan mô tả là vô trách nhiệm và ngoại trưởng Zebari của Iraq gọi là "không giúp ích và không đúng lúc".
Tại Australia, nguyên quán của Julian Assange, bộ trưởng tư pháp Robert McClelland loan báo cơ quan công lực đang điều tra để xác định Assange có phạm luật không.
WikiLeaks nhận là ngạc nhiên với quy mô do thám của Hoa Kỳ, theo nhận xét của phát ngôn viên Kristinn Hrafnson.
Dường như có lệnh từ ngoại trưởng Hillary Clinton yêu cầu các nhà ngoại giao thu thập tin tình báo, từ tiểu sử, hãng máy bay thường đi, số thẻ tín dụng, và cả nhân dạng của các nhà ngoại giao Bắc Hàn, gồm dấu tay, chữ ký và dữ kiện nhận diện.
Chỉ thị này có chữ ký Ngoại trưởng Hillary CLINTON, xếp hạng mật, gửi đến 33 toà ĐS và các văn phòng của LHQ ở New York, Vienna và Rome. Bộ ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định các viên chức ngoại giao không là gián điệp. Phát ngôn viên Hrafnson không nhận rằng tài liệu thẩm lậu đe dọa an ninh của Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
* Trump và MAGA Cộng Hòa lo ngại thế chiến thứ III với Nga nếu Mỹ tiếp tục trợ giúp Ukraine bảo vệ lãnh thổ chống Nga xâm lược. * Nhiều thành viên Cộng Hòa trong Quốc Hội chống các dự luật viện trợ cho Ukraine vì e ngại tổn phí của Mỹ cho chiến tranh Ukraine ảnh hưởng đến Hoa Kỳ với lạm phát cao và kinh tế trì trệ. * Từ một đảng có chính sách ngoại giao diều hâu, Đảng Cộng Hòa đã biến thành một đảng bồ câu, đặc biệt dưới thời Donald Trump, cô lập hóa nước Mỹ với thế giới. * Mục tiêu của Trump và MAGA Cộng Hòa là một nước Mỹ da trắng phát xít theo chủ nghĩa White Christian Nationalism, tương tự như chính sách dân tộc Nga của Putin...
Đảng Dân chủ có thể sẽ mất đa số trong cả hai viện của Quốc hội, nhưng đảng Cộng hòa đã không đạt được một chiến thắng vang dội như các cuộc thăm dò đã dự kiến. Kết quả này cũng làm cho cựu Tổng thống Donald Trump thất vọng và cần phải dè dặt hơn trong mọi dự định sắp tới...
Trong cuộc bầu cử vừa qua tại California, cử tri trên toàn California đã quyết định trên một số dự luật quan trọng. Mặc dầu cuộc đếm phiếu vẫn tiếp tục, kết quả hiện nay đã rõ ràng và không có dấu hiệu là bất cứ dự luật nào có thể thay đổi...
Khi mới đến Mỹ định cư, cuối thập niên 1970 tôi gặp một cựu chiến binh Mỹ từng phục vụ tại Việt Nam. Anh Mark khi đó tuổi chưa đến 30, nhập ngũ đầu thập niên 1970 theo lệnh động viên, có hai năm đóng quân ở Cần Thơ, Biên Hoà. Hết hạn nghĩa vụ, anh về làm việc ở thư viện Đại học Berkeley và tôi gặp anh ở đó, khi còn là sinh viên...
Sáu năm qua nước Mỹ đã rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài và ngày càng căng thẳng giữa hai chính đảng Dân chủ và Cộng hoà. Với việc Donald Trump được bầu làm lãnh đạo trong bầu cử tháng 11 năm 2016, Hoa Kỳ đã có một tổng thống với chủ trương dân túy, lo cho nước Mỹ trước hết, đưa nước Mỹ hùng cường trở lại. Chính sách đó làm thay đổi sinh hoạt chính trị đối nội và đối ngoại có ảnh hưởng cả thế giới...
Vào ngày 8 tháng 11 năm 2022 tới đây, các cử tri Mỹ sẽ đi bầu quốc hội vào giữa nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden và được gọi chung là Midterm Elections. Kết quả bầu cử này sẽ là thước đo về thành quả trong hai năm vừa qua và tiên đoán về triển vọng trong hai năm sắp tới của Tổng thống Joe Biden...
✱ Columbia Court: Dominion công ty sản xuất máy bầu cử đã kiện nhóm 3 bị đơn: Sidney Powell; Rudy Giuliani; và Mike Lindell về tội phỉ báng - Cả 3 xin tòa hủy vụ kiện của Dominion đòi bồi thường thiệt hại 1.3 tỷ USD. ✱ Columbia Court: Powell và Giuliani xuất hiện trên truyền hình cáo buộc Dominion có liên hệ với Venezuela. Giuliani tuyên bố rằng Dominion thuộc sở hữu của một công ty có tên là Smartmatic, được thành lập bởi ba người Venezuela để thay đổi các kết quả của cuộc bầu cử. - Dominion là một công cụ được tạo ra " để [Hugo Chávez] thực hiện vào cuộc bầu cử không bao giờ thua ” và được nhập khẩu vào Hoa Kỳ để thay đổi phiếu từ Trump sang Biden trong cuộc bầu cử năm 2020 ✱ Columbia Court: Lindell xuất hiện trên chương trình Newsmax đã tuyên bố rằng gian lận lớn nhất là máy Dominion - Chúng tôi có tất cả các bằng chứng !!! gian lận bầu cử lớn nhất trong lịch sử thế giới !!! Tội ác chống lại thế giới
✱ Axios: Sau tranh cãi với NARA về hồ sơ mật, nay lại đôi co với Thẩm phán đặc biệt do chính phía ông Trump đề cử… ✱ ABC News: NARA cho biết trong số 15 hộp hồ sơ được lấy lại 1.2022 chứa các vật phẩm được đánh dấu an ninh quốc gia được phân loại. ✱ NARA: NARA nhận được hồ sơ bao gồm giấy tờ đã bị cựu Tổng thống Trump xé bỏ - NARA tiếp tục theo đuổi việc đòi lại hồ sơ không được chuyển giao và để bảo quản một cách chính thức. ✱ Lawfare: Nhân viên trong Tòa Bạch Ốc thường phát hiện thấy những miếng giấy in làm tắc nghẽn bồn cầu- và tin rằng tổng thống đã ném những mảnh giấy đã bị xé vào bồn cầu. ✱ ABC News 5.2022: Triệu tập đại bồi thẩm đoàn để mở cuộc điều tra liên quan đến việc cựu TT Donald Trump bị cáo buộc xử lý sai các tài liệu mật, ✱ Yahoo/Fox TV/Shawn: Cựu Tổng thống Trump liệu đã bán hoặc chia sẻ tài liệu được phân loại cao cho người Nga hay cho người Ả Rập Xê Út hay những người khác không? ✱ TT Trump (2018) ký ban hành FISA Admend.Act 20.
Chỉ vài tuần sau khi bị kết tội khinh thường Quốc Hội, Steve Bannon, đồng minh lâu năm của Trump phải đối mặt với một bản cáo trạng cấp tiểu bang ở New York. Bannon đã bị buộc tội rửa tiền, gian lận và thông đồng liên quan đến âm mưu gây quỹ “We Build the Wall” ở cấp tiểu bang New York, mà trước ông đã được ân xá liên bang trong những ngày cuối cùng của Donald Trump ở Nhà Trắng...
Sau phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ lật ngược phán quyết Rose Vs Wade, làn sóng ủng hộ quyền phá thai đã lan rộng khắp Hoa Kỳ, kể cả ở những tiểu bang Cộng Hòa như Kansas. Tình hình này đã buộc một số ứng cử viên Đảng Cộng Hòa ở Cali phải dịu giọng hơn khi nói về chống phá thai.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.