Hôm nay,  

Gđ Mậu Dịch Mỹ Hứa Sẽ Đòi: Phải Để Sách Báo Mỹ Vào Vn - Bisbee: Đường Vào Wto Còn Gian Nan Dù Vn Đã Nhượng Bộ Nhiều

22/05/200600:00:00(Xem: 2929)

DB Văn họp với Giám Đốc David Bisbee.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Dân Biểu  Trần Thái Văn đại diện cho quyền lợi  thương mại  California và cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ đã có phiên họp đặt biệt với Giám Đốc David Bisbee thuộc Cơ quan Mậu Dịch Hoa Kỳ (US Trade) vào  trưa thứ Sáu tuần qua.

 

Ông Bisbee cho DB Văn biết  Hoa Kỳ và Việt Nam mới chỉ có thỏa hiệp tổng quát trên nguyên tắc một số vấn đề thương mại với Việt Nam để giảm  thiểu hàng rào quan thuế nằm mở rộng thương trường cho Hoa Kỳ vào Việt Nam về nhiều lãnh vực kỹ nghệ, nông phẩm và các dịch vụ. Đổi lại,  Hoa Kỳ có thể  giúp Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam  trở  thành hội viên của Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO).

 

Nguồn tin của ông Bisbee đưa ra đã đánh tan những tin tức thổi phồng từ phía Hà Nội  cho rằng  Việt Nam thắng lợi, hoàn tất thỏa hiệp với Hoa Kỳ về qui chế mậu dịch. Ông Bisee nhấn mạnh đôi bên sẽ phải tiếp tục thương thuyết chi tiết của vấn đề  vào tháng 7 tại Thụy Sĩ, và có thể kéo dài đến ngày họp thượng đỉnh của nghị hội Thượng Đỉnh Á Châu Thái Bình Dương (APEC) tại Hà Nội  vào tháng 11 năm nay.

 

Hiện nay, Việt Nam đang có chương trình cải tổ  đáng kể, được xem là nước phát triển nhất  vùng Đông Nam Á. Tổng sản lượng quốc gia tăng 50% trong năm 2001, nhiều hàng xuất cảng sang Hoa Kỳ  Riêng năm 2005, số lượng xuất cảng  gia tăng thêm 21%, tương đương với 2.1 tỷ Mỹ Kim. 

 

Ông Bob Mayer, một chuyên viên về kinh tế của Quốc hội  đưa ra nhận xét,  với đà phát triển này, Việt Namcần phải mất 1, 2 thập niên nữa mới theo kịp nền kinh tế của Thái lan hiện nay. Ông nói thêm, nếu tình trạng tham nhũng ồ ạt  tại Việt Namkhông được chặn đứng, tiến trình phát triển kinh tế của Việt nam còn trì trệ lâu hơn.

 

Việc trở thành hội viên WTO sẽ giúp Việt nam phát triển mạnh về kinh tế lạc hậu, có thể tiến kịp đà phát triển với các nước láng giềng. Hậu quả này sẽ đòi hỏi Việt nam phải sửa đổi  hệ thống kinh tế định hướng và nền chính trị độc đoán, chỉ huy tập quyền trong thập niên sắp đến.

 

Trong những nguồn tin phổ biến tại Việt Nam, chính quyền Hà Nội đã không đả động đến những nhượng bộ lớn lao để được Hoa Kỳ chấp nhận vào Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế.

 

- Về Sản Phẩm Kỹ Nghệ:  Việt Nam đã nhượng bộ, giảm thuế xuống 15% hay thấp hơn cho gần 94% các loại hàng hóa từ Hoa Kỳ nhập cảng vào Việt Nam. Riêng đối với  các dụng cụ xây cất, dược phẩm, hàng không, Việt nam phải áp dụng ngay nhượng bộ  mức độ thuế  khóa chỉ còn 5% hay  hoàn toàn miễn thuế.

 

- Về Nông Phẩm như bông vải, ngô, thịt bò, heo, gà, các loại thịt khác, trái cây, đậu  của Hoa Kỳ cũng chỉ được đánh thuế dưới 15%. Ngoài ra, Việt Namphải thiết lập các hệ thống kiểm phẩm đúng tiêu chuẩn của WTO và  Hoa kỳ có quyền   sự giám sát các hệ thống này.

 

- Về Dịch Vụ: như hệ thống viễn liên, điện thoại,  tài chánh, năng lượng, Việt Nam phải  mở rộng thị trường cho kỹ nghệ Hoa Kỳ được tự do cạnh tranh  tại đâỵ

 

Nếu trở thành hội viên Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế, Việt Namsẽ phải thi hành, tôn trọng luật lệ của tổ chức.

 

- Trường hợp có sự tranh chấp, Hoa kỳ sẽ  xử dụng luật lệ của WTO cho phép.

 

- Chính quyền Việt nam phải  chấm đứt vai trò độc quyền về xuất nhập cảng hàng hoá, giảm thiểu vai trò quản trị, can thiệp vào vác cơ sở kỹ nghệ tại  đây.  Các công kỹ nghệ Hoa kỳ có quyền cung cấp những sản phảm,  dịch vụ, đấu thầu cho mọi cơ sở thuộc quyền quản trị của nhà nước một cách công bằng. Hiện nay Việt Nam đang tài trợ hơn 4 tỉ  Mỹ kim các kỹ nghệ may mặc để xuất cảng vào Hoa Kỳ đã gây nên tình trạng bán phá giá, làm tổn thương đến kỹ nghệ sản xuất tại Hoa Kỳ

 

 - Bảo vệ tác quyền: Việt Namcần mau chóng đưa ra luật lên bảo vệ tác quyền về sác sản phẩm trí tuệ.  Hoa Kỳ sẽ làm việc trực tiếp với Việt nam về vấn đề này để bảo đảm luật lê bảo vệ tác quyền phải được áp dụng nghiêm chỉnh.

 

Dư luận hải ngoại rất quan tâm về chính sách một chiều hiện trong vấn đề trao đổi văn hoá phẩm giữa  có cộng đồng  Việt hải ngoại và Việt nam. Hiện nay, Hà nội độc quyền xuất cảng tất cả văn hoá phẩm sang Hoa Kỳ. Trong khi đó  các nhà kinh doanh Việt tại hải ngoại không có quyền gửi sản phẩm của họ về bán tại Việt Nam. Vấn đề này đã được ông Bisbee cho biết   Ủy ban thương thuyết của Cơ quan Mậu Dịch Hoa Kỳ sẽ thảo luận vấn đề này trong tương lai với Việt Nam.

 

“Nếu có giao thương mậu dịch giữa Việt-Mỹ, phải hai chiều,  các tổ chức sản xuất  và phổ biến văn hoá phẩm của người Mỹ gốc Việt phải được đối đãi công bằng.” Dân biểu Văn nói.

 

Ông Văn cho biết thêm, thỏa hiệp mậu dịch này mới chỉ là bước đầu đi đến WTO. Hiệp ước này cần được Quốc hội  chấp thuận trước khi đem ra thi hành và ông sẽ  vận động với  những đồng minh chính trị tại Hoa Thịnh Đốn để bảo đảm Việt Namkhông ở vị trí độc quyền trong chính sách xuất nhập cảng văn hoá phẩm giữa hai quốc gia.

 

Trong  khi có mặt tại quốc hội, Dân Biểu Văn đã đón nhận được sự hậu thuẫn của các dân biểu  Gary Miller (R, Diamond Bar CA), Lincoln Diaz-Bart (R, Florida), Mario Diaz-Balart (R, Miami, FL),  Ken Galvert (R, Riverside, CA), Darell Issa (R, San Clemente, CA), Dana Rohrabacher (R, Hungtington Beach, CA) và  Ed Royce (R, Fullerton, CA).

 

Dân Biểu Văn sẽ bàn thảo thêm với các giới liên hệ đến văn hoá phẩm như sách báo, văn nghệ, nhà xuất bản nhiều nơi có đông người Việt sinh sống để có những nỗ lực chung bảo đảm quyền lợi của công thương mại Việt tại Hoa Kỳ không bị bỏ quên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.