Hôm nay,  

Hướng Dẫn Con Cái Ở Lứa Tuổi Thanh Thiếu Niên

05/05/200700:00:00(Xem: 4948)

(Kỳ 1)

GS Nguyễn-Lâm KimOanh

Đa số chúng ta trong cuộc sống thường nhật phải đảm nhận rất nhiều vai trò khác nhau, từ một người chủ hay đồng nghiệp trong sở làm; hoặc một người lãnh đạo hay thành viên trong hội đoàn; thiện nguyên viên trong xã hội và cộng đồng, đến một người chồng, người vợ, người cha, người mẹ trong gia đình. Trong tất cả các vai trò ấy, không có vai trò nào khó hơn và quan trọng hơn vai trò làm cha, làm mẹ của con cái ở lứa tuổi thanh thiếu niên từ 13 đến 19 tuổi - cái lứa tuổi "teenagers" mà khi nghe nhắc đến mọi người điều gật gù, đồng thương cảm! Những đứa con ngoan ngoãn, thuần tính, thích được lòng cha mẹ tự nhiên biến mất. Thay vào đó là những cô cậu tính tình vui buồn bất chợt, khi vui vẻ cười nói huyên thuyên, khi cau có lầm lì, ra vào không nói năng, lúc hỏi tới chỉ trả lời ầm ừ từng chữ! Tất cả những phương thức dạy dỗ con cái lâu nay bỗng nhiên không còn đem lại kết quả khả quan như trước. Làm sao bây giờ" Có người thì tự tách rời, bỏ mặc con, tránh không để ý đến cho yên chuyện. Các giới thượng lưu ở các quốc gia như Anh, Thụy Sĩ có thói quen gửi con vào các trường nội trú gọi là "academy" hoặc "prep schools" - nam riêng, nữ riêng - cho người khác dạy. Đến khi con qua lứa tuổi này rồi thì chúng cũng trở thành người xa lạ trong gia đình. Có bậc cha mẹ thì nhất quyết muốn uốn nắn con theo ý cha mẹ và truyền thống lâu nay của gia đình. Điều này thường gây ra sự xung đột và căng thẳng trong gia đình. Như vậy thì sao" Phải làm thế nào"

Bản thân chúng tôi cũng đã từng loay hoay tìm những giải đáp cho câu hỏi trên. Chúng tôi cũng mua bao nhiêu là sách "dealing with teenagers," sách dạy về "parenting", và sách về tâm lý của tuổi thanh thiếu niên. Chúng tôi quan sát bạn bè có con trong lứa tuổi ấy và chất vấn bạn bè có con đã trưởng thành tốt đẹp. Có những điều đọc trong sách vở thì thấy quá dễ dàng và hiển nhiên nhưng khi có chuyện với con cái thì không nhớ tới để áp dụng. Có những lời chia sẻ của bạn bè đem về áp dụng thì lại áp dụng không đúng cách hoặc phải lúc. Suy đi nghĩ lại chúng tôi thấy rõ những điều nêu ra trong sách vở cũng như do bạn bày vẽ đều có giá trị nhưng làm sao để áp dụng hiệu quả là một vấn đề! Dần dần chúng tôi tự biến chế và qua những ẩn dụ chúng tôi đã áp dụng một vài định luật của khoa học tự nhiên vào khoa học nhân văn vật lý để bất cứ người cha và người mẹ của thanh thiếu niên nào cũng dễ dàng nhớ và áp dụng.

1. Go with the Flow - Thuận Theo Chiều Gió: Nếu bạn có thời giờ rảnh, nên có lúc ra bờ biển hay bờ hồ ngắm những chiếc thuyền buồm căng gió chạy trên mặt nước. Chiếc thuyền lướt nhẹ nhàng, uyển chuyển, vượt trên những đợt sóng, tiếp tục tiến tới đích. Người lái thuyền buồm dựa trên các định luật vật lý căn bản để xoay cánh buồm theo chiều gió (wind force), lái mũi thuyền theo dòng nước (water current) và giữ cho thuyền luôn di động (the law of motion). Người lái buồm luôn luôn để ý đến những nguyên tắc trên để thích nghi (adjust) với các yếu tố trong thiên nhiên, ứng dụng (adapt) môi trường mình đang có để đi đến đích (goal). 

Hướng dẫn con cái ở tuổi thanh thiếu niên cũng như điều khiển một chiếc thuyền buồm. Cuộc đời con cái chúng ta khi nào cũng đi tới, cũng có sự đổi thay. Dòng nước cuốn và cơn gió thổi là những gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng. Chiếc thuyền buồm cuộc đời của con đang di động. Chúng ta không thể bắt thuyền quay về hướng chúng ta đã định cho con em chúng ta một cách gắt gao. Khi thấy con đi sai hướng, hãy nhìn hướng gió, dòng nước và điều chỉnh từ từ. Có thể con thuyền sẽ đi lâu hơn mới về tới đích nhưng nêu tiếp tục điều chỉnh và hướng theo chiều gió, có ngày sẽ đến. Điều quan trọng là không để mặc con thuyền trôi dạt không định hướng hay quặt tay lái bắt đổi hướng bất thình lình. Cả hai phương cách có thể làm con thuyền đi mất hoặc lật đổ rồi chìm luôn. Làm cha, làm mẹ, chúng ta là người lái thuyền buồm - cần sự uyển chuyển và kiên nhẫn cũng như cần quan sát, để ý, và nhận thức ngoại cảnh cũng như các yếu tố ảnh hưởng chung quanh đời sống con. Thuận buồm, xuôi gió, thuyền sẽ đến đích!

Một câu truyện phản ảnh nguyên tắc trên:

Có một gia đình bạn chúng tôi có cô con gái học rất giỏi và rất được bạn bè cùng thầy cô yêu quý. Cô ta là được bầu là "most popular" tại trường trung học của cô và được chọn là "prom queen" của năm lớp 10. Cô tham dự rất nhiều sinh hoạt của trường và có nhiều bạn. Ở lứa tuổi này, cô rất gần và trung thành với nhóm bạn của cô, cả trai lẫn gái. Khi lên lớp 11, cô hay đến nhà bạn chơi hay đi theo những sinh hoạt ở lại qua đêm do trường tổ chức. Dần dần mối liên hệ mật thiết với bố mẹ của cô bị giảm đi. Mặc dầu cô vẫn duy trì sự lễ phép trong gia đình và chuyên cần trong việc học, cô ít tâm sự với bố mẹ hơn lúc trước. Những buổi họp mặt gia đình họ hàng bắt đầu vắng bóng cô vì cô bận học và bận tiếp xúc với bạn bè cùng lứa. Một vài lần, bố mẹ đã phải hốt hoảng lấy xe chạy đi khắp vùng tìm cô vì đã quá nửa đêm không thấy cô về. Đến khi về nhà, cô thản nhiên giải thích là cô đến nhà bạn chơi, nói chuyện và ngủ quên ở đó. Bố mẹ bắt đầu gặn hỏi cô rõ hơn về những người bạn cô thường giao du. Cô thú thật với bố mẹ là đám bạn của cô, tuy vẫn là những người cô đã từng quen biết lâu năm từ bậc tiểu học, bây giờ có những bạn đã vào băng đảng, đã từng bị bắt và bị tù. Tuy nhiên, đối với cô, những người này vẫn là bạn thân thiết của cô. 

Bố mẹ cô hoang mang. Tục ngữ ca dao vẫn có câu, "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng," nên bố mẹ khuyên cô nên tìm bạn mới. Cô trả lời là những người bạn này cần cô hơn lúc nào hết vì họ đang gặp khó khăn. Bố mẹ băn khoăn nhưng hiểu là nếu cấm thì dễ dàng tạo sự xung khắc và hai bên không còn trao đổi tâm sự được nữa. Một mặt khác, tâm lý tuổi thanh thiếu niên, điều gì càng bị cấm càng có hấp lực mạnh hơn. Bố mẹ cô đành phải thuận theo vì không có cách nào hơn. Từ đó, thỉnh thoảng bố cô tìm cách hỏi thăm về những người bạn này, nhất là những người đang ở trong tù. Một hôm, khi cô xin tiền bố mua quà vào tù thăm bạn thì không những bố cô vui vẻ cho tiền mà còn sẵn sàng chở cô vào tù thăm bạn. Từ đó thỉnh thoảng bố đi cùng cô vào tù thăm những người bạn trong băng đảng của cô. Trong thời gian này, cô tiếp xúc với đủ hạng người và bắt đầu chứng kiến những sự kì thị và bất công trong xã hội nên có những lúc cô chán nản và bỏ nhà theo bạn một vài ngày cuối tuần mà không cho bố mẹ biết. Đối với một gia đình Việt Nam, con gái bỏ nhà đi là một chuyện "tày trời!" Bố mẹ đau khổ nhưng không tỏ thái độ ruồng bỏ hay thất vọng khi cô trở về mà nhẹ nhàng khuyên nhủ cô đừng nên vì quá lo cho bạn bè mà xao lãng chuyện học. Bố mẹ tiếp tục thay phiên chở cô đi học buổi sáng và thỉnh thoảng cùng ghé vào nhà thờ cầu nguyện trước khi đến trường. Năm lên lớp 12 trung học, cô bắt đầu ý thức sự khác biệt giữa cô và bạn bè. Cô bắt đầu hiểu là mọi người điều có cơ hội và trách nhiệm trong cuộc sống. Cô không còn cảm thấy bị ràng buộc bởi những người bạn kia nữa và dần dần tập trung vào sinh hoạt trường và cuộc sống gia đình trở lại. Cuối năm, khi ra trường trung học, cô đạt được điểm cao và lên đại học hệ thống U.C. dễ dàng. Mỗi khi nghĩ lại khoảng thời gian ấy, bố mẹ cô còn rùng mình hãi hùng tưởng chừng như cơn ác mộng! Chính nhờ sự uyển chuyển và biết hướng dẫn con thuận theo chiều gió và điều chỉnh từ từ mà cơn ác mộng ấy đã không thành sự thật. Ngày nay, cô con gái là một giáo sư trung học thành công vì cô biết và hiểu tâm trạng của học sinh cô đang dạy. Nhờ sự hướng dẫn khôn khéo và tình thương yêu vô bờ của bố mẹ, cô trở thành người hữu dụng và đem được những kinh nghiệm khó khăn của tuổi mới lớn ra giúp người khác.

2. Action -> Reaction --- Tác Động ' Tác Động Phản Kháng: Đây là một định luật vật lý căn bản. Mỗi tác động đều nảy sinh một tác động phản kháng hoặc phản ứng lại tác động trước. Ví dụ như "Everything that goes up must come down," - Cái gì đi lên cũng phải rơi xuống lại vì sức hút của trái đất. Khi một trái banh bị ném xuống đất thì nó dội lên lại. Định luật này cũng được áp dụng trong khoa học nhân văn. Tác dụng một lời khen đưa đến phản ứng vui vẻ của người được khen. Một lời chê đưa đến sự chống chế, bào chữa hay phật lòng. Mỗi tác động, bất cứ là một sự hành xử hay lời nói điều nảy sinh ra một phản ứng. Phản ứng này lại có tác dụng nảy sinh ra một phản ứng khác. Thông thường, chúng ta có thể dự đoán được phản ứng của người thân thuộc dựa trên tâm lý thông thường và những liên hệ quá khứ. Khi người chồng đi làm về bước vào nhà nét mặt đăm chiêu, đến chiếc ghế trước TV ngồi phịch xuống và vặn TV lên, người vợ biết là ông ta có chuyện không vui và phản ứng bằng cách lùa con ra sân chơi để bố nghỉ mệt và thư giản. Khi cậu con trai đưa phiếu điểm cho bố mẹ xem, cậu biết là cha mẹ sẽ có phản ứng giận giữ vì những con "C" và "D" trong sổ điểm. Cậu gồng mình và phập phòng chuẩn bị lời phân trần biện hộ khi cha mẹ trách mắng. Sau đó, cậu sẽ về phòng và vặn nhạc thật lớn lên nghe, hay chơi một game trên internet với bạn để cho bớt bực bội. Qua tới ngày hôm sau thì cậu quên hết những lời la mắng, khiển trách của bố mẹ.. . cho tới chu kỳ sau! Cậu không phải là một đứa con hư, chỉ ham chơi hơn ham học. Những lời trách mắng cậu con trai 16 tuổi như nước đổ đầu vịt. Cha mẹ cậu sẽ cảm thấy chán nản, thất vọng, và bất lực!

Theo định luật actio'reactio, nếu không có tác động, thì không có tác động phản kháng hoặc phản ứng. Nếu bố mẹ thay vì lớn tiếng trách cứ cậu con ham chơi hơn ham học, không hành xử như thế mà hành xử theo một cách thức khác hoàn toàn mà cậu con không dự đoán được, phương trình actio'reactio' action-'reaction sẽ bị gián đoạn, đưa đến sự suy nghĩ, suy xét lại. Thông thường, một phản ứng quen thuộc lâu ngày thành một tác động phản xạ (a reflex) không cần suy nghĩ. Điều cần thiết là tạo cơ hội và môi trường cho lứa tuổi thanh thiếu niên dừng lại và suy nghĩ. Khi có sự suy nghĩ, con người không nhắm mắt làm ngơ trước những điều phải trái. Để thoát khỏi sự hành xử theo phản ứng, cha mẹ phải làm những điều "bất ngờ" làm cho con cái "mất thăng bằng" (off-balance) vì chúng không biết phản ứng như thế nào. Khi bị mất thăng bằng, chúng phải suy nghĩ lại (reflect) để điều chỉnh (readjust) sự suy nghĩ và hành động của mình. Lúc đó, cha mẹ và con cái có thể tìm một đường hướng mới để đi tới đích.

Một câu truyện phản ảnh nguyên tắc trên:

Một người bạn chúng tôi lâm vào tình cảnh "gà trống nuôi con" đã nhiều năm. Một buổi tối sau một ngày dài làm việc mệt mỏi người bố bước vào phòng cậu con trai út là một học sinh trung học 17 tuổi. Đây là thời gian cậu phải chuẩn bị học thi cho những kì thi lên đại học trong năm tới. Tuy nhiên, người bố thấy cậu đang nằm dài trên giường, vừa coi TV vừa "chat" với bạn trên internet. Trên bàn và trên kệ, chồng sách vỡ nằm ngay hàng thẳng lối, không có dấu hiệu gì của một người đang học thi. Khi thấy bố vào, cậu ngồi lên chào bố. Người bố hỏi, "Hình như ngày mai con có cuộc thi quan trọng phải không" Sao, con đã chuẩn bị kỹ càng chưa"" Cậu con trả lời, "Bố, con chán học lắm rồi. Con thấy học cho lắm cũng vậy thôi. Chả có gì quan trọng cả!" Người bố cảm thấy một cơn giận đang âm ỉ nổi dậy trong lòng. Bao năm tháng, ông cố gắng một mình lo toan mọi việc cho các con thong thả ăn học. Kỳ vọng duy nhất ông đặt vào các con là phải lo chăm học và giữ đạo nghĩa. Bây giờ cậu con út ngang xương tuyên bố không muốn học! Ông lặng người suy nghĩ. Sau đó người bố bình tĩnh trả lời, "Được rồi. Con không muốn học thì bố cũng không ép. Mấy sách vỡ này bây giờ con không cần nữa thì để bố dẹp cất đi cho rộng phòng." Người bố ra garage, lấy vào mấy thùng giấy carton, thong thả xếp từng cuốn sách vào thùng rồi lấy băng keo dán lại. 

Ông khiêng từng thùng ra ngoài garage cất xong bước vào phòng đối diện với cậu con trai. Ông móc túi lấy tiền từ trong ví ra và nói, "Ngày mai, con không phải đi học thì con có thể đi chơi. Đây, bố cho con ít tiền mặt. Con cầm lấy mà tiêu."

Sau đó, người bố ngồi xuống bàn giấy của con, lấy giấy viết ra và nói, "Để bố viết một lá thư cho bà hiệu trưởng, xin phép cho con nghỉ học." 

Viết lá thư xong, ông gấp lại, bỏ vào phong bì và đặt trên bàn rồi đứng dậy. "Thôi, bố mệt rồi, bố về phòng nghỉ. Con không phải đi học ngày mai thì con cứ tự nhiên thức khuya, coi TV. Không sao cả." 

Nói rồi, người bố vào phòng riêng đóng cửa lại. Chừng một tiếng đồng hồ sau, có tiếng gõ cửa. Giọng người con trai rụt rè nói, "Bố, con muốn nói chuyện với bố." 

Người bố mở cửa ra và cậu con bước vào phòng. Cậu nhìn bố nói, "Bố, con suy nghĩ lại rồi. Con muốn tiếp tục đi học!" Người bố vui vẻ trả lời, "Ồ" Vậy thì mình xuống nhà đem sách ra lại con nhé." Nói xong, hai bố con khiêng hai thùng sách từ garage trở lại phòng, mở ra, và sắp sách lại trên kệ y như cũ. Từ đó về sau, cậu con trai không bao giờ than phiền về chuyện học và người bố không bao giờ nhắc lại chuyện cũ! 

Năm nay cậu con trai ra trường, tốt nghiệp một lần hai môn và đã có việc làm tốt chờ sẵn. 

(Kỳ sau: The Necessary and Sufficient Condition-Điều kiện ắt có và đủ)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
EMS đã có buổi họp báo nhằm vinh danh những nhà lãnh đạo tổ chức cộng đồng, vừa vinh dự nhận giải thưởng James Irvine Foundation Leadership Award năm 2024.
Vào lúc 11 giờ 30 trưa chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024 trước khu Thương Xá Phước Lộc Thọ, Thành phố Westminster, kể từ nay hằng ngày lá Cờ Việt Nam Cộng Hòa sẽ tung bay cùng lá cờ Hoa Kỳ, trong một buổi lễ khánh thành trụ cờ và Thượng Kỳ được long trọng tổ chức trước sự vui mừng trong niềm xúc động của hàng trăm đồng hương và các cựu quân nhân QL/VNCH.
Tại nhà hàng Paracel Seafood Restaurant, Nam California vào tối Chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024, Tổng Hội Phát Triển Võ Thuật Thế Giới (THPTVTTG) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 32 năm thành lập và kết thúc đại hội Quốc Tế Võ Thuật 2024. Khoảng 400 quý vị Chưởng Môn, Võ Sư, Võ sinh thuộc các môn phái từ khắp nơi trên thế giới về tham dự
Hôm nay, Dân Biểu Liên Bang Michelle Steel (Đảng Cộng Hòa-CA) trong tuần qua đã thúc giục Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đưa Việt Nam vào danh sách các “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vì tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng tồi tệ hơn
Dữ liệu nghiên cứu mới cho thấy những người thợ móng tay—chủ yếu là phụ nữ Việt Nam, dân nhập cư và tị nạn—đang bị trả lương quá thấp dưới mức tối thiểu và bị xếp loại nghề nghiệp sai chỗ tràn lan, điều này làm suy yếu khả năng bảo vệ quyền lợi lao động của họ tại nơi làm việc. Ngoài ra, chủ tiệm—phần lớn điều hành các tiệm nail gia đình nhỏ lẻ—không nhận được giải trình về luật lao động hợp với ngôn ngữ và văn hóa của họ. Những kết quả báo cáo đã ghi trong dự luật AB 2444, một dự luật mới được Dân biểu Tiểu bang California Alex Lee (AD 24) đệ trình vào ngày 13 tháng 2 năm 2024 để thực thi các yêu cầu về giáo dục trong ngôn ngữ và tinh tế trong văn hóa cho thợ và chủ tiệm nail.
Vừa đúng thời điểm mọi người nghỉ kỳ Spring Break vào Tháng Ba này, một trong những quần thể hồ tắm phong thái resort rộng nhất tại một trong những cơ sở resort/casino lớn nhất trong nước sẽ mở cửa đón tiếp mùa vui đùa trong nước vào Thứ Hai, 11 Tháng Ba. Năm nay, khách vui chơi hồ tắm mọi nơi đều sẽ có thể tới tận hưởng môi trường như-một-ốc-đảo của The Cove, với diện tích rộng bằng năm sân football. Ban Quản Lý khu The Cove của Pechanga Resort Casino thực hiện thẻ dùng trong ngày cho những vị khách không-thuê-phòng-khách sạn và để những vị này được thuê 'lều - cabana' cùng 'giường nằm - daybed'.
Đã quá lâu, việc dạy kèm và trợ giúp làm bài tập về nhà đã nằm ngoài tầm với của nhiều học sinh và gia đình ở California. Sự phân chia giữa những người có thể tiến lên trong xã hội và những người chỉ có thể mơ ước về điều đó thường dẫn đến một nền tảng giáo dục không bình đẳng cho học sinh. Nhằm đem quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho học sinh, thư viện địa phương của quý vị hiện đang cung cấp miễn phí dịch vụ dạy kèm và hỗ trợ làm bài tập về nhà trực tuyến HelpNow cho học sinh California!
Khoảng đầu tháng 04 năm 2024, Hoà thượng GIỚI ĐỨC-MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Sư Trưởng HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ VIETNAM sẽ vân du hoằng hoá ở Hoa Kỳ và Thầy sẽ lưu trú tại miền nam California từ ngày 05 đến 12 tháng 04 nam 2024 Nhân dịp này, Thầy muốn gặp gỡ những vị thiện hữu tri thức, quý phật tử hữu duyên
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm, lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé!
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.