![]() |
Nhà Văn Hải Triều đang ngồi. Đứng, từ phải sang: phóng viên Tuyết Mai, GS Nguyễn Ngọc Bích. |
Được biết trong dịp tưởng niệm 9/11/2007 Hà Nội và Nhà Xuất bản Random House ở New York Hoa Kỳ đã phát hành hằng trăm ngàn quyển “Nhật Ký của Đặng Thùy Trâm” (The Dairy of Đăng thùy Trâm) bản tiếng Anh có tựa đề là "Last Night I Dreamed of Peace” phát hành trên toàn thế giới, nhằm mục đích tuyên truyền cho chế độ CS và chiến tranh VN.
Qua quyển “Nhật ký của Đặng Thùy Trâm” chúng ta được biết Cô Đặng thùy Trâm là một bác sĩ trẻ, được gởi vào Nam năm 1968 – 1970. Trong hai năm, cô làm việc trong một bệnh viện ở Quảng Ngãi, năm 1970 thì bị đụng trận và cô bị chết. Người Mỹ được nhật ký của cô, họ nghiên cứu thấy không có giá trị về tình báo quân sự nên định đốt đi, nhưng một quân nhân VN nghĩ nó có giá trị về con người nên sĩ quan tình báo Mỹ giữ lại. Cách đây ba năm ông đem tập nhật ký này cho một Trung Tâm Việt Nam (VietNam Center) ở Texas, chuyên giữ những tài liệu VN (có khoảng mười triệu tài liệu về VN).
Cho đến một hôm, có người tìm thấy “Nhật ký của Đặng Thuy Trâm”, họ đi tìm gia đình Cô Trâm để trao trả lại quyển nhật ký, thì khám phá ra cô này ở Hà Nội. Trong đó Cô Trâm nói lên tấm lòng của cô đối với đất nước, cô nói lên lý tưởng của thế hệ trẻ Miền Bắc vào Nam chiến đấu. Được quyển sách này Chính Quyền Hà Nội thích quá, cho xuất bản bằng hai thứ tiếng Việt và Anh để tuyên truyền cho chế độ CS và chiến tranh Việt Nam.
Nhà Văn Hải Triều viết quyễn “Máu và Nứơc Mắt Trên Lưng Trường Sơn” cũng bằng hai ngôn ngữ, bản tiếng Anh là “Blood &Tears on Trường Sơns Back” để phản công lại tác phẩm tuyên truyền “Last Night I dreamed of Peace” do Hà Nội xuất bản. Bản tiếng Việt dành cho độc giả VN và bản tiếng Anh nhằm mục đích cho thế giới cũng như thế hệ trẻ VN hiểu rõ hơn về sự lừa bịp, giả trá của CSVN trong cuộc chiến cũng như sự tàn nhẫn vô nhân của chế độ CSVN.
Trước hết cũng nên giới thiệu qua về tác giả, Nhà Văn Quân Đội Hải Triều, tên thật là Lê Khắc Anh Hào. Trước năm 1975 Ông là một thành viên trong ban biên tập của Nhật Báo Sóng Thần, là Sĩ Quan khóa 23 Trừ Bị Thủ Đức. Ông cùng các bạn cũng là những Nhà Văn Quân Đội như Phan Nhật Nam, Lâm Chương, Nguyễn Phúc Sông Hương… viết và xuất bản nhiều thơ và văn chiến đấu với mục đích phơi bày sự thực, sự gian dối của Hà Nội trong chiến tranh Việt Nam. Trong những năm gần đây nhóm ông phát hành chín tác phẩm trong đó tác phẩm nổi tiếng nhất là “Những trận đánh không tên trong quân sử “ Tập I (2003) và Tập II (2006).
Tất cả những tác phẩm của ông đều ảnh hưởng đến công cuộc đấu tranh cho một Việt Nam Tự Do. Những người phản chiến của Mỹ cũng như CSVN đã sĩ nhục cuộc chiến đấu anh dũng, chính danh của Người Lính VNCH , vì vậy ông và những người bạn đã viết để thứ nhất, đòi trả lại danh dự và hào quang cho những cựu quân nhân còn sống cũng như những người đã hy sinh. Thứ hai là cho biết khả năng chiến đầu của Người Lính VNCH và thứ ba là nói lên tính nhân bản của Người Lính VNCH.
Nhà Văn Hải Triều cho biết tác phẩm “Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trườgn Sơn là tác phẩm Ông ưng ý nhất, vì đây là lần đấu tiên tất cả những dữ kiện chứng tỏ tội ác của VC được đưa vào LHQ ở New York.
Trong sáu mươi ngày qua ông và các bạn đã cấp tốc cho xuất bản tác phẩm “Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn” đẻ phản luận lại tập Nhật ký Đặng Thùy Trâm của CSVN. Ông đã cấp tốc chuyển dịch tập đó sang tiếng Anh và đã thành công, kịp đưa vào Liên Hiệp Quốc 50 quyển.
Theo Nhà Văn Hải Triều thì tác phẩm này là những cáo trạng mà CSVN không thể chối cải được. Đây là một trong những phương cách đấu tranh cho chính nghĩa của chúng ta. Phái đoàn ngoại quốc ở LHQ có phản ứng tích cực nhất là phái đoàn Na Uy. Họ nói rằng tác phẩm này có những điểm và những bằng chứng rất là khả tín mà CSVN không thể chối cải được.
Theo nhà văn Hải Triều, 32 năm nay chúng ta không thắng CSVN về mặt quốc tế. Bây giờ chúng ta nên quan tâm về mặt trận này và đây là một trong những bước khởi đầu trong giai đoạn này.
Quyển “Máu và Nứơc Mắt Trên Lưng Trường Sơn” gồm nhiều chương, ngay chương đầu Nhà Văn Hải Triều nhấn mạnh, ông đã thu nhận được một số bằng chứng, những bằng chứng đó không phải để kết tội Đặng Thùy Trâm. Ông rất trân trọng lòng yêu nước của cô ta , cô ta chỉ là nạn nhân của Đảng CS mà thôi. Quyển sách này chỉ nhắm vào Hồ Chí Minh và Đảng CSVN, nhắm vào hệ thống “tẩy não, nhồi sọ tuyên truyền ” của chế độ CS đối với thế hệ thanh niên Miền Bắc, đưa thế hệ này vượt Trường Sơn và họ đã chết dọc Trường Sơn rất nhiều. Có những oan khúc là khi họ bị thương trên chiến trường Miền Nam họ bị cấp chỉ huy tàn sát để không mang theo gánh nặng, trong đó có việc Quân Đội CS đẩy thương binh của họ xuống biển.
Tất cả những tài liệu về vấn đề này CSVN cố dấu diếm, nhưng Nhà văn Hải Triều cho biết ông đã phát giác bằng chứng. Những người ngoại quốc không bao giờ ngờ được Quân Đội CS tàn sát dã man thương binh của họ. CSVN là nước duy nhất tàn sát thương binh của địch và thương binh của họ, điều đó là một trọng tội đối với người dân Miền Nam và cả nhân dân Miền Bắc nữa.
Trong chương thứ hai tác giả đặt vấn đề Đảng Cộng Sản VN là ai" Và chương ba Đảng CSVN đã giết Đặng Thùy Trâm một lần nữa. Không ai có quyền sửa nhật ký, nhưng Đảng CSVN đã bỏ nhiều đoạn, thêm nhiều đoạn, vì nhu cầu chính trị. Họ đã sửa đổi bién nhật ký của Đặng Thùy Trâm thành một bản văn để tuyên truyền và lừa dối tại VN. Khi bản văn được dịch ra tiếng Anh thì sự lừa bịp của Đảng CSVN càng gia tăng. Nếu có ai có được bản chính thì người ta sẽ thấy CSVN đã phạm điều đó. Trên nguyên tắc đạo lý của người cầm bút thì đảng CSVN đã giết Đặng Thùy Trâm một lần thứ hai.
Chương thứ ba Nhà Văn Hải Triều đề cập đến những vụ thảm sát dã man người dân Miền Nam. CSVN nói họ “giải phóng Miền Nam” nhưng khi chúng tràn ngập những căn cứ của chúng ta thì họ thảm sát tất cả. Nhà Văn Hải Triều cũng trưng bày sau năm 1975 CS đã hành quyết rất nhiều quân dân Miền Nam.
Chương thứ năm tác giả nói về một sản phẩm dối trá và phản bội, nhật ký của Đặng Thùy Trâm bị xào nấu lại, là điều không thể chấp nhận
được. Tác giả Hải Triều cũng đề cập đến cuộc tàn sát trên “DDại Lộ Kinh Hoàng”, được chứng minh qua những cuộc phỏng vấn . CSVN cho những người dân di tản là quân dân của “ngụy” nên họ tàn át. Một số cán binh CS bỏ hàng ngũ vì lý do họ không chấp nhận sự tàn sát vô nhân đạo đó..
Chương tám là chương rất nhức nhối đối với Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Minh Triết, vấn đề “Sinh Bắc Tử Nam”. Tác giả đưa ra những tài liệu từ ngoài Bắc đến Điện Biên Phủ, CSVN không có thương binh mà chỉ có liệt sĩ. Họ tàn sát hết thương binh. Sau này các sĩ quan cao cấp tiết lộ như vậy, và Nhà văn Hải Triều đã phát giác ra CSVN đã gom những thương binh của họ lại , nói là chuyển họ ra ngoài biển để chữa trị trên tàu, rồì khi ra biển họ trúc tất cả thương binh xuống biễn . Tất cả những người thực hiện cuộc hành quyết sau này bị giết hết để bịt miệng, và người sống sót cuối cùng đã tiết lộ điều này.
Trong số hằng ngàn chiến trường ở Miền Nam, CSVN không di chuyển thương binh được, họ đã quyết định hành quyết thương binh, họ gọi là “truy điệu sống những liệt sĩ” . Họ hành quyết để chúng ta không bắt và khai thác những thương binh đó và họ cũng không muốn những thưong binh này còn sống để làm nhân chứng cho những sự dã man của họ. Có người đã khai quật hầm xác chết của thương binh CSVN. Quân Đội CS là quân đội duy nhất trên trái đất hành quyết thương binh của họ. Chúng ta luôn tìm mọi cách giúp đỡ thương binh của chúng ta và ngay cả với thương binh địch . Điều đó chứng minh cái tính nhân bản Quân đội của chúng ta và cái tính dã man của Quân Đội CS.
Nhà văn Hải Triều nhận định, trong cuộc chiến đấu, nếu chỉ có một nhóm người hoạt động thì rất là cô đơn, sẽ không đi xa được. Cuộc chiến đấu phải là cuộc chiến đấu chung của mọi người và là trách nhiệm chung của mọi người. Khi có một tác phẩm đóng góp cho công cuộc đấu tranh chống chế độ CS thì đồng bào nên tiếp tay để công cuộc đấu tranh cho tự do sớm được thành đạt.
Đồng hương có thể tiếp tay bằng cách mua những tác phẩm bằng tiếng Anh để tặng cho bạn người ngoại quốc, thì chúng ta không cần giải thích lý do vì sao chúng ta có mặt ở hải ngoại, cũng như tặng cho những trẻ em VN sinh sau 1975 thì chúng nó sẽ hiểu vì sao cha mẹ phải bỏ xứ ra đi.