Hôm nay,  

Tưởng Niệm Bà Tùng Long Nhà Văn, Nhà Giáo Gương Mẫu

10/05/200600:00:00(Xem: 3132)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Gs Trần lam Giang nói về nhà văn Tùng Long: "một nội tướng gia đình trọn vẹn đạo đức gia đình căn bản, với ngòi bút đóng góp hạnh phúc chung của xã hội".

Hai nhóm chữ "Gỡ rối tơ lòng" và "tâm tình cởi mở" từng được nhà văn Tùng Long đặt tên cho mục giải đáp thắc mắc về tình yêu và hôn nhân trên nhiều tờ nhật báo Saigon hồi nửa thế kỷ trước thu hút hàng triệu độc giả dạo ấy, vừa được một số văn nghệ sĩ Quận Cam nhắc lại như một minh chứng cho nhân cách trung hậu của người nữ văn sĩ vừa qua đời này.

 

Họ qui tụ lối một trăm người tại Thư Viện Việt Nam (trên lầu khu chợ Người Việt đường Euclid) hồi trưa Thứ Bảy 6-5, làm lễ tưởng niệm, kể lại những chặng đường nhà văn quá cố từng kinh qua "với hai vai vừa nặng gánh nuôi chồng và 9 con nên người, vừa tham gia hoạt động giáo dục-xã hội, vừa dùng ngòi bút viết hơn 60 tiểu thuyết và 50 chuyện ngắn xây dựng hạnh phúc gia đình, góp ý giải quyết các va chạm trong tình yêu lứa đôi", theo như nhận xét hoặc các lời phát biểu của ký giả Trọng Minh, nhà báo Du Miên, nhà thơ Trần Lam Giang, nhà giáo lão thành Phan Ngô, ông Đặng Khuê thay mặt các môn sinh cũ,..v.v.

 

Di ảnh nữ văn sĩ Tùng Long được đặt giữa hai câu thơ đối: Lòng con đòi đoạn muôn thuở vạn kiếp khôn nguôi, Nghĩa mẹ minh mông bốn biển năm hồ khó sánh". Bên cạnh, một bình hoa lai ơn màu đỏ, cùng giỏ hoa lan đề tên Nam Hà và một bình hoa tu-líp trắng. Cách đo vài bước, nhà báo Du Miên và giáo sư Trần lam Giang đứng lên nói về tiểu sử của nhà văn nữ TÙNG LONG  Lê thị Bạch Vân: "Nhà giáo Tùng Long sống với làng báo Saigon suốt 29 năm, không chỉ viết tiểu thuyết, mà còn viết chuyện cổ tích, chuyện ngắn, mẹo vặt, và phụ trách mục Gỡ Rối Tơ Lòng. Lần đầu tiên, bà đã đưa mục cố vấn hôn nhân, hạnh phúc gia đình vào làng báo Việt ngữ Saigon, dần dà trở thành thần tượng của độc giả và của những môn sinh từng được bà dạy học. Với những hoạt động giáo dục và văn học, xã hội, bà đã chứng tỏ là một bậc nữ lưu cao quí, một người viết văn viết báo lương thiện, tư cách, là tấm gương để chúng tôi noi theo. Cho đến ngày nay, bà Tùng Long vẫn là mẫu mực cho những người làm báo chúng tôi !"

 

Ông Đặng Khuê thay mặt cho lớp môn sinh cô giáo Bạch Vân sau khi thưa gửi đôi câu chân tình trước di ảnh cô giáo cũ, cho biết ông cùng cố nhạc sĩ Trầm tử Thiêng từng là học trò của nhà giáo nhà văn Tùng Long, luôn luôn nhớ hình ảnh trung hậu, dáng khoan thai của cô giáo. "Bà vợ nhà thơ Tú Xương được ca tụng đã nuôi nấng 5 con với một chồng, còn cô giáo tôi nuôi tới 9 con bằng nghề dạy học và viết văn viết báo".  Còn giáo sư Phan Ngô nói với giọng rưng rưng giọt lệ: "Cho tôi góp một giọt nước mắt tưởng nhớ bà chị, người đàn bà vừa lo đảm đang việc chồng con, vừa đóng góp nhiều cho xã hội. Nếu phụ nữ VN ai cũng được như nhà giáo Tùng Long thì quí biết bao nhiêu!"

 

Hai người con của nhà văn Tùng Long có mặt trong buổi tưởng niệm: nhà thơ Nguyễn đức Trạch và nhà văn Nguyễn đức Lập. Ông Trạch với giọng nói như thể chực khóc, đã nhắc đến người mẹ Tùng Long , rồi ông ngâm vài bài thơ ru con mà ông còn thuộc làu. Đấy là những bài thơ của thân phụ ông (nhà thơ Hồng Tiêu) sáng tác, và được  thân mẫu hát ru những người em của ông đến nay ông vẫn nhớ nằm lòng.

 

Trong những người đến dự lễ tưởng niệm, có ông bà giáo sư tiến sĩ Nguyễn thanh Liêm, nhà văn Bùi Bảo Trúc, ký giả Trọng Minh. Tác giả bộ sách Vẻ Vang Dân Việt  này từng làm chung tờ Saigon Mới với bà Tùng Long, đưa nhận xét: "Ở nơi bà Tùng Long, thể hiện một vai trò người phụ nữ VN tuyệt vời! Trong gia đình, luôn luôn vui vẻ cung phụng chồng dẫu gặp tình huống khó khăn về sự đi lầm đường của chồng, nuôi nấng chu toàn đàn con 9 người. Về văn chương, bà viết truyện luôn luôn có hậu, kết luận bao giờ cũng hướng tới hạnh phúc, đoàn tụ gia đình. Với mục Gỡ Rối Tơ Lòng, bà đã xây dựng lại những mối tình trắc trở sống thực, có thực".

 

Theo các lời giới thiệu, nữ văn sĩ Tùng Long Lê thị Bạch Vân sinh năm 1915 tại Đà Nẵng và vừa qua đời cách đây hai tuần lễ. Bà từng dạy học môn Việt Văn và Pháp văn ở tỉnh Quảng Ngãi cho đến <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Saigonnhư các trường Les Lauries, Tân Thịnh, Đat Đức,...

 

Người nữ văn sĩ coi chuyện viết văn, giải đáp tâm tình chỉ là một việc làm phụ, kiếm thêm tiền nuôi gia đình. Nhà báo Vương trùng Dương thuật lại lời bà Tùng Long nói với nhà báo Trần Quân hồi năm 1961: "Tôi sẽ ngừng viết văn khi các con tôi trưởng thành". Và vẫn theo lời kể, lúc người con gái út tốt nghiệp đại học hồi 1972, bà Tùng Long đã giữ lời hứa, ngưng viết hẳn.

 

Tuy ngừng viết từ 36 năm qua, nhưng với lễ tưởng niệm cùng những lời đánh giá được đưa ra, cho thấy trong giòng văn học hợp lưu từ nhiều nguồn suối sáng tạo của văn nhân Miền Nam VN thời chiến chinh, tác phẩm của bà là một ngọn thủy lưu mang phù sa phục vụ đại chúng mà phần lớn là giới nữ. Trong hơn 60 tiểu thuyết, đã có 16 cuốn được tái bản sau 1975 đến nay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.