Hôm nay,  

Lê Trọng Nguyễn Và “nắng Chiều”

07/10/200600:00:00(Xem: 7136)
Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn.

Tôi được dịp gặp Chị Nguyễn Thị Nga, hiền thê của Cố Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn, tác giả của nhạc phẩm bất hủ “Nắng Chiều”  vào cuối Tháng Tám, 2006 ở Nam Cali. Chị cho biết một vài chi tiết về nguồn cảm hứng của tác giả Lê Trọng Nguyễn  khi sáng tác nhạc phẩm “Nắng Chiều” cùng  cuộc đời sự nghiệp âm nhạc của Cố Nhạc Sĩ  Lê Trọng Nguyễn.

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sinh năm 1926 tại Điện Bàn, Quảng Nam  rất hiếu học về văn hóa và rất thích âm nhạc, nên ông đã tự học âm nhạc. Ông lớn lên trong một gia đình với mẹ , cha mất sớm. Ông có hai người em và một người em đã mất sớm. Chị Nga làm việc cho hãng Hàng Không VN và Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn vì công vụ thường vào Nam bằng hãng Hàng Không này, nên hai người gặp nhau. Cả hai vợ chồng có được  bốn cháu, ba gái một trai, các cháu rất yêu thích  âm nhạc.

Về âm nhạc thì đa số các nhạc sĩ  hồi trước đều khởi đầu bằng cách tự học, Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn tự học âm nhạc qua sách vở của Pháp và ông học hàm thụ và tốt nghiệp ở  Ecole Universelle  trường âm nhạc Pháp. 

Ông thường liên lạc với nhà trường, đây  là cơ hội  học hỏi, phát triển âm nhạc Pháp và Việt. Ông thường gởi tác phẩm  sang Pháp để lấy ý kiến  và trau dồi thêm  về kỹ thuật viết nhạc.

Đến khoảng năm 1952 thì Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã có  nhạc phẩm  như “Sóng Đà Giang”, tác phẩm này đưa ông đến sự thành công là một nhạc sĩ Pháp đã chấp nhận ông vào Hội Nhạc Sĩ Pháp S.A.C.E.M.. Đây là bước đầu tiên và ông tiếp tục trau dồi âm nhạc.

Khoảng năm 1946 ông  gia nhập vào kháng chiến chống Pháp  yêu nước,  tác phẩm đầu tiên là “Ngày Mai Trời Lại Sáng” sáng tác năm  1946. Bản này  là kỷ niệm của thời thanh niên yêu nước và lúc đó  ông là Liên Đoàn Trưởng Liên Khu 5. Từ  năm 1953 đến năm 1959 có nhiều tác phẩm được ra đời như  là nhạc phẩm "Nắng Chiều”,  “Bến Giang Đầu”…

Về nguồn cảm hứng sáng tác nhạc phẩm "Nắng Chiều”, Chị Nga cho biết tác giả đã nói với các bạn thân rất nhiều về “Nắng Chiều”. Một trong những người bạn là nhà thơ Trúc Chi. Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn  nói với Trúc Chi  là nhiều người tuởng ông viết bài này ở Hội An, nhưng theo sự ghi lại của nhà thơ Trúc Chi trên Diễn Đàn  Âm Nhạc thì Nhạc sĩ  Lê Trọng Nguyễn đã ghi lại nhiều  cảnh đẹp ở Hội An,  những cảm xúc, mơ ước, tình yêu tuổi trẻ  trong âm nhạc của ông, nhưng  bản "Nắng Chiều” được  nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sáng tác tại  Cung Nội Huế.

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn có lần đến Cung Nội Huế do sự hướng dẫn của Nhạc sĩ  Vũ Đức Duy, nơi đó Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn gặp một người bạn đã thân quen từ trước, trong giây  phút đầy xúc cảm  đó, trong sân  nắng của Cung Nội Huế,  nhạc phẩm  “Nắng Chiều” được sáng tác.

Trong dòng nhạc của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn trước năm 1975, tác phẩm  nổi tiếng  nhất là  “Nắng Chiều”, nhưng theo tác giả thì bản được  yêu thích  nhất là “Sao Đêm” và "Lá Rơi Bên Thềm”.  Bản “Sao Đêm” có nét nhạc cổ điển Tây Phương. Nội dung bản  này cho thâý một sự đam mê, lãng mạn. Nguồn cảm hứng để viết nên bản  “Lá Rơi Bên Thềm” là  cuộc sống đầu đời của ông, trong đó có Nhạc sĩ Nguyễn Hiền  và  một số người thân như Cô Minh Trang, Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Nhạc sĩ Phạm đình Chương.  Tác giả kể lại,  theo ông nhà thờ Huyện Sĩ rất nhỏ nhưng là nơi  đẹp nhất.   Khi qua nhà thờ Huyện Sĩ  ông đã viết  bài  “Chiều Bên Giáo Đường”  vì ông đã có một kỷ niệm đẹp ở nơi này.

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn cũng  đã cùng nhạc sĩ Nguyễn Hiền ghi lại những cảnh đẹp thiên nhiên Huế qua bản "Lá Rơi Bên Thềm”.

Biến cố năm  1975 đưa chúng ta đến một khúc quanh lịch sử không may nhưng đó cũng là nguồn cảm hứng để các nhạc sĩ  sáng tác nhiều  nhạc phẩm có giá trị. Sau năm 1975, tình cảm văn nghệ giữa những người nghệ sĩ còn ở lại như Mai Thảo, Phạm Đình Chương và Lê Trọng Nguyễn đã bộc phát, thương nhau như anh em. Sau đó  Mai Thảo và Phạm Đình Chương ra đi (hải ngoại),  Lê Trọng Nguyễn rất thương nhớ bạn,  từ nguồn cảm hứng đó Ông đã viết bản “Sóng Nước Viễn Phương”,  bản  nhạc này phổ từ một bài thơ của Thẩm Oánh  viết  cho các bạn đã ra đi .

Về bản nhạc “Bến Giang Đầu” thì một  nhà xuất bản đề nghị đổi tên  là “Nắng Chiều  2” , nhưng Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn  không  muốn đổi, vì nó là một kỷ niệm dễ thương khác của ông.  Ở một thôn xóm  đẹp,  nên thơ, bên dòng sông và giàn hoa tím,  một người bạn gái đã lên xe hoa.

Khoảng năm 1958 có một  đoàn nhạc Nhật Bổn Toho Geino sang VN, đoàn nhạc Nhật Bổn muốn ca sĩ của đoàn hát một số nhạc của VN. Nhạc sĩ Nguyễn Hiền đưa ra mười hai bản nhạc và bản nhạc “Nắng Chiều” được đoàn nhạc Nhật Bổn chọn. Ca sĩ Midori Satsuki  là một ca sĩ Nhật rất nổi tiếng,  đã trình bày nhạc phẩm "Nắng Chiều”  bằng tiếng Nhật lần đầu tiên tại Hội Chợ Thị Nghè, và sau đó một tuần lễ  bản “Nắng Chiều” được phát trên các Đài phát thanh Việt Nam và cả Đài Đông Kinh.

Đến năm 1960 thì Đoàn nhạc Trung Hoa Dân Quốc đến Việt Nam với mục đích  trao đổi văn hóa Á Châu. Trong đoàn nhạc Trung Hoa Dân Quốc hồi đó có Nữ Ca sĩ Ki Lo Ha, không hề quen biết với Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, nhưng đã biết nhạc phầm “Nắng Chiều”, sau đó  muốn gặp Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn  và trên đường trở về Đài Loan bà viết lại bản  “Nắng Chiều” bằng lời Hoa. Bản nhạc này Bà đã trình bày tại Đài Loan và sau đó trong một thập niên bản nhạc được giải thưởng và mệnh danh  là “Bản  Tình Ca Đẹp Nhất”  trong thập niên 1970 ở Đài Loan.

Trong thời gian gần đây, nhà thơ  Du Tử Lê và Nhạc Sĩ Nguyễn Hiền đã khuyến khích   gia đình chị Nga  thực hiện một CD và ra mắt CD này  vào  buổi  tưởng niệm Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn,  năm 2005. Sự khuyến  khích  của Nhạc sĩ Nguyễn Hiền và Nhà Thơ Du Tử Lê là động cơ thúc đẩy mạnh cùng với sự giúp đỡ tận tình của một nhóm anh em, Tuyển tập Nhạc của Lê Trọng Nguyễn được ra đời cùng hai CD “Lê Trọng Nguyễn Collection” và “Lá Rơi Bên Thềm”.

Về hoài bão của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, thì ông  muốn để lại cho đời  những gì ông hiểu biết, những gì ông cảm nghĩ và ghi lại trong ba bốn chục tác phẩm. Rõ ràng nhất là ông muốn để lại cho thế hệ sau những hiểu biết, làm thế nào để có thể viết nhạc, sáng tác nhạc. Hoài bảo này đã được thể hiện rất kiên nhẫn từ năm 2000 đến 2003.   Nhạc sĩ đã tâm nguyện và ghi lại những hiểu biết  về sáng tác nhạc để lại  cho thế hệ mai sau qua một cuốn sách, tựa đề là “Nghệ Thuật Viết Nhạc”.   

Quyễn sách được chuẩn bị xong,  ông đưa cho cô con gái là Lê Minh Thư  đem đi đánh máy, có nhiều chỗ cần sửa lại cho đúng thì ông bị trở bệnh nặng và ra đi. Có thể quyển sách sẽ được xuất bản trong một thời gian gần đây.

Qua những bản “Nắng Chiều”, “Bến Giang Đầu” … chúng ta cảm thấy ở tác giả một tình yêu nhẹ nhàng trên  quê hương xinh đẹp. Qua ca khúc “Lá Rơi Bên Thềm” và  "Chiều Bên Giáo Đường”, chúng ta cảm thông được những thao thức của tuổi trẻ.  Với “Tìm Nơi Em”, “ Sao Đêm” và “Cung Điện Buồn”  tác giả trải bày tâm sự với nỗi u hoài,  nhung nhớ, những  hoài niệm không nguôi.

Cố Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã ra đi và đã để lại cho vườn hoa âm nhạc VN nhiều bông hoa hương sắc thắm tươi, đóng góp một phần không nhỏ cho nền văn học nghệ thuật dân tộc.  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lễ giỗ Đức Ông Huỳnh Công Bộ, thân sinh của Đức Huỳnh Giáo Chủ và buổi tuyên thệ ra mắt tân BTSGH/PGHH/Nam California được tổ chức vào lúc 10 giờ 30 sáng Chủ Nhật ngày 30- 04- 2023, tại Hội quán Phật Giáo Hòa Hảo, 2114 W Mcfadden Ave Santa Ana CA 92704.
Trong những ngày cuối của Tháng Tư năm 2023 tại Little Sài Gòn, nhiều tổ chức Hội Đoàn, Đoàn Thể, Cộng Đồng đã long trọng tổ chức Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng Tư. Nơi nào số người tham dự cũng đông, đặc biệt năm nay có nhiều giới trẻ đến tham gia những chương trình văn nghệ tưởng niệm thật xuất sắc.
Hội Dân Chủ Việt Mỹ (VADC) xin mời quí vị cư dân gốc Việt vùng Little Saigon ghi danh tham dự miễn phí ngày thực tập phỏng vấn thi quốc tịch 25 Tháng 05 2023.
Có thể nói “Mekong:Life” giống như một bản trường ca, như một lời kêu gọi đầy xúc động, khẩn thiết để bảo vệ dòng sông Mekong.
Vào ngày 4/28/2023, nữ Dân Biểu Liên Bang Michelle Steel, Dân Biểu Lou Correa, cùng các Dân Biểu Brian Fitzpatrick, Jim Costa đã giới thiệu nghị quyết lưỡng đảng để tưởng niệm 48 năm Tháng Tư Đen
Tại Viện Bảo Tàng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tọa lạc 9842 Bolsa Ave., #205, Thành Phố Westminster, CA, 92683, vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 23 tháng Tư năm 2023, một phái đoàn dân cử Giới Trẻ Hội Dân Chủ Việt Mỹ do Ông Lý Vĩnh Phong, Chủ Tịch Hội Dân Chủ Việt Mỹ Orang County hướng dẫn gồm có: Cô Hồng Alyce Văn, Phó Thị Trưởng Stanton; Kim Bernie Nguyễn, Nghị Viên Thành Phố Garden Grove; Thái Việt Phan, Nghị Viên Thành Phố Santa Ana; Bà Libby Frolichman, Phó Chủ Tịch Đảng Dân Chủ Quận Cam; Bà Thu Hà Nguyễn, Cựu Phó Thị Trưởng Thành Phố Garden Grove và một số các em học sinh, Liên Trường Trung Học Nam California.
Tìm được một nụ cười trên môi một người VN lưu vong vào tháng 4 hàng năm không dễ dàng. Cả 30 ngày của tháng tư, "những ngày mây xám giăng trên đỉnh trời", hình ảnh những người đã bỏ mình cho 20 năm tự do của miền Nam, những người mãi mãi nằm lại dưới đáy đại dương , không đặt chân được bến bờ tự do hiện về trong ký ức của chúng tôi rõ mồn một như mới hôm qua.
Nguyên tác của bản dịch là “The Vietnam War and its Conclusions”, một trích đoạn trong tác phẩm Leadership -- Six Studies in Wold Strategy của Henry Kissinger do Nhà xuất bản Penguiun Press, New York ấn hành năm 2022, (trang 149-63). Trong bài viết, Kissinger nêu lên chiến lược nguyên thuỷ khi đàm phán của Richard Nixon đề ra là binh sĩ Mỹ và Bắc Việt phải cùng lúc rút ra khỏi miền Nam. Nhưng khi dự thảo cho Hoà ước Paris, có sự thay đổi điều kiện là Lê Đức Thọ chỉ chấp thuận cho việc binh sĩ Mỹ đơn phương ra đi trong khi binh sĩ Bắc Việt được tiếp tục đồn trú tại miền Nam. Kissinger không giải thích tại sao phải chấp nhận điều kiện này. Trong cuốn sách Kissinger’s Betrayal: How America Lost the Vietnam War do Nhà xuất bản Real Clear Publishing ấn hành vào tháng 4 năm 2023, Stephen B. Young có phát hiện một sự thật khác: Kissinger đã qua mặt cả Nixon khi tự ý đề ra điều kiện cho binh sĩ Bắc Việt ở lại.
Với đặc điểm ngày dài và tiết trời ấm áp, mùa xuân là thời điểm lý tưởng để kiểm tra sức khỏe cho gia đình và bản thân quý vị. Mùa xuân là thời điểm dành cho sự phục hồi và tái tạo, mang đến cơ hội thực hiện một số bước đơn giản để cải thiện sức khỏe tổng thể của quý vị. Để tận dụng tối đa sức sống tươi mới của mùa xuân, chúng tôi đã tổng hợp một số lời khuyên hàng đầu về vấn đề vệ sinh cũng như sức khỏe thể chất và tinh thần.
Tại hội trường Nhật Báo Người Việt vào lúc 2:00 chiều đến 5:30 chiều Chủ Nhật ngày 23 tháng 4 năm 2023 Nhóm Sắc Màu Kỷ Niệm đã tổ chức thành công chiều nhạc “Quê Hương Tình Ca Muôn Thuở”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.