Hôm nay,  

Nguyễn Quỳnh Ra Mắt Sách, Trưng Bày Tranh ‘giếng Học’

31/07/200600:00:00(Xem: 5623)

Tác giả trả lời phỏng vấn của truyền hình L.A. số 18.

 

 

 

 

 

 

NGUYỄN QUỲNH cùng phu nhân, hát chung với giọng ca Quỳnh Giao (góc trái ảnh) và các bạn cố cựu:Nhã Ca, Trần dạ Từ, Nguyễn xuân Nghĩa, bài Dạ Tâm Khúc, phổ từ thơ Thanh Tâm Tuyền.

Westminster (VB). - Ít lời bình phẩm được đưa ra trong buổi ra mắt  1 cuốn  sách triết học và triển  lãm tranh "chuyển thể" cùng "cuntology" của NGUYỄN QUỲNH, "người gốc Á đầu tiên có tranh trong sưu tập thường trực Viện Bảo Tàng Guggenheim ở Newyork City", theo như lời giới thiệu bởi Việt Báo Gallery, là nơi tác giả gặp mặt các thân hữu, hồi trưa Thứ Bảy 29-7.

"Ông Nguyễn Quỳnh là một giáo sư triết học, lịch sử mỹ thuật và giáo dục nghệ thuật tại một số trường đại học như San Antonio College,SAT; St Phillip's College,SAT; The University of Texas at San Antonio (UTSA); Texas Lutheran University, Seguin,TX; The Univerity of Texas at El Paso TX, và Towson University, MD."

Đó là bản dịch Việt Ngữ cuốn CƯƠNG LĨNH LUẬN LÝ VÀ PHÊ BÌNH TRIẾT HỌC (Tractatus Logico-Philosiphicus) của triết gia người Áo LUDWIG WITTGENSTEIN và mười bức tranh khổ nhỏ thể loại Cuntology (tác giả gọi là Giếng Học, mượn ý từ bài thơ Giếng Nước của Hồ xuân Hương ám chỉ phần hạ bộ của nữ giới).

"Cuốn Tractatus được viết năm 1922, và triết gia Wittgenstein dùng làm luận án, nhận bằng tiến sĩ năm 1929 tại trường đại học Cambridge. Giám khảo nói đó là một tác phẩm của thiên tài", theo lời dịch giả Nguyễn Quỳnh giới thiệu tác giả.

Năm 1972, Nguyễn Quỳnh đọc TRACTATUS và dùng nội dung cuốn sách này là một phần luận án tiến sĩ (Ludwig Wittgenstein: The Relationship Between Modern Logic and Art) tại Columbia University năm 1982. Cũng trong năm này, Nguyễn Quỳnh khởi sự dịch Tratatus và đăng trong Vietnam Culture Journal, Năm 1998, Nguyễn Quỳnh khi đó là giáo sư tại đại học El Paso, Texas lại tiếp tục dịch Tractatus, rồi hoàn tất năm 2004, khi dịch giả phụ trách chương trình cao học tại Towson University ở Maryland.

Nội dung cuốn sách vừa được ra mắt nói gì " Theo lời chính tác giả Ludwig Wittgenstein "cuốn sách bàn về mấy vấn đề trong triết học, mà theo tôi sở dĩ mấy vấn đề này được đặt ra vì tính luận lí trong ngôn ngữ của chúng ta bị hiểu sai. Cả cuốn sách có thể được tóm tắt như sau: Cái gì có thể nói được thì nói cho rõ, còn cái gì không thể bàn được thì nên yên lặng".

Có khoảng 70 người đến dự tiệc khai mạc buổi ra mắt tác phẩm dịch từ Tractatus và triển lãm tranh "giếng học", trong đó có Giáo sư đại học Trần ngọc Ninh (Viện trưởng Viện Việt Học Quận Cam), giáo sư sử học Phạm cao Dương, các họa sĩ Nguyễn Đồng, Nguyên Khai, Cao bá Minh, Lương văn Tỷ, Ngô Bảo, các nhà báo Trọng Minh, Trần đông Phong, Nguyễn xuân Nghĩa, Trần dạ Từ, Nhã Ca, Phan tấn Hải, Lý kiến Trúc, Y Sa Lê (chủ tịch hội VALA), Nina Hòa Bình, Chấn Lê, Quang Phạm (từ Houston tới), Nguyễn tiến Đức, nữ tài tử Kiều Chinh, ca sĩ Quỳnh Giao, .v.v....

Sau khi thay mặt ban tổ chức, nhà thơ Trần Dạ Từ giới thiệu Nguyễn Quỳnh là một họa sĩ VN duy nhất có tranh ở viện bảo tàng Guggenheim New York, còn là một giáo sư triết học và mỹ thuật nhiều trường đại học Mỹ, ông Nguyễn Quỳnh nói sơ về tác phẩm của thiên tài Ludwig Wittgenstein và ngỏ lời ca tụng người phối ngẫu đã giúp đỡ nhiều cho ông trong suốt cuộc đời học hỏi về triết học và hội họa. Bà Nguyễn Quỳnh có mặt lúc ấy, được mời ra trước mọi người, giọng xúc động nói những lời tri ân thân hữu đến sum vầy trong cuộc hội ngộ ở Quận Cam lần đầu tiên!

Tài tử Kiều Chinh, kể vốn là một người bạn lâu năm với anh chị Nguyễn Quỳnh, đã nhắc riêng đến một tác phẩm của Nguyễn Quỳnh chưng ở tư thất mà mọi người đến chơi ai cũng trầm trồ khen. Đó là bức họa sơn dầu chân dung Kiều Chinh khi họa sĩ Quỳnh bất chợt nhìn thấy bà đứng bên cửa sổ nhìn xuống thành phố Nữu Ước bên dưới. "Một phần bức tranh ấy sau đó được in trên bìa sau cuốn sách với cuộc đời Kiều Chinh!", nhà họa sĩ  cho biết sau đó.

Bác sĩ Trần ngọc Ninh  nhận xét: "Dịch một cuốn sách lớn không phải là một chuyện nhỏ. Dịch sách của nhà triết lý Ludwig Wittgenstein xuất thân từ nhà toán học, chủ ý đem toán học vào căn bản luận lý, quả là một công chuyện khó. Nó lại càng khó bán hơn, nhưng sự có mặt của nó trong tủ sách triết học của VN, sẽ khiến cho VN đứng trước thế giới không lấy làm hổ thẹn." Nhà giáo sư đại học này kể chuyện ngài Huyền Trang bên Trung Quốc thỉnh kinh và dịch kinh, để ví von chuyện dịch một tác phẩm, chuyển tải các ý trừu tượng của tác giả là cả một vấn đề, "bởi ý tưởng trừu tượng có khi chẻ làm mười, làm hai mươi ý nữa". Khi ngài Huyền Trang dịch kinh Phật, đã đẻ ra năm, mười ngàn chữ mới. Do đó, bản dịch của Nguyễn Quỳnh bước đầu như vầy là quá công phu lắm rồi!"

Còn về tranh" Không nhiều lời bình phẩm công khai nào được nêu lên. Nhưng có nhiều lời thì thầm bàn tán giữa các khán giả đến thưởng lãm. Cuộc triển lãm vỏn vẹn mươi bức thuộc hai thể tài, được lồng kính trang nhã. Đấy là bức Cỏ Đồng (grass Meadow), Lơ Thơ Tơ Liễu Buông Mảnh (Willow Green Flotters), Đông đợi Xuân về (Winter recedes Spring expands), Năm Quả Hồng (Five Persimmons), cùng 7 bức tựa là Cuntology đánh số từ 1 đến 7,  được kể là sáng tạo trong con mắt thức tỉnh, vẽ ở các tư thế đứng, nằm ngửa, nằm nghiêng.

Các bức họa kể đầu, thể loại siêu thực có các đường kẽ và góc như kỷ hà học. Việt Báo Gallery giới thiệu "Nguyễn Quỳnh đem cái nhìn thực và ảo (morphing) vào trong cách suy tư hình tượng. Vừa siêu thực, vừa đi xa hơn trong dự chuyển thể hình ảnh trong suy tư hình tượng, từ thực sang ảo,rồi ngược lại."

Còn 7 bức sau, chỉ có các họa sĩ và Gs Ninh đảo một lượt để nhìn, hầu hết người xem chẳng đáo lại, mà ngồi trên hàng ghế...nhìn từ xa!. Có vài phóng viên đến gần xem để thu hình, ghi tựa. Đây là tác phẩm khổ nhỏ, được vẽ bằng nước màu trong năm ngoái, "ấy là lúc tôi thực sự chuyển được ý cuntology vào tranh qua kỹ thuật mầu nước", theo lời giải thích của Nguyễn Quỳnh. các bức tranh cuntology khác, toàn khổ lớn năm bảy feets, tôi để ở nhà bên Texas".

Nguyễn Quỳnh cũng là nhà triết học và hội họa tiên phong "chơi" thể tài hội  họa kiểu "cunt". Dịch chữ cuntology ra Việt ngữ, ông nói "đề tài này không phải tục, mà tôi đặt tên là giếng học, mượn ý từ bài thơ Giếng Nước của Hồ xuân Hương!"

-"Thế có gì liên hệ giữa sách dịch Tractatus  và tranh cuntology" nên vừa ra mắt sách vừa triển lãm"". Vị giáo sư triết  kiêm họa sĩ này đáp:

-Liên hệ chứ ! sách bàn về những giá trị bình dị của ngôn ngữ.Họa, tôi cũng vẽ bình dị, không viễn vông, đạo đức. Đến với triết học, phải là ngôn ngữ bình dân, không hoa hòe hoa sói. Sự liên hệ giữa sách và họa hôm nay, là sự giản dị, bình dị nhất, trên nền tảng !

7 bức tranh Giếng Học (cuntology) vừa nêu, được họa từ 3 người mẫu gốc Á châu, nhà họa sĩ học triết, cho biết.

Một khán giả luống tuổi trịnh trọng đến gặp tác giả, khẽ trao 20 đồng để mua cuốn sách triết với chữ ký tác giả, rồi lặng lẽ về hàng ghế ngồi sát tường, nói khẽ: "Ngồi đây cũng nhìn được tranh cuntology ấy. Nói thiệt, người mình chưa quen ra khỏi lề thói cũ. Hỏi anh, với đời sống Việt Nam còn xưa của  mình, tranh treo chỗ nào trong nhà ở thì thích hợp đây""

Không khí thưởng ngoạn tranh và đón nhận tác phẩm dịch triết học Tractatus diễn ra như từng thấy cảnh tiếp tân trong phim ảnh,vừa kiểu cách trưởng giả mà lại chân tình. Dưới ánh sáng vàng nhạt những ngọn đèn spotlight, họ  nâng ly rượu vang chúc tụng họa sĩ dịch giả Nguyễn Quỳnh cùng phu nhân, ăn sandwiches hay paté, giò chả VN, trái cây Mỹ,.v.v. uống nước lọc, cà phê, nước ngọt. Nói thì thì thầm lịch sự, chào hỏi thân tình, chụp hình lưu niệm tới tấp. Nhân vật chính là Nguyễn Quỳnh, bận rộn  liên tục Song trước khi dứt phần khai mạc, ông cùng hiền thê của ông nhập với ca sĩ Quỳnh Giao, nhà báo kinh tế Nguyễn xuân Nghĩa, nhà thơ Trần dạ Từ, nhà văn Nhã Ca, cùng hát một bài hát mang nhiều kỷ niệm cũ của họ: bài Dạ Tâm Khúc của nhạc sĩ Phạm đình Chương phổ từ bài thơ Dạ khúc của Thanh Tâm Tuyền "ôm em trong tay, mà nhớ em ngày sắp tới "... (Nguyễn Hiền thuật)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cũng như cách đây hai năm, cuộc đua giành chiếc ghế dân biểu liên bang đại diện Địa Hạt 45 bao gồm toàn bộ khu vực Little Saigon hứa hẹn sôi nổi, gây cấn cho đến tận ngày bầu cử 5 tháng 11 2024. Người đương nhiệm là bà dân biểu Michelle Steel, một chính trị gia kỳ cựu của Đảng Cộng Hòa tại Quận Cam, sẽ đối đầu với ứng cử viên Dân Chủ Derek Tran, một cựu chiến binh gốc Việt xuất thân từ một gia đình người Việt tị nạn. Vào đầu tháng 8, ứng cử viên Derek Tran có một buổi vận động tranh cử tại vùng Little Saigon, với sự có mặt của dân biểu Adam Schiff. Nhân dịp này, Derek đã dành cho Việt Báo một cuộc phỏng vấn ngắn.
Vào tối ngày Thứ Bảy 31 tháng 8 tới đây, tại sân khấu ngoài trời Garden Grove Amphitheater (12762 Main Street, Garden Grove CA 92843), Đài Truyền Hình SBTN, hội thiện nguyện Bên Em Đang Có Ta sẽ có một sự kiện đặc biệt dành cho những người yêu nhạc: Đại Hội Nhạc Trẻ Mùa Hè 2024 (SBTN Music Festival). Nhiều ca sĩ hải ngoại nổi tiếng sẽ có mặt để cống hiến một chương trình ca nhạc đặc sắc cho khán giả. Hai ca nhạc sĩ Sỹ Đan, Việt Khang đã có cuộc trả lời phỏng vấn ngắn với Việt Báo, chia sẻ tâm tình của mình về Đại Hội Nhạc Trẻ Mùa Hè 2024.
Sức mạnh và sự thật được thể hiện qua các con số, độ an toàn cũng vậy. Và khi nói đến việc đào đất an toàn, số điện thoại quan trọng nhất là 811. Đây là số mà quý vị luôn luôn cần gọi trước khi bắt đầu bất kỳ công việc đào đất nào — đó là luật. 11 tháng Tám là Ngày Quốc Gia 811 và trong một cuộc khảo sát quốc gia, Ground Common Alliance cho biết 26.9 triệu chủ nhà có kế hoạch tự làm các dự án đào đất mà không có kế hoạch gọi 811, đây là một lời nhắc nhở cần thiết.
Đại Lễ Vu Lan đã được tổ chức trang nghiêm tại Thiền Viện Sùng Nghiêm hôm Chủ Nhật 11/8/2024. Bên cạnh những bài pháp thoại đầy Thiền vị, còn có các tiết mục văn nghệ công phu và xúc động để ngợi ca tấm lòng bao la của tình mẹ thương con và tấm lòng người con hiếu hạnh với mẹ cha. Với sự điều hợp tài tình của hai MC Đỗ Phước và Ni sư Chân Minh. Truyền thống Thiền Viện Sùng Nghiêm là mỗi năm tổ chức 2 lễ hội: Phật Đản và Vu Lan. Đây cũng là hai ngày lễ lớn nhất trong truyền thống Phật Giáo Việt Nam.
Một trong những đức tính đáng quý của người Việt Nam chúng ta là lòng biết ơn và trọng nghĩa. Điều này đã được thể hiện rõ vào tối Thứ Bẩy, ngày 10 tháng Tám, 2024 vừa qua, trước gần 500 người tham dự buổi dạ tiệc có chủ đề là “Thank You Canada”, do các cựu thuyền nhân từ Thái Lan và Nam Dương tổ chức. Họ là những người tỵ nạn đã được quốc gia này đón nhận từ hơn 10 năm qua cho đến những ngày gần đây. Một số rất đông đã nhập quốc tịch Canada, có công ăn, việc làm và nghề nghiệp vững chắc. Mục đích của buổi dạ tiệc này là để vinh danh quý vị ân nhân đã góp phần trong việc định cư và giúp cho họ được đặt chân đến bến bờ tự do.
Thứ bảy, ngày 10/8/2024, thi sĩ Chinh Nguyên, nguyên chủ tịch của Văn Thơ Lạc Việt ở San Jose, cùng phái đoàn gồm có Không Quân Lê Văn Hải, Mỹ Thanh, Nguyễn Diệu Hương, chị Ngọc Bích, ông Hùng, tổ chức Ra Mắt Sách, lúc 1 giờ, tại Thư Viện Việt Nam, 10872 Westminster Ave, Suites 214 & 215, Garden Grove, CA 92843.
Vào 2 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 1/9/2024, tại Lavender (OC Entertainment), 14190 Beach Blvd, thành phố Westminster sẽ trình chiếu phim tài liệu My South Vietnam (song ngữ, lời Việt, phụ đề Anh ngữ).
10 tiểu bang, chủ yếu là các tiểu bang Cộng Hòa phía Nam, vẫn chọn không mở rộng các chương trình Medicaid của mình theo đạo luật ACA. Những tiểu bang này có sự bất bình đẳng về y tế tệ hại nhất trên cả nước.
(Little Saigon-VB) - Để đánh dấu 70 năm cuộc di cư Bắc Nam hậu Hội nghị Geneva; và cùng nhìn lại sự kiện Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam dưới thời VNDCCH với tác động, hệ lụy trên cả nước đối với quốc gia, dân tộc Việt, Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt, Trung Tâm Việt Nam ĐH Texas Tech, Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ ĐH Oregon phối hợp tổ chức Triển Lãm Thảo Luận Cải Cách Ruộng Đất ở Bắc Việt và Cuộc Di Cư 1954: Hai Biến Cố Thay Đổi Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại vào hai ngày: Thứ Bảy, ngày 17 tháng 8: Cải cách ruộng đất và đấu tranh giai cấp ở miền Bắc Việt Nam, 1953-1957; Chủ nhật, ngày 18 tháng 8: Cuộc di cư của gần 1 triệu người từ miền Bắc vào miền Nam năm 1954 tại Bowers Museum 2002 N. Main St, Santa Ana, CA 92706.
Từ thời đại dịch, người dân Mỹ đã có thói quen mua hàng trực tuyến, tức là mua qua mạng Internet. Và cũng bùng nổ một hiện tượng mới là, khi gói hàng giao tới cửa nhà bạn, rủi ro là sẽ có một kẻ trộm rình rập, lấy mất gói hàng. Chuyện đó là bình thường. Rất bình thường. Mất thư thì ít, vì trộm thư là tội đại hình liên bang, còn mất gói hàng bình thường hơn (thí dụ, gói hàng mua qua Amazon) vì trộm gói hàng chỉ là khinh tội. Do vậy, độc giả cần phải cảnh giác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.