Hôm nay,  

Hội Dược Sĩ Việt Mỹ Nam Cali Hội Thảo Về Bệnh Tâm Thần

18/05/200700:00:00(Xem: 3307)

Hình ảnh trong buổi hội thảo

   Mười giờ 30 sáng Chủ Nhật 13 tháng 05 năm 2007, cũng là ngày Chủ nhật "Mother's day",  nắng thật ấm và sáng.  Góc đường Magnolia và Orangewood xe đổ về đông hơn bình thường. Lề đường trước mặt Thiền viện Sùng Nghiêm xe đậu kín không còn chỗ trống.  Người ta đổ về thiền viện để dự buổi hội thảo về chứng bệnh tâm thần (neurological disorder) do hội Dược sỹ Việt Mỹ Nam California tổ chức lúc 11giờ.

Thuyết trình đoàn gồm các chuyên viên y sỹ đầy kinh nghiệm:

1. Bác sỹ Nguyễn Xuân Vinh, MD

2. Bác sỹ Phạm Nguyên Lương, MD chuyên gia tâm thần

3. Bác sỹ Lê Khắc Tánh, MD chuyên gia tâm thần

4. Bác sỹ Phạm gia Cổn, MD

5. Bác sỹ Dược khoa  Bùi Lê Hạnh, Pharm  D

6. Dược sỹ Bùi Khiết, R. Ph

7. Và một số chuyên gia tâm thần khác.

Quan khách đến dự hội thảo ngồi kín gian phòng hình chữ nhật dài. Dọc theo căn phòng là những cửa chớp trổ ra sân, sáng sủa, thoáng mát và yên tĩnh. Không gian nhẹ và thanh tịnh như đọng lại trên các giò lan và các hòn non bộ ngoài cửa sổ.

Trước khi chính thức bắt đầu buổi thuyết trình và hội thảo,  cô Gia Mỹ, phóng viên của thiền viện Sùng Nghiêm, xin phép được phỏng vấn  DS. Vũ văn Tùng, chủ tịch hội dược sỹ:

* Gia Mỹ: - Thưa DS, xin DS vui lòng cho biết tại sao hội DS chọn thiền viện Sùng Nghiêm để tổ chức buổi hội thảo lần này"

* DS Tùng: - Lần thứ I vào ngày 10-12-2006  buổi hội thảo về CAI THUỐC LÁ,  đã được hội DS tổ chức tại hội trường Littlte Saigon Radio.  Lần thứ II này, đề tài của hội thảo là  BỆNH TÂM THẦN, nên chúng tôi  chọn thiền viện Sùng Nghiêm.  Thiền viện là nơi thích hợp nhất, là một biểu tượng, là nơi lắng đọng cho chứng bệnh tâm thần.

* Gia Mỹ: - Vậy lần hội thảo sau, DS có dự định tổ chức tại TV Sùng Nghiêm nữa không"

* DS Tùng: - Vâng, cái đó còn tùy thuộc vào đề tài của buổi hội thảo.

Sau khi phỏng vấn DS Tùng, cô Gia Mỹ quay sang phỏng vấn ngắn BS Lê Khắc Tánh, một bác Sỹ chuyên gia tâm thần.

* Gia Mỹ: - Thưa BS, theo BS, thiền có lợi gì cho tâm thần"

* BS Tánh: - Thật ra chính cá nhân tôi là một thành viên của các buổi tọa thiền của TV Sùng Nghiêm. Phật pháp không rời thế gian pháp, nên khi tìm về với bản chất, là một đóng góp quan trọng cho chứng bệnh trầm cảm. Tóm lại tọa thiền, tập thiền giúp rất  nhiều cho  việc chữa trị bệnh tâm thần.

* Gia Mỹ: - BS có nhận xét gì riêng cho cộng đồng trong vấn đề này không"

* BS Tánh: - Theo thống kê, đã có từ 7-8% người Việt đang được điều trị trong các bệnh viện tâm thần, nên chúng tôi kêu gọi cộng đồng nên có quan tâm để giảm thiểu bệnh này. Rất cám ơn cô Gia Mỹ đã đại diện TV Sùng Nghiêm đặt cho chúng tôi những câu hỏi hôm nay.

 Vì ngày Hội thảo cũng là ngày lễ hiền mẫu,  MC Bích Ty mở đầu với lời chúc các bà mẹ một ngày hạnh phúc cùng con cháu.  Sau đó giới thiệu các tiết mục chương trình.

Tiếp đến là lễ chào quốc kỳ Mỹ-Việt, cùng một bản nhạc thiền về mẹ của sư cô Thanh tịnh Liên Thích nữ Chân Thiền.

Sau bản nhạc thiền,   MC Bích Ty mời DS Vũ V Tùng lên khai mạc buổi hội thảo.

 Vào phần hội thảo -

1/. DS. BÙI KHIẾT:

Bốn giai đoạn của bệnh tâm thần:

- thời tiền sử:  nhìn theo khía cạnh tôn giáo, cho rằng chứng bệnh chỉ là quỷ ám, dùng tế thần, tế lễ, roi vọt để trục xuất bệnh.

-  thời cổ Ai cập:  là cái nôi văn hóa, chủ trương dẫn linh hồn vào nẻo huyền bí. Bệnh tâm thần trở thành siêu nhiên và bệnh giảm nhờ cầu nguyện. Con bệnh được dùng thuốc phiện, thuốc ngủ để đuơc sảng khoái.

- phục hồi đạo đức:  mang tôn giáo vào bệnh tâm thần

- quan niệm về tâm thần:  được thay đổi trong thế kỷ, xét chứng bệnh theo môi trường sinh hoạt,  chứng thực bệnh này gia tăng sau chiến tranh và giảm thiểu do tiến bộ về điều trị cả về thuốc men lẫn tâm lý. Riêng Trung Hoa và An Độ, chưa thu thập đủ về chứng bệnh này.

2/ BS NGUYỄN XUÂN VINH:

Nói đến sức khỏe và sự né tránh khi nghĩ tới tâm thần trong cộng đồngVN, vì quan niệm tâm thần là điên và điên là một chứng bệnh đángxấu hổ. Ong phân tách về tâm lý bị dồn nén - hiểu biết nhưng không tự vệ được khi bị nhạo báng hoặc bị hành đông mang tính cách diễu cợt - dẫn đến chịu đựng và trong hành trình chịu đựng không có an ủi che chở như trường hợp em thiếu niên Nam Hàn - và cho đó cũng là một nguyên nhân gây mất trí vì cùng quẫn, cuối cùng đưa tới sát nhân …hoặc tự vẫn.

(Một tiết mục văn nghê giúp vui của BS Tánh và MC Bích Ty)

3 . BS PHẠM NGUYÊN LƯƠNG:

Pân biệt tâm trí và thể chất.  Định nghĩa bệnh tâm trí là những tâm trạng tâm lý bất thường quá độ như: vui quá, buồn quá, lo quá, nói quá …  Và phân biệt bệnh tâm trí ngoài đời với trong tù như: có những người ngoài đời bị tâm thần rồi vào tù do hành động tâm thần gây ra, ngược lại, có những người vì gây lỗi, vào tù, rồi bị tâm thần. Do đó để giúp cho việc chữa bệnh tâm thần, nên biết nguyên nhân, hoàn cảnh, yếu tố nuôi dưỡng… Ong cũng bật mí một vài loại thảo mộc giúp ích phần nào cho tâm thần:  rau má, trà tầu, trà cúc vàng, ớt, kim châm, mộc nhĩ … Và thân nhân cũng là một ảnh hưởng rất lớn giúp cho người tâm thần.

4/. DS BÙI LÊ HẠNH:

Đưa ra tên các loại thuốc trong việc chữa trị bệnh tâm thần, và nhấn mạnh dùng thuốc cần đúng liều lượng, và xác định thuốc có khả năng hạn chế các cơn rối loạn và hoang tưởng. Tâm thần phân liệt, loạn tâm thần là do thiếu hay đã mất khả năng thực tế của con người.  Dược sỹ Hạnh cũng nhắc đến môt số dược phẩm trị tâm thần đưa đến giảm bạch cầu, làm choáng váng, chóng mặt, làm lên ký và đôi khi có thể đưa đến chứng tiểu đường …

5/ BS PHẠM GIA CỔN:

Định nghĩa tâm thần là hỗn loạn về hành đông, và nguyên nhân của tâm thần do khủng hoảng đưa đến mất quân bình trong con người, hay do những ám ảnh, đè nén, uẩn khúc trong quá khứ, hoặc xung đột trong bản thân, gia đình. Để tránh tâm thần, cần duy trì cân bằng từ con người đến đời sống, chấp nhận trị bệnh, chọn lựa cách trị liệu (treatment) và một trong những phương cách tránh tâm thần là: Tu tập - Thanh thản - Thoải mái. Ong cho rằng, giảm tâm thần là giảm tệ nạn xã hội.

6/. BS LÊ KHẮC TÁNH:

Là thuyết trình viên sau cùng, nói về chứng trầm cảm, dọ suy nhược tâm tình, tâm thái, suy nhược về ăn uống, hay trong sinh hoạt. Dấu hiệu thông thường của trầm cảm là:  lo âu, hờ hững với moi người, chán nản, tuyệt vọng, bi quan.  Ong cho biết tỷ lệ trầm cảm đưa đến tự tử cao nhất là ở người Trung Hoa.  Để giảm thiểu từ 60-80%, người trầm cảm cần được trị liệu ngoài thuốc, là vật lý trị liệu.  Và cũng để kết thúc buổi hội thảo về bệnh tâm thần, BS Tánh kết luận:  Cần  lưu tâm đến đời sống tinh thần. Nên bộc lộ tâm tình ra ngoài.

Buổi hội thảo kết thúc lúc 3 giờ chiều cùng ngày.

DS Tùng thay mặt hội Y Dược sỹ, cám ơn các ni sư thiền viện Sùng nghiêm và hoan hỷ bế mạc HỘi THẢO BỆNH TÂM THẦN  do Hội Dược sỹ Việt Mỹ Nam California tổ chức.

 Quan khách lần lượt ra về và rất mong  hội Y Dược sỹ hải ngoại  sẽ  tiếp tục tổ chức những buổi hội thảo  tương tự trong tương lai. Những buổi hội thảo bổ ích như hôm nay  làm tăng thêm kiến thức và hiểu biết cho cộng đồng người Việt trên mảnh đất tạm dung Hoa Kỳ, một xứ sở phồn vinh, có đời sống  sung túc,  nhưng tất bật,  lại  quá nhiều áp lực.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.