Hôm nay,  

Frank Tran Ứng Cử Học Khu Westminster

28/09/200600:00:00(Xem: 5223)

Ứng viên Frank Tran và vợ con

Ông Frank Tran vừa loan báo sẽ ra tranh cử chức ủy viên Học Khu Westminster với tư cách Ứng Viên Write-In.

Ứng cử viên gốc Việt này là ai" Sau đây là một số thông tin do văn phòng của ứng viên này phổ biến.

1. Lý do tại sao ra Write-In Candidate:

Trong giai đoạn ghi danh bầu cử, tôi bận rộn lo thủ tục tranh tụng với Học Khu cho con tôi về chương trình giáo dục đặt biệt [là cái mà nhà trường phải mướn các chuyên viên về ngôn ngữ (Speech Pathologist) để dạy con tôi tập nói vì cháu chậm nói], tôi phải tự nghiên cứu luật về học vấn (Education Law) làm hồ sơ để kiện học khu chứ không mướn luật sư cho nên mất rất nhiều thời gian. Khi tìm hiểu về các Ứng cử viên cho chức vụ Hội Đồng Quản Trị của Học Khu, tôi ngạc nhiên khi thấy 9 Ứng Cử Viên ra dành 3 ghế trống, và tôi càng giật mình khi thấy Nghiệp Đoàn Giáo Chức họ cố ý đưa người của họ ra...

Tôi liền quyết định mình phải ghi danh ứng cử theo cách Write-In Candidate, có nghĩa là cử tri phải điền tên tôi vào trong lá phiếu, để bảo đảm là Cộng Đồng Việt Nam có một tiếng nói trung thực đại diện cho Cộng Đồng, làm việc vì lợi ích của con em chúng ta nói riêng, và cho tất cả các em học sinh trong học khu nói chung.

2. Write-In là như thế nào" [Write-In có nghĩa là Viết Tên Người Mình Muốn Bầu Vào]

Trong lá phiếu sẽ có một ô trống dưới cùng và một hàng gạch bên cạnh để chỗ cho người cử tri viết tên người Ứng Cử Viên họ muốn bầu nhưng tên không có in trên lá phiếu. Ví dụ như trong Westminster School Board lần này sẽ có 9 Ứng Cứ Viên có tên in sẵn trên lá phiếu. Để bầu phiếu cho tôi, quí vị đánh dấu vào cái ô dưới cùng, và viết tên của tôi vào là FRANK TRAN, dễ hơn thì quí vị viết một chữ TRAN. Xin quí vị hãy gọi cho chúng tôi ở số 714-837-1688 để được xem qua mẫu phiếu, và cách “Write-In” như thế nào, hay xin vào Trang Nhà www.THTinfo.com(THT xin nhớ là 3 chữ cái đầu của Thế Hệ Trẻ, và  info  là 4 chữ đầu của information). Đồng thời xin xem báo Việt ngữ trong những ngày sắp tới, chúng tôi cũng có trình bày rõ ràng cách Bầu Viết Tên “Write-In”.

3. Mục tiêu ra tranh cử"  Ba mục tiêu chính thức đẩy tôi ra tranh cử:

1. Vấn đề giáo dục đặc biệt – (Special Education) – Qua kinh nghiệm của bản thân tôi, chính tôi phải tự tranh đấu để con em được hưởng các quyền lợi của chương trình giáo dục đặc biệt đó. Tôi thấy rõ rằng có sự đối xử bất công trong vấn đề đáp ứng nhu cầu giáo dục học sinh trong học khu nên tôi quyết định khi vào Hội Đồng Giáo Dục HK Westminster, tôi sẽ xem xét lại các chính sách về Special Education - Học khu phải tuân thủ tuyệt đối theo đạo luât IDEA (Individuals with Disablities Education Act), và NCLB (No Child Left Behind) của Tổng Thống Bush. Hiện tại, tôi volunteer vào chiều thứ 2 hằng tuần để cố vấn bà con có con em cần giúp về vấn đề này.

2. Tạo mối tương quan và cộng tác tích cực giữa học đường, gia đình và cộng đồng.  Để đạt được điều này, chúng tôi sẽ đặt đòi hỏi cao việc tuyển dụng các thầy cô giáo và hiệu trưởng đầy đủ kinh nghiệm, bằng cấp, năng khiếu dạy và lãnh đạo cũng như khả năng ngôn ngữ và văn hóa phù hợp với số học sinh đang theo học trong học khu. Chúng tôi không nhất thiết là chỉ tuyển dụng các giáo chức người Việt hoặc gốc Latino mà điều trước tiên là họ phải có đầy đủ kiến thức chuyên môn, lương tâm giáo chức và cộng thêm vào đó, khả năng tiếp xúc hữu hiệu với học sinh và phụ huynh.  Hiện tại, rất nhiều phụ huynh đã cho tôi biết có nhiều trường hợp họ cảm thấy bị kỳ thị vì người giáo sư Mỹ trắng tỏ ra khinh thường họ vì họ nói tiếng Anh không rành rẽ.  Là một người mới định cư tại Hoa Kỳ trong thập niên 90 tôi rất hiểu và thông cảm với các phụ huynh về vấn đề này.

3. Xem xét lại các ngân khoản chi tiêu trong học khu để bảo đảm là quyền lợi giáo dục của học sinh là ưu tiên cao nhất.  Hiện tại, theo số liệu từ bộ giáo dục, số tiền hưu và bổng lộc về hưu của giáo chức cao gấp 5 lần so với mức trung bình của tiểu bang và các học khu khác trong khi số tiền chi tiêu vào sách học cho học sinh thì thấp hơn mức trung bình của tiểu bang.  Nói một cách khác, các giáo chức về hưu tại học khu này được hưởng rất nhiều quyền lợi mặc dầu họ không còn đóng góp cho học khu.  Sự ưu đãi quá mức này làm thâm thũng quỹ giáo dục và học sinh Westminster thiếu sách trong lớp học và trong thư viện.  Là một ủy viên giáo dục, tôi muốn mọi sự chi tiêu phải minh bạch và trình ra cho phụ huynh và quần chúng rõ. Đối với tôi, các chương trình học và sách vở cho hoc sinh là ưu tiên trên hết.

4. Muốn nói cái gì với cử tri"

Tôi cũng là một phu huynh có 3 con rất quan tâm đến kết quả giáo dục của con em cũng như bao nhiêu phụ huynh khác.  Chúng ta là những người ti nạn bỏ đất nước quê hương ra đi mục đích là để cho con em chúng ta có một tương lai sáng lạng hơn.  Tương lai tốt hay xấu tùy thuộc vào chất lượng giáo dục con em chúng ta nhận được từ các trường các em theo học. Xin hãy nhìn vào cái số thống kê của bộ giáo dục, tiền phúc lợi của nhân viên cũng như hưu bỗng thì rất là cao, trong khi tiền mua sách thì ít, điểm học của con em thì càng ngày càng đi xuống. Nó giống như là quí vị mướn một người tới dạy kèm con em của mình tại nhà, mà họ suốt ngày cứ mở tủ lạnh lấy đồ ăn, trong khi điểm học của con mình càng ngày càng kém thì mình có chấp nhận được hay không"

Tôi là một kỹ sư làm việc cho thành phố Newport Beach, tôi có thể dùng sự quen biết của mình (ví dụ như mướn một phòng ở nhà một người bạn để có địa chỉ hợp pháp) để con tôi có thể đi học ở Newport Beach. Nhưng tôi không thể làm như vậy cho cá nhân các con tôi, mà tôi nghĩ đến một cộng đồng. Tôi đã đương đầu với những bất công trong hệ thống giáo dục dòng chính và đã tranh đấu thành công trong việc đem lại sự công bình cho con tôi, tôi muốn được chia sẻ kinh nghiệm của tôi với tất cả bà con và mong được sát cánh cùng quí vị, chúng ta cùng bắt tay nhau cải thiện các chính sách và đường lối làm việc của học khu để chúng ta không phải mất công tranh đấu mới được hưởng những quyền lợi mà đúng ra học khu phải đáp ứng cho con em chúng ta.

Thành phố Westminster thường được coi là thủ đô của người Việt hải ngoại, tại sao mình không có một người VN đại diện trong học khu, và đã là người đại diện phải là người xứng đáng, dám nói dám làm, không sợ một thế lực nào. Tôi biết việc tôi làm sẽ đòi hỏi rất nhiều công lao, nổ lực và kiên trì trong việc tranh cử bằng cách Write-In.  Nhưng tôi tin tưởng là với sự ủng hộ của cộng đồng, của quí đài, TV, báo chí, và nhất là các phụ huynh thuộc vùng Westminster, thì nguyện vọng phục vụ cộng đồng của tôi qua chức vụ Ủy Viên Giáo Dục sẽ phải thành công.  Tôi rất mong quí vị hiểu rõ tình trạng khó khăn của tôi hiện tại để giúp đỡ tôi một cách nhiệt tình, chúng ta hãy cho người bản xứ thấy sức mạnh của cộng đồng chúng ta. Sức mạnh lá phiếu của cử tri VN. Tôi hứa sẽ không làm phụ lòng của quý vị.

Tôi xin chân thành kêu gọi đồng bào hãy ủng hộ tôi. Việc đầu tiên là hãy ghi danh đi bầu ngay bây giờ, và khi nhận được lá phiếu, xin hãy liên lạc với chúng tôi để biết cách bầu viết tên Write-In. Chúng tôi cần được sự giúp đỡ về tài chánh cũng như nhân sự. Xin gọi cho biết quí vị cho phép chúng tôi cắm bảng vận động tranh cử trước nhà, và nếu có thời gian muốn giúp sức (volunteer) thì thật là quí báu vô cùng (donations, lawn signs, phone banking, walking). Xin gọi cho tôi ở số 714-837-1688. 

Chúng tôi cũng kêu gọi bà con ủng hộ tài chính để cho việc vận động đạt nhiều thành quả hơn, mọi ủng hộ về tài chính, xin gọi số 714-414-9565.

Đồng thời, tôi cũng xin quí vị bầu phiếu cho bà Blossie Marquez, hiện là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Học Khu Westminster - người đã cùng Ủy Viên Sergio Contreras tranh đấu để duy trì kết quả đầu tiên cuộc bỏ phiếu tuyển dụng GS Kim Oanh hôm tháng 5 nhưng không thành công vì không đủ số phiếu.  Bà có nhiều kinh nghiệm, can đảm và kiên trì để đại diện cho chúng ta. Và cũng xin quí vị bầu phiếu cho bà Lupe Fisher, một cựu nhân viên giáo dục của học khu Westminster trên 25 năm - người đã từng tranh đấu cho tiếng nói của khối phụ huynh người Latino và người Việt chúng ta được chú ý và nhu cầu giáo dục của con em chúng ta được đáp ứng đầy đủ hơn.

Đôi giòng giới thiệu:

Tôi tên là Frank Tran, 36 tuổi, sinh ra và lớn lên ở tỉnh Bình Định, Viêt Nam. Học xong trung học năm 1987, tôi vượt biên và ở trại cấm Thailand hơn 2 năm, sau đó tôi được chuyển qua Phi-luật-tân và đến Mỹ năm 1990.  Tôi hiện đang sống tại thành phố Westminster với vợ và 3 con nhỏ. Hai cháu lớn đang đi học, bé 6 tuổi đang học lớp 1 ở trường tiểu học Hayden Elementary School, bé 4 tuổi rưỡi đang học mẫu giáo ở trường John Land Preschool. Còn bé 7 tháng tuổi thì còn đang luyện giọng (khóc), có triển vọng là một ca sỹ tốt. Chúng tôi là cư dân của thành phố Westminster từ năm 2000.

Kinh Nghiệm với Học Đường và Chương Trình Giáo Dục Đăt Biệt (Special Education):

Khoảng năm 2003, đứa con thứ 2 của tôi không nói được khi cháu vừa tròn 2 tuổi, cháu nhút nhác, hay thích chơi một mình, không để ý cái gì xảy ra chung quanh. Chúng tôi liên lạc với Regional Center để được huấn luyện đặt biệt và tập nói cho cháu.  Trong giai đoạn nầy tôi phó mặt cho vợ tôi là một Public Health Nurse/Case Manager của sở y-tế Quận Cam với cái quan niệm là  cháu còn nhỏ mà, từ từ rồi sẽ nói, lo chi. Tôi cũng ngạc nhiên là Region Center cung cấp nhân viên đến tận nhà dạy cháu 2 tiếng mỗi ngày. Tôi vẫn mặc nhiên, bỡi vì chỉ chậm nói thôi mà, người quen tôi ở VN có con đến 7 tuổi mới nói được, rồi cũng xong có gì đâu. “Tụi” Mỹ này hay quan trọng hóa vấn đề quá, nhưng mà miễn phí, có mất mát gì đâu, để ý làm chi cho mất công. Chuyện nhỏ.

Vào đầu năm 2005, sau một năm ở Regional Center trước khi cháu bước sang 3 tuổi, họ tổ chức một cuộc họp gọi là Transition Meeting, tức là cái cuộc họp chuyển tiếp từ Regional Center qua School District khi bé vừa tròn 3 tuổi. Vợ tôi muốn tôi đi họp chung vì sao thấy bên Regional Center và trường học họ gởi nhiều Specialists đi họp quá. Thế là tôi đi họp với tâm trạng đi cho vui, chớ con mình có gì đâu, chậm nói thôi, chuyện nhỏ mà…

Vào đầu buổi họp, chúng tôi được phát cái tập giấy nhỏ gọi là “Parents’ Rights Guidelines” và họ yêu cầu chúng tôi phải ký nhận là đã được cung cấp một bản về các quyền lợi của mình là bậc phụ huynh. Kinh nghiệm nghề nghiệp và bản thân, cái gì mà bắt tôi phải ký nhận thì không còn là chuyện nhỏ nữa. Đã ký thì phải đọc, mà đọc mà không hiểu mấy cái chữ viết tắc, hay mấy cái “code numbers”, chiếu theo luật nầy luật nọ mà họ dẫn giải ở trong đó thì phải tìm đọc cái luật đó cho tường tận. Đó là cái điều đầu tiên tôi ghi nhận vào đầu buổi họp. Điều thứ hai tôi chú ý là họ cung cấp hai buổi học trong lớp luyện nói (group speech), trong giấy tờ ghi rõ là 30 phút mỗi ngày, 2 ngày một tuần, tổng cộng làm mấy trăm phút trong khóa này, ghi rõ theo cái đơn vị là phút rất tỉ mỉ; còn cái việc dạy tại nhà giống như chương trình của Regional Center họ cho là không cần thiết. Vợ tôi hỏi có nên gởi cháu đi học lớp Preschool không, thì họ bảo chúng tôi đi làm có lợi tức thì cứ việc ghi danh và trả tiền giống như đứa con lớn của chúng tôi. Nghe qua rất là có lý, không có gì phải nghi ngờ. Xong cuộc họp là cảm ơn rối rít về việc họ đã giúp đỡ cho con chúng tôi.

Về nhà là tôi bắt đầu tìm hiểu về cái điều đầu tiên tôi băn khoăn, lên internet, search mọi cái luật đã nêu ra trong cái “Parents’ Rights Guidelines”, đồng thời tôi mới được biết cái luật về Học vấn Cho Người Khuyết Tật mới vừa được điều chỉnh lại năm 2004 (Individual Disabilities Education Act Amendment 2004) bảo vệ cho trẻ từ 3 đến 21 tuổi bị tàn tật rất là chặt chẽ, nhà trường phải cung cấp mọi dịch vụ thích ứng (appropriate) mà cha mẹ không phải tốn kém gì hết. Lúc này tôi mới bừng tỉnh là mình quá ngây thơ, đã bị gạt, nhân viên của trường trả lời lếu láo cho qua phà, mà đa số là phạm luật (non-compliance) bởi vì cha mẹ đâu có biết, và họ đâu có viết xuống biên bản đâu mà có bằng chứng. Mới được cung cấp cho 30 phút dạy luyện nói miễn phí cứ tưởng là được ban phước lớn, cảm ơn rối rít. Mà tôi bị gạt là điều không chấp nhận được, hy vọng có dịp khác tôi sẽ hầu chuyện cùng quí vị việc tôi tự đi tố tụng mà không cần luật sư khi ai trong gia đình tôi bị đối xử bất công.

Sau một tuần, tôi gởi một lá thư bảo đảm lại cho School Psychologist của trường học, nêu ra các luật họ đã vi phạm dựa theo luật số mấy số mấy của Calif. Education Code. Tôi yêu cầu họ phải có một cuộc họp khác trong vòng 30 ngày, và phải trả lời bằng văn thư nếu họ phản bác lại những điều tôi nêu ra. Tôi sẽ gởi con tôi đi học Preschool ngay lập tức và họ phải trả tiền theo luật định. Không hiểu tiếng Anh mình tệ quá hay sao, mà sao mà họ lờ luôn, đã qua cái hạn 30 ngày mà “thư không thấy hồi âm”" Sau đó tôi đến thẳng trường học, và đòi gặp mặt nói chuyện với Hiệu Trưởng của Chương Trình Giáo Dục Đặc Biệt (Director of Special Education). Lá thư mình viết hơn 3 trang giấy, dẫn chứng luật lệ tưởng đâu quá hay, không ngờ chẳng ai thèm để ý. Quê quá, nên tôi đổ mọi bực tức vào ông Hiệu Trưởng, tôi nạt nộ lớn tiếng rằng trường đã phạm luật và tôi sẽ kiện.  Ông Hiệu Trưởng bị tôi la trước mặt thư ký và những nhân viên khác, nên nói rằng ông muốn chấm dứt cuộc nói chuyện tại đây, và nếu tôi có kiện thì trường sẽ có luật sư của trường để biện hộ. Hiệu Trưởng mà trả lời kiểu nầy thì tôi thấy ông cũng quá giận rồi, làm tôi cũng hơi hối tiếc là mình cũng hơi quá đáng một chút. Nhưng đã lên lưng cọp thì phải cỡi. Tôi không thể dừng lại, đặt biệt đây là quyền lợi của con tôi, tôi không thể bỏ cuộc một cách dễ dàng.

Cuộc Đấu Trí Bắt Đầu - Hiệp Một:

Theo luật, trường học phải gởi thư mời họp IEP (Individual Education Plan) trở lại, họ thông báo trường sẽ có 2 người là School Psychologist và Speech Pathologist tham dự. Theo luật, cha mẹ phải thông báo là sẽ có ai đến dự cùng với mình. Sau khi tôi tìm hiểu luật sư nào là “Hung Thần” của School District, chuyên trị về Special Education Law, tôi gọi đến văn phòng luật sư đó nói chuyện năm ba câu xã giao, hỏi về luật sư phí, và tôi để luôn tên người luật sư đó vào tờ giấy hồi âm là tôi sẽ có luật sư đi theo. Và theo luật định, tôi cũng thông báo cho họ biết là tôi sẽ thu băng cuộc họp nầy và tôi yêu cầu có thông dịch viên. Lập tức, hai ngày sau, nhà trường gởi hỏa tốc một lá thư khác thông báo là họ sẽ có khoảng 10 người, bao gồm, Spec. Ed  Director, School Lawyer, School Psychologist, Speech Pathologist, Occupational Therapist,  Physical Therapist, Autism Specialist, SDC Teachers tham dự buổi họp nầy. Nhận thư, tôi mỉm cười vì thấy rằng họ đã biết sợ, và họ đang nằm trong sự dàn dựng của tôi trong cuộc đấu trí này. Tôi bỏ $130 mua một cái máy thâu âm digital hiện đại nhất, có thể thâu đến 15 tiếng đồng hồ và lưu trữ trong computer.

… Cuộc họp IEP diễn ra, luật sư của tôi không có mặt (vì thực sự tôi đâu có mướn luật sư), luật sư của trường ngồi nghe tôi nói những gì họ đã vi phạm… Tôi biết họ đã họp trước với luật sư của trường, đem lá thư 3 trang của tôi ra mà mổ  xẻ, và đã quyết định phải cung cấp cái gì cho đúng luật. Cuối cùng con tôi được cung cấp những dịch vụ nhiều hơn tôi mong đợi như: học preschool buổi sáng mỗi ngày, 2 buổi học nói (30 phút) tại trường mỗi tuần, 2 giờ học tại nhà có chuyên viên tới dạy one-to-one buổi chiều mỗi ngày. Tất cả hoàn toàn miễn phí. Vậy là lá thư 3 trang của mình không đến nổi tệ, có hiệu quả, chỉ có luật sư đọc qua mới biết sợ.

Sau buổi họp, tôi tắt máy thâu và thương lượng riêng với ông Hiệu Trưởng là phải trả tiền học Preschool trong tháng qua để khỏi mất thời của tôi và của ông bởi vì tôi sẽ “thừa thắng xông lên, hốt luôn hụi chót”, tôi sẽ kiện thẳng đến tiểu bang, không qua Superintendent cho mất thời gian của tôi (lúc này tôi chưa biết Superintendent của Westminster đang tìm đường tháo chạy). Ông đồng ý, yêu cầu tôi viết một lá thư để ông nộp qua hội đồng theo thủ tục.  Tôi mãn nguyện cho những đêm không ngủ để đọc ba cái từ ngữ khó hiểu, và từ đó về sau, online không còn nghe bà xã phàn nàn như hồi xưa nữa.

Và giờ đây con tôi cũng đã 4 tuổi rưỡi, nói tiếng Anh rất là lịch sự, lúc nào cũng “Please, Excuse Me, Thank you” luôn miệng. Dắt đi ra ngoài, đứa lớn thì nói tiếng Việt líu lo, đứa nhỏ thì “xổ” toàn tiếng Mỹ, khách quan nhìn vào dễ lầm tưởng là con của hai bà mẹ khác nhau.

Gia Cảnh (Family Background)

Gia đình tôi có 5 người chị và một em gái. Khi mất nước, Ba tôi bị vào tù, tôi đã trở thành “the man of the house” bất đắt dĩ trong lúc chưa tròn 5 tuổi. Gia đình tôi bị nhiều thiệt thòi trong những năm sau 1975, tôi luôn tâm niệm trong lòng phải làm gì để bảo vệ Má tôi và các chị em tôi, nhưng tôi đã không làm được gì khi còn ở Việt Nam, bản thân mình đi học còn bị bạn bè ăn hiếp thì bảo vệ ai.

Sau bao nhiêu năm tù tội dù Ba tôi chỉ là một viên chức nhỏ trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, ông trở về với thân xác tiều tụy như bao nhiêu người khác. Khi tôi vừa học xong Trung Học là Ba tôi quyết định phải tìm cách đưa tôi đi vượt biên trước khi mất xác ở chiến trường Campuchia dù tôi chỉ là đứa con trai duy nhất, theo lối nói của người nông dân VN là “hũ mắm treo đầu gậy”.

Cô dượng tôi đã lo chi phí cho chuyến đi định mệnh nầy vì gia đình ăn còn không đủ ăn thì tiền đâu mà đi vượt biên. Tôi vượt biên qua Campuchia rồi đến Thái Lan đầu năm 1988. Tôi đã ở qua các trại cấm tại Thái Lan hơn 2 năm, sau đó được chuyển qua Phi-luật-tân, và đến Mỹ năm 1990.

Sau đó gia đình tôi cũng được đến Mỹ theo chương trình HO vào năm 1993.

(Xin quí vị hãy gọi cho ứng cử viên Frank Tran ở số  714-837-1688 để được trả lời về bầu cử, về cách “Write-In” xin vào Trang Nhà www.THTinfo.com.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào chiều ngày Chủ Nhật 02/25/2024, nhân dịp những ngày đầu năm Giáp Thìn, Hòa Thượng Thích Phước Tịnh đã ghé thăm và có một buổi pháp thoại tại Thiền Đường Huệ Hải. Thiền đường này được thành lập cách đây hơn một năm bởi một người học trò cũ của Thầy, hiện nay là nơi sinh hoạt của một số nhóm Phật tử ở khu vực Little Saigon.
Chánh Án Chris Phan tốt nghiệp đại học Indiana- đại học Purdue tại Indianapolis với văn bằng Cử Nhân Nghệ Thuật (BA Biology, 1996), tiến sĩ Luật khoa năm 1999 tại đại học Southern Illinois. Ông là chủ biên tạp chí luật Southern Illinois, tác giả sách “Physicians Unionization’s Impact on the Medical Profession”, Journal of Legal Medicine, March, 1999...
Hiệp Hội Phát Huy Công Lý cho người Mỹ gốc Á, Nam California (AJSOCAL) được thành lập năm 1983, là tổ chức vô vụ lợi về quyền công dân và pháp lý lớn nhất quốc gia dành cho người Mỹ gốc Á Châu và người dân các đảo Thái Bình Dương...
Hàng năm, Bộ Ngoại giao chấp thuận rất nhiều thị thực cho công dân Việt Nam đến Hoa Kỳ để tham gia vào các hoạt động giải trí và biểu diễn nghệ thuật. Những chuyến thăm như vậy rất quan trọng nhằm tăng cường mối quan hệ văn hóa mật thiết giữa hai quốc gia chúng ta. Tuy nhiên, trái với tinh thần trao đổi song phương mang tính công bằng, nguyên tắc ngoại giao cơ bản của quốc tế, các nghệ sĩ Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam không được hưởng các quyền hoạt động nghệ thuật tự do giống như khi chúng tôi đón tiếp các nghệ sĩ Việt Nam.
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Encinitas, Glendale, Hermosa Beach và bây giờ là Laguna Beach đều có một điểm chung là sẽ giúp loại bỏ một thứ không quá đặc biệt khỏi bầu trời. Cả bốn thành phố đều đã cấm bán bóng tráng kim vì những rắc rối khi thả ra ngoài trời, trong đó Laguna Beach vào ngày 1 tháng Giêng cũng đã tham gia vào danh sách các thành phố có lệnh cấm đã được Glendale và Hermosa Beach chấp thuận vào năm 2020 và Encinitas vào năm 2022.
Trong chuyên mục của tháng này, chúng tôi muốn chia sẻ những điểm mới về phúc lợi xã hội vào năm 2024. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, Thị Trường Bảo Hiểm Y Tế theo Đạo Luật Chăm sóc Giá cả phải chăng, Phúc lợi Hưu Trí An Sinh Xã hội, Thu Nhập An Sinh Bổ Sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, có 3 cách quý vị có thể liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay:
Covered California đã mở ra quy trình ghi danh cho Chương Trình Điều Hướng của mình, với số tiền lên tới 33,9 triệu đô la được cấp trong ba năm tới cho các tổ chức cộng đồng hướng đến việc giúp các cá nhân và gia đình hiểu rõ sự cần thiết và ghi danh để có bảo hiểm y tế, tập trung vào các cộng đồng đa dạng và chưa được phục vụ đầy đủ
Như thông lệ hằng năm sau ngày Tết, gia đình Mũ Đỏ Nam Cali và vùng phụ cận đều tổ chức buổi họp mặt Tân Xuân Hội Ngộ. Tiệc Tân Xuân Hội Ngộ Giáp Thìn 2024 diễn ra vào lúc 11 giờ trưa Chủ Nhật ngày 18 tháng 2 năm 2024 tại nhà hàng Diamond Seafood Palace 3
Hằng năm cứ vào dịp Tết Nguyên Đán các Thầy, Cô và cựu học sinh Bưởi Chu Văn An Nam California đều tổ chức họp mặt mừng Xuân, kỷ niệm ngày sinh của Thầy Chu Văn An. Tiệc mừng Tân Xuân Giáp Thìn 2024 của Hội Bưởi-Chu Văn An được tổ chức vào lúc 11 giờ trưa Thứ Bẩy ngày 17 tháng 02 năm 2024 tại nhà hàng Diamond Seafood số 1 (trên đường Lampson-và góc Beach)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.