Hôm nay,  

Võ T. Quyên: Từ Mỹ Qua Anh Du Học

20/07/200700:00:00(Xem: 5681)

Bùi Văn Phú
Bây giờ là mùa hè. Học sinh và sinh viên đa phần đang có thời gian thư giãn sau những ngày học mệt nhọc, căng thẳng.

Những em bắt đầu vào đại học, nhất là sắp đi học xa nhà thì đang chuẩn bị cho một chuyến đi đến miền đất lạ với những thích thú lẫn lo âu.

Nhưng cũng có em đã học xong cử nhân mà lòng vẫn xôn xao cho niên học tới. Đó là em Võ T. Quyên, thời nhỏ đã sống và theo học các trường ở Oakland, vừa tốt nghiệp cử nhân và cũng đang chuẩn bị rời Hoa Kỳ để du học bên Anh. Mới đây người cựu học sinh của vùng Oakland đã dành cho tôi một buổi trò chuyện, bằng tiếng Anh, xin dịch ra dưới đây.

- Em cho biết lúc này em làm gì"
Em vừa tốt nghiệp cử nhân khoa Lịch Sử Châu Âu thời Trung Cổ từ Đại Học Yale. Bây giờ em đang học bài để thi LSAT (bài thi vào trường luật) và cũng chuẩn bị qua Anh theo học Đại Học Cambridge.

- Tại sao em lại chọn Đại Học Cambridge"
Em học ngành sử châu Âu và biết một ngoại ngữ là tiếng La-tinh nên em muốn đi châu Âu để học thêm về khoa này thì Cambridge là một đại học danh tiếng ở đó. Em học một năm cho chương trình Master of Philosophy.

- Em được một học bổng để theo học trong những năm tới, em có thể cho biết ít nhiều về học bổng này"
Năm học cuối em dành nhiều giờ tìm kiếm các học bổng. Em gặp người lo hướng dẫn sinh viên xin học bổng và có gửi đơn xin đi nhiều nơi. Nhiều chỗ cũng từ chối. Mấy tuần trước nhà trường gửi thư báo là em được Jack Kent Cooke Foundation cho một học bổng, mỗi năm có thể được nhận tới 50 nghìn Mỹ-kim và tối đa là 6 năm. Vì vậy em dự định qua Cambridge học một năm và những năm sau sẽ vào trường luật.

- Điều kiện xin học bổng này khó dễ ra sao"
Trước hết phải là một sinh viên đang theo học tại các đại học ở Hoa Kỳ, không cần phải có quốc tịch Mỹ, và sẽ theo học ban cao học hay tiến sĩ trong niên khoá tới. Sinh viên phải viết một bài luận văn về trải nghiệm cuộc đời của mình và những ước vọng tương lai. Mỗi năm có khoảng một nghìn đơn xin học bổng Jack Kent Cooke nhưng chỉ có chừng 30 sinh viên được chọn. Năm nay có tất cả 34 sinh viên được nhận học bổng này trên toàn nước Mỹ. Trường Yale đề cử hai sinh viên, trong đó có em [1]. Học bổng này sẽ giúp em tiền học phí và nơi ăn chốn ở trong sáu năm tới.

- Có sinh viên nào khác mà em biết cũng sẽ du học ở Cambridge vào năm tới không"
Cùng đi học ở Cambridge thì em không biết. Nhưng mỗi năm thường có khoảng từ 10 đến 15 sinh viên từ Yale được học bổng như Rhodes, Fulbright qua Anh du học.

- Em có dịp sang châu Âu chưa"
Chưa. Đây sẽ là lần đầu tiên em đi châu Âu. Khi em kể chuyện được học bổng đi Anh, mẹ em lo. Mẹ nói hồi xong trung học, đi học Yale là đã xa nhà, bây giờ em còn đi xa hơn nữa. Mẹ em chỉ mong em học ra trường, có việc làm tốt. Nhưng được nhận vào Cambridge là cơ hội tốt cho em tìm hiểu, học hỏi về một nền văn hoá khác, giúp cho con người của em phát triển hơn về trí tuệ cũng như về văn hoá. Chắc chắn em sẽ có cơ hội đi thăm vùng Ireland, Wales hay những nước châu Âu khác.

- Thời gian học ở Đại Học Yale để lại cho em những ấn tượng gì"
Em thích khoa học nhân văn và Yale là trường rất tốt cho ngành này. Ở Đại Học Yale em có dịp làm bạn với sinh viên đến từ nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ, nhiều sắc dân khác nhau và từ nhiều tầng lớp xã hội. Em nhớ những mùa đông tuyết lạnh bên đó. Nhớ những chuyến đi chơi New York. Tuy New Haven là thành phố đại học, nhưng không xa New York lắm. Có thể đi tầu hỏa lên chơi một ngày, hoặc ở qua đêm cũng được.

- Lúc nhỏ em học ở đâu"
Tiểu học em học trường Laurel ở Oakland. Lên cấp 2 em học trường Bret Harte. Cấp ba thì em học trường Head Royce là một trường tư nhưng cũng ở Oakland.

- Em đến Hoa Kỳ năm nào"


Mẹ em, các chị và em được bố bảo trợ qua Mỹ đoàn tụ năm 1992. Bố em là người vượt biển đến trại tị nạn, rồi qua Mỹ định cư ở Oakland từ năm 1987.

- Khi mới đến Mỹ, điều gì đã đem lại cho em những khó khăn nhất"
Có lẽ là uống sữa tươi. Vì em không quen uống. Em đến Hoa Kỳ lúc 7 tuổi nên không có trở ngại trong vấn đề Anh ngữ. Nhưng quan trọng hơn là văn hoá, có nhiều khác biệt giữa văn hoá Việt và Mỹ. Một điều nữa là còn nhỏ đi học, em thấy thức ăn trong trường không ngon. Em hội nhập vào đời sống Mỹ tương đối dễ. Phần vì có các chị đi trước chỉ dẫn cho em. Ba người chị của em, có một chị giờ là nha sĩ và một chị là luật sư.

- Ở Việt Nam, gia đình em quê ở đâu"
Cam Ranh. Bố mẹ em gốc Tuy Hoà. Bố em lớn lên ở Nha Trang. Hồi nhỏ em ở Cam Ranh.

- Em có dịp về thăm Việt Nam chưa"
Hè năm ngoái em có về thăm. Mười bốn năm sau khi em rời nơi đó.

- Em còn nhớ gì không"
Em có ghé về căn nhà cũ một buổi. Nhưng không nhận ra vì đã thay đổi nhiều. Khu vực ngày xưa em sống thì vẫn còn vẻ như xưa. Em rời nơi đó lúc còn nhỏ nên trí nhớ cũng không rõ lắm.

- Chắc em đi chơi nhiều nơi ở Việt Nam"
Em có đi thăm bà con. Em ở Sài Gòn ba ngày rồi đi Huế. Tháng 7, tháng 8 Huế rất nóng. Ở Huế em có dạy tiếng Anh khóa hè ở Đại Học Huế. Em rất thích việc mình làm.

- Em dạy học như thế trong chương trình nào"
Sự thực em không có trong chương trình nào. Thày dạy tiếng Việt của em ở Đại Học Yale là thày Văn có quen với ông giám đốc chương trình ngoại ngữ của Đại Học Huế và giới thiệu em về dạy. Ở Huế rất cần người dạy tiếng Anh, không như Sài Gòn hay Hà Nội luôn có người nước ngoài về dạy, Đại Học Huế ít được để ý đến hơn.

- Nhận xét của em về sinh viên Việt Nam"
Đây là một kinh nghiệm tốt cho em. Vì không phải em chỉ dạy cho sinh viên Việt mà còn học được từ các bạn nhiều điều. Tiếng Việt của em không giỏi, mà nghe nói giọng Huế thì thật là khó hiểu đối với em. Giọng nữ sinh Huế lại còn khó hiểu hơn nữa, nhưng rất dễ thương. Em thích những nét truyền thống ở Huế như nón lá, áo dài, lăng mộ. Đó là một nền văn hoá khác lạ với văn hoá mà em lớn lên ở Hoa Kỳ. Những sinh viên em dạy, trong đó có cả học sinh trung học, đa số là từ những gia đình giầu có nên mới có tiền cho con đi học hè.

- Những kỉ niệm nào về Việt Nam mà em còn nhớ"
Các bạn đưa em đi chơi thuyền trên sông Hương vào ban đêm. Nghe nhạc cổ truyền em không hiểu gì nhưng thấy âm điệu hay. Em cũng đi thăm những lăng và có đi chơi bãi biển Lăng Cô, đẹp như bãi biển ở San Diego.

- Em có ra Hà Nội không"
Em muốn đi thăm Vịnh Hạ Long nhưng không có cơ hội. Em chỉ đi từ Huế ra Quảng Trị, thăm khu phi quân sự nơi chia đôi nước Việt Nam ngày xưa. Thăm đường mòn Hồ Chí Minh.

- Em có thường theo dõi thông tin về Việt Nam không"
Em không biết nhiều. Em có nghe đến việc Việt Nam gia nhập WTO và nạn buôn người ở đó.

- Sau này học luật em định chuyên về lãnh vực nào"
Em muốn chuyên về những luật liên quan đến quyền lợi công chúng (public interest laws) vì lãnh vực này của ngành luật sẽ cho em nhiều cơ hội để phục vụ cộng đồng, đóng góp lại cho cộng đồng, xã hội.

- Có điều gì em muốn nhắn gửi đến các bạn học sinh trung học"
Thật cố gắng chăm chỉ học. Nắm bắt ngay khi cơ hội đến và với chút may mắn thì sẽ thành công. Thành công ở đây em để cho mỗi người tự định nghĩa lấy cho mình.

- Riêng đối với học sinh gốc Việt thì sao"
Phải học tiếng Việt. Vì em đã phạm lỗi lầm là không gìn giữ tiếng Việt khi còn nhỏ. Biết tiếng Việt để sau này nếu có về Việt Nam làm việc, hay để nói chuyện với bố mẹ là điều rất cần thiết.

[1] Theo trang nhà của Jack Kent Cooke Foundation thì trong số 34 sinh viên được học bổng năm 2007 còn một sinh viên gốc Việt nữa, cũng là người từng ở Oakland, đó là cô Lê M. Dung, tốt nghiệp Đại Học Stanford và sẽ học luật tại U.C. Los Angeles.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào trưa ngày 29 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc có buổi họp báo, với chủ đề có liên quan đến căn bệnh Alzheimer trong cộng đồng sắc tộc
EMS đã có buổi họp báo nhằm vinh danh những nhà lãnh đạo tổ chức cộng đồng, vừa vinh dự nhận giải thưởng James Irvine Foundation Leadership Award năm 2024.
Vào lúc 11 giờ 30 trưa chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024 trước khu Thương Xá Phước Lộc Thọ, Thành phố Westminster, kể từ nay hằng ngày lá Cờ Việt Nam Cộng Hòa sẽ tung bay cùng lá cờ Hoa Kỳ, trong một buổi lễ khánh thành trụ cờ và Thượng Kỳ được long trọng tổ chức trước sự vui mừng trong niềm xúc động của hàng trăm đồng hương và các cựu quân nhân QL/VNCH.
Tại nhà hàng Paracel Seafood Restaurant, Nam California vào tối Chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024, Tổng Hội Phát Triển Võ Thuật Thế Giới (THPTVTTG) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 32 năm thành lập và kết thúc đại hội Quốc Tế Võ Thuật 2024. Khoảng 400 quý vị Chưởng Môn, Võ Sư, Võ sinh thuộc các môn phái từ khắp nơi trên thế giới về tham dự
Hôm nay, Dân Biểu Liên Bang Michelle Steel (Đảng Cộng Hòa-CA) trong tuần qua đã thúc giục Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đưa Việt Nam vào danh sách các “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vì tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng tồi tệ hơn
Dữ liệu nghiên cứu mới cho thấy những người thợ móng tay—chủ yếu là phụ nữ Việt Nam, dân nhập cư và tị nạn—đang bị trả lương quá thấp dưới mức tối thiểu và bị xếp loại nghề nghiệp sai chỗ tràn lan, điều này làm suy yếu khả năng bảo vệ quyền lợi lao động của họ tại nơi làm việc. Ngoài ra, chủ tiệm—phần lớn điều hành các tiệm nail gia đình nhỏ lẻ—không nhận được giải trình về luật lao động hợp với ngôn ngữ và văn hóa của họ. Những kết quả báo cáo đã ghi trong dự luật AB 2444, một dự luật mới được Dân biểu Tiểu bang California Alex Lee (AD 24) đệ trình vào ngày 13 tháng 2 năm 2024 để thực thi các yêu cầu về giáo dục trong ngôn ngữ và tinh tế trong văn hóa cho thợ và chủ tiệm nail.
Vừa đúng thời điểm mọi người nghỉ kỳ Spring Break vào Tháng Ba này, một trong những quần thể hồ tắm phong thái resort rộng nhất tại một trong những cơ sở resort/casino lớn nhất trong nước sẽ mở cửa đón tiếp mùa vui đùa trong nước vào Thứ Hai, 11 Tháng Ba. Năm nay, khách vui chơi hồ tắm mọi nơi đều sẽ có thể tới tận hưởng môi trường như-một-ốc-đảo của The Cove, với diện tích rộng bằng năm sân football. Ban Quản Lý khu The Cove của Pechanga Resort Casino thực hiện thẻ dùng trong ngày cho những vị khách không-thuê-phòng-khách sạn và để những vị này được thuê 'lều - cabana' cùng 'giường nằm - daybed'.
Đã quá lâu, việc dạy kèm và trợ giúp làm bài tập về nhà đã nằm ngoài tầm với của nhiều học sinh và gia đình ở California. Sự phân chia giữa những người có thể tiến lên trong xã hội và những người chỉ có thể mơ ước về điều đó thường dẫn đến một nền tảng giáo dục không bình đẳng cho học sinh. Nhằm đem quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho học sinh, thư viện địa phương của quý vị hiện đang cung cấp miễn phí dịch vụ dạy kèm và hỗ trợ làm bài tập về nhà trực tuyến HelpNow cho học sinh California!
Khoảng đầu tháng 04 năm 2024, Hoà thượng GIỚI ĐỨC-MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Sư Trưởng HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ VIETNAM sẽ vân du hoằng hoá ở Hoa Kỳ và Thầy sẽ lưu trú tại miền nam California từ ngày 05 đến 12 tháng 04 nam 2024 Nhân dịp này, Thầy muốn gặp gỡ những vị thiện hữu tri thức, quý phật tử hữu duyên
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm, lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.